intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây Bông Vải Trên Đất Tây Nguyên

Chia sẻ: Lotus_2 Lotus_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình. Ngay lập tức, chính sách, cơ chế hỗ trợ nông dân được ban hành. Cho đến thời điểm này, dù cây bông vẫn còn gian nan trên hành trình tìm lại vị thế nhưng dẫu sao một tương lai mới cũng đã được nhìn thấy từ cuối đường hầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây Bông Vải Trên Đất Tây Nguyên

  1. Cây Bông Vải Trên Đất Tây Nguyên Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình. Ngay lập tức, chính sách, cơ chế hỗ trợ nông dân được ban hành. Cho đến thời điểm này, dù cây bông vẫn còn gian nan trên hành trình tìm lại vị thế nhưng dẫu sao một tương lai mới cũng đã được nhìn thấy từ cuối đường hầm. Dấu hiệu khả quan Một thời gian dài, nông dân phải tự loay hoay trong bài toán tìm đầu ra cho cây bông vải, mối liên kết lỏng lẻo, hời hợt giữa doanh nghiệp và nông dân
  2. đã khiến cây bông vải có cái kết thật buồn trên đất Tây Nguyên. Diện tích giả m sút, nông dân không còn mặn mà với cây bông vải, trong khi nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may lại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu. Rất may, cuối cùng Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên cũng đã có những quyết sách đúng và kịp thời cho việc khôi phục diện tích cây bông vải. Theo đó, Công ty đã ký hợp đồng với nông dân hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk gieo trồng hơn 2.700ha cây bông vải, tăng gần 2.500ha so với năm 2008. Trước những tín hiệu khả quan về diện tích cây bông trong vụ mùa năm nay, Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên đang lên kế hoạch mở rộng vùng trồng bông vải ở hai tỉnh này lên 19.000ha vào năm 2020. Để khuyến khích nông dân trồng bông, Công ty hỗ trợ 100% hạt giống, ứng trước một phần chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua cùng một giá cho cả bông loại 1 và loại 2 là 9.000 đồng/kg. Với chính sách này, người trồng có thể thu trên 15 triệu đồng/ha/vụ (3-4 tháng). Ngoài ra, Công ty còn tập huấn, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây bông đúng quy trình kỹ thuật. Cư Jút được coi là “vựa” bông của tỉnh Đắk Nông, thời điểm năm 2002, huyện này có tới 6.000ha bông. Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, cây bông vải ở Cư Jút gần như lụi tàn khi diện tích năm 2008 chỉ còn 45ha.
  3. Cơ chế quản lý của ngành bông còn lỏng lẻo, tạo cơ hội cho các đại lý thu mua bông ép giá người trồng, cộng thêm giá bông cứ “dậm chân tại chỗ” khiến nông dân nản mặc dù điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở Cư Jút rất thuận lợi cho cây bông phát triển (năng suất bông bình quân ở địa phương này khá cao, 18-20 tạ/ha). Và sau giai đoạn thoái trào, khi người nông dân được hưởng những cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý hơn, cây bông vải đã bắt đầu tìm về với đất này. Trong vụ thu đông 2009, toàn huyện Cư Jút đã có trên 800 hộ đăng ký trồng bông với diện tích gần 500ha. Rõ ràng, khi quyền lợi của người nông dân được đảm bảo, doanh nghiệp chia sẻ bớt khó khăn với họ thì việc vực dậy cây bông không quá khó. Nhưng để phát triển ngành bông vải bền vững thì còn nhiều việc phải làm. Cần chính sách dài hơi Theo đánh giá, Tây Nguyên có đủ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để xây dựng vùng chuyên canh cây bông vải rộng lớn. Điều này càng hợp lý và cần thiết hơn khi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có ngành dệt may phát triển, với kim ngạch xuất khẩu luôn đứng trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chỉ có điều dù giá trị kim ngạch xuất khẩu cao
  4. nhưng giá trị gia tăng của ngành không lớn vì nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, chúng ta có đủ điều kiện để phát triển cây bông vải, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt may thì nó lại bị lụi tàn vì những lý do không hề mới. Và bây giờ, dù đã có những dấu hiệu tích cực hơn nhưng vẫn chưa thể khẳng định đã đảm bảo một tương lai vững chắc cho cây bông vải khi những nghịch lý của ngành chưa được giải quyết triệt để. Hiện các địa phương ở Tây Nguyên đang tiến hành quy hoạch lại các vùng trồng bông, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến diện tích bông tăng đột biến trong thời gian qua là do người trồng bông được Chính phủ hỗ trợ toàn bộ giống. ước tính, mỗi hecta bông mất 5kg hạt giống, với giá 130.000 đồng/kg, người dân được hỗ trợ 750.000 đồng/ha, chính vì vậy mà bà con đã quay trở lại với cây bông. Nhiều ý kiến cho rằng, để vùng chuyên canh bông vải phát triển bền vững, tạo điều kiện tăng giá trị cho ngành dệt may thì chính sách trợ giá đối với sản xuất bông rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng ban Phát triển cây bông của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): “Nhiều nước trên thế giới vẫn đang trợ giá đối với sản xuất bông, vì tuy giá bông xơ không ổn
  5. định, hiệu quả kinh tế mang lại không cao nếu đứng một mình, nhưng trong chuỗi giá trị sản xuất ngành dệt may thì chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ mang lại giá trị gia tăng rất cao”. Bên cạnh đó, việc cải thiện chất lượng giống cũng rất quan trọng. ông Nguyễn Văn Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Muốn cây bông phát triển bền vững thì không có con đường nào khác là chúng ta phải có bộ giống bông năng suất cao (năng suất bông tại Đắk Lắk hiện mới đạt 1,2 tấn/ha) và giá bông nguyên liệu cũng phải tăng tương xứng”. Suy cho cùng, mọi con đường phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến đều phải bắt nguồn từ sự chia sẻ lợi ích, khó khăn giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ bài học cây bông vải trên đất Tây Nguyên thấy, khi lợi ích được hài hòa, quyền lợi nông dân được đảm bảo, chúng ta sẽ phát triển được nhiều vùng chuyên canh rộng lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, nếu biết cách liên kết, khai thác, sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn, không chỉ có nội tại ngành nông nghiệp mà còn cho nhiều lĩnh vực khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0