intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂY CAM QUÝTYÊU CẦU SINH THÁI

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

68
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°c-39ºc,thích hợp nhất từ 23-29ºc,ngừng sinh trưởng dưới 13ºc và chết -5ºc. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái.Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm,vị ngọt,nhưng vỏ có màu sắc không đẹp. -Ánh sáng : Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam) -Vũ lượng : Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂY CAM QUÝTYÊU CẦU SINH THÁI

  1. CÂY CAM QUÝT YÊU CẦU SINH THÁI -Nhiệt độ : Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°c-39ºc,thích hợp nhất từ 23-29ºc,ngừng sinh trưởng dưới 13ºc và chết -5ºc. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái.Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm,vị ngọt,nhưng vỏ có màu sắc không đẹp. -Ánh sáng : Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam) -Vũ lượng : Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm. -Đất đai : Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m.Đất thịt pha,thong thoáng,thoát nước tốt,màu mỡ,độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt. Một số giống trồng phổ biến
  2. Cam mật : Dạng trái tròn,vỏ dày 3-4mm,màu xanh đến xanh vàng,thịt trái vàng cam,ngọt đậm,khá nhiều nước.Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái ),trọng lượng trung bình 20g/trái. Cam sành : Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày,sần sùi,thịt trái màu cam,khá nhiều nước,ngon ngọt nhiều hạt(15 hạt/trái).Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái. Quýt tiều : Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu,khá dể bóc vỏ,thịt trái màu cam hoặc vàng cam,khá ráo nước,ngọt có pha vị chua,số hạt trên trái nhiều (12- 15 hạt/trái),trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái Quýt đường : Dạng trái tròn,vỏ mỏng,màu xanh đến xanh vàng,dễ bóc vỏ,thịt trái màu cam ngọt đậm,số hạt trên trái nhiều ( 7-11 hạt/trái ). Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái Phương pháp nhân giống Có 2 phương pháp thường áp dụng : Chiết cành : Chọn cây Mẹ có năng suất cao,ổn định,không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp ( quan sát bằng mắt ). Chọn cành bánh tẻ ( không già không non ),sinh trưởng tốt,vị trì ở ngoài trảng. Ghép mắt:
  3. + Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được.Gốc ghép phải mọc thẳng,không dị dạng và sâu bệnh ( hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật,cam 3 lá ,volkameriana,citrange carrizo,quýt cleopatra…) +Chọn nhánh ghép : Chọn cây mẹ tốt,tương đối sạch bệnh,chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép,chú ý không để mắt ghép bị dơ,dập bể. Hiện nay cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên.Tuy nhiên một so bệnh như:Tristeza,greening,virus đều lây lan qua mắt ghép,cành chiết.Vì vậy để cây giống được sạch bệnh và khõe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng ( shoot tip-grafting): -Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác,trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng. Do đó vi ghép có ưu điểm như sau: -Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh. Kỷ thuật trồng và chăm sóc -Thời vụ trồng :Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa ( nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
  4. -Khoảng cách trồng : Cây cam nên trồng khoảng cách 3mx4m;quýt 4mx4m,4mx5m. -Đắp mô trồng : Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng,đất bãi bồi ven sông,mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60- 80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu,phân chuồng hoai mục vào mô,xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng. - Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm…hoặc trồng giữa liếp như cóc,so đũa…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa,xoài,vông..để hạn chế sự thiệt hại do gió bão,cũng như sự lây lang của côn trùng,mầm bệnh. -Tủ gốc giữ ẩm : Đa so rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quyt mọc cạn,nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao,ảnh hưởng đến bộ rễ,do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm),biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển,khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp,đậu,khoai). -Mực nước trong mương : Cam quýt rất mẫn cảm với nước,vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rữa phèn và tích tụ phù sa. -Vét bùn, bồi liếp : Khi cây trưởng thành,hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác. -Xiết nước : Hiện nay ,ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều,cam sành,chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn,tuy nhiên
  5. có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt,chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày. + Ưu điểm của xiết nước : Cây ra hoa đồng loạt,thuận lợi trong việc chăm sóc,bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao. + Nhược điểm : Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước,cây mau già cổi. -Phân bón : Khi cây cam quýt còn tơ (năm I,II ) có thể dùng Urê pha nước để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh,khoảng 3 tháng tưới một lần Bảng khuyến cáo bón phân cho cam quýt Năm Urêa Super Lân KCl Tuổi (g/cây/năm) (g/cây/năm) (g/cây/năm) 200 500 50 450 1000 170 900 1500 250
  6. -Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho quýt tiều trên những vườn thâm canh cao : từ 400-900g N,200-460 g P2O5 ,100-200g K2O/cây/năm theo tỷ lệ N:P2O5 : K2O = 3 :! : 0,2. Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho cam sành trên những vườn thâm canh cao : 380-680 gam N+150-400 gam P2O5 + 100-150 gam K2O /cây/năm. Dạng phân sử dụng : N nên sử dụng ở dạng phân Urê,phân Super Lân nên bón sau thu hoạch,các dạng phân có chứa lân khác ( DAP,NPK ) nên bón vào giai đoạn nuôi quả. -Phân chuồng : 5-20 kg/gốc/năm. Đối với cây trưởng thành,ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau : + Sau thu hoạch ( bón phục hồi ) 1/5 N + 2/5P + hữu cơ + Sau khi xiết nước ( tưới trở lại)1/5 N + 1/5 P + 1/5 K + Sau khi quả đậu 1/5 N + 1/5 P + 1/5 K + Giai đoạn phát triển nhanh (*) 2/5 N + 1/5 P + Một tháng trước thu hoạch 3/5 K
  7. (*) Giai đoạn nuôi quả,ngoài ¼ lượng đạm còn lại,thì lượng phân nên cung cấp tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả,và chia làm nhiều lần bón,kết hợp với phân bón lá,chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn nầy. Tóm lại : Liều lượng phân bón tùy theo loại đất,giống ,giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây thích hợp. Cách bón : Dựa theo high chiếu của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh gốc sâu 10-20cm,rộng 20-30cm,cho phân vào,lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đât xung quanh cây theo hình chiếu của tán,và phải cách gốc 50 cm.Hoặc có thể rải phân thẵng lên mặt liếp,tốt nhất là tưới đẩm liếp trước,sau đó mới bón phân. Có thể dùng phân tôm.,phân cá.,phân dơi để tưới hoặc bón cho cây cam quýt,hoặc dùng một số loại phân bón lá phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh,mỗi lần phun cách nhau 15 ngày. Xử lý phòng ngừa sâu bệnh : -Hàng năm nên quét vôi,xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt tiều. -Tránh tưới nước,bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc. -Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái.
  8. -Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ cam quýt(nhất là trong mùa mưa có độ cao) nên dùng Zineb rải gốc,trung bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5 ÂL và tháng 9 ÂL. -Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời loại bỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2