intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây mía trên vùng đất Tây Ninh

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

386
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tây Ninh hiện có 3 nhà máy chế biến tương đối hiện đại với tổng công suất 12.500tấn mía cây /ngày, nếu để có đủ mía chế biến rải đều cho cả vụ (7 tháng), phải đáp ứng khoảng 2.620.000 tấn mía cây/năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây mía trên vùng đất Tây Ninh

  1. Cây mía trên vùng đất Tây Ninh Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tây Ninh hiện có 3 nhà máy chế biến tương đối hiện đại với tổng công suất 12.500tấn mía cây /ngày, nếu để có đủ mía chế biến rải đều cho cả vụ (7 tháng), phải đáp ứng khoảng 2.620.000 tấn mía cây/năm. Hiện tại năng suất mía bình quân toàn tỉnh còn thấp, do đó cần có những tác động kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mía (từ 50tấn/ha lên 80- 100tấn/ha), đây cũng là một trong những giải pháp tăng hiệu quả sử dụng đất. Những yếu tố tác động tích cực quyết định đến năng suất và chất lượng mía bao gồm: Giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG MÍA CỦA TỈNH TÂY NINH 1-Vùng đất cao: Hầu hết là đất xám trên nền phù sa cổ, chủ yếu là cát pha. Vùng đất rẫy mới khai hoang, hàm lượng mùn còn cao do đó đất tương đối màu mỡ, vùng đã canh tác lâu năm, đất thường bạc màu, nghèo dinh dưỡng, giữ nước, giữ phân kém. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào nước trời do đó cần chọn những giống có khả năng chịu hạn khá (điển hình là các xã phía Bắc của huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu) 2-Vùng đất thấp: Vùng đất trước đây thường làm 2 vụ/năm (lúa màu), do hiệu quả thấp nên tỉnh đã có chủ trương chuyển sang trồng mía. Vùng đất này cũng thuộc dạng đất xám có nguồn gốc phù sa cổ, cát pha, thường có độ màu mỡ khá hơn. Đặc điểm vùng đất thấp thường bị ngập úng vào mùa mưa, do đó đối với mía trồng vùng này cần phải có hệ thống kênh thóat nước tốt và phải chọn những giống có khả năng chịu úng khá. (Điển hình là khu vực xã Trà Vong, Mỏ Công - Tân Biên, Tân Hưng, Tân Phú - Tân Châu, Xã Phan - Dương Minh Châu)
  2. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC GIỐNG MÍA VÀ CƠ CẤU GIỐNG CHO CÁC VÙNG TRỒNG MÍA 1/- Đặc điểm chính của một số giống mía hiện trồng ở Tây Ninh *Giống K84-200: Thân to, mọc thẳng, nẩy mầm chậm, tỷ lệ mọc mầm khá, thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, nhanh khi bắt đầu phân lóng, tỷ lệ cây hữu hiệu cao, chịu phèn, chịu ngập tốt, chống đổ ngã, tái sinh gốc tốt, ít nhiễm sâu đục thân, trỗ cờ ít, chín trung bình muộn. Trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt trên 100tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%. *Giống ROC16: Thân to trung bình, nẩy mầm nhanh và tập trung, sức đẻ nhánh khá, chồi hữu hiệu cao, tái sinh kém ở mùa gốc. Tốc độ vươn lóng nhanh, thân to vừa phải, thẳng đứng, không rỗng ruột, chống đổ tốt, ít trỗ cờ. Giống chín sớm (10-11 tháng), năng suất trong điều kiện thâm canh đạt từ 80 -100 tấn/ha, chữ đường CCS 12-14%. ít nhiễm sâu đục thân, kháng bệnh khảm và bệnh phấn trắng nhưng nhiễm bệnh than đen, bệnh rượu. Đây là giống mía chín sớm, chữ đường cao, các đơn vị sản xuất giống cần áp dụng sản xuất hom giống sạch để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. *GiốngR570: Thân to, mầm mọc mạnh, tập trung, sinh trưởng thời kỳ đầu chậm, nhanh trong giai đoạn vươn lóng, ít trỗ cờ, tái sinh gốc tốt. có khả năng kháng bệnh than và ít nhiễm sâu đục thân. Đây là giống chín trung bình (12-13 tháng) , trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt trên 100tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%. *Giống VN84-4137: Thân cây to trung bình, phát triển thẳng, mọc mầm sớm và tập trung, tỷ lệ mọc mầm cao, đẻ nhánh mạnh nhưng có hiện tượng đẻ nhánh lai rai ở giai đoạn vươn lóng, mật độ cây hữu hiệu cao, khả năng chịu hạn chịu phèn tốt; ít bị sâu hại
  3. (có khả năng nhiễm sâu đục thân 5 vạch giai đoạn đẻ nhánh), kháng bệnh khá, khả năng tái sinh tốt, thích ứng rộng, chịu thâm canh, ít trỗ cờ. Trong điều kiện thâm canh, năng suất đạt 80-100tấn/ha. Mía chín rất sớm, chữ đường CCS 10-11%. Lưu ý: Mẫn cảm với ẩm độ. trồng vụ Đông Xuân phải tiến hành xới xáo ngay sau những trận mưa to cuối vụ, vụ hè thu cần có hệ thống thoát nước tốt và không lấp hom sâu. *Giống VN84-422: Thân to trung bình, nảy mầm nhanh, tập trung, đẻ nhánh mạnh, vươn lóng nhanh, ít đổ ngã. Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, không trỗ cờ, tái sinh và lưu gốc tốt. Là giống chín sớm, hàm lượng đường cao CCS >12, có thể ép đầu vụ. *Giống mía VN85-1427: Thân to trung bình, đẻ nhánh mạnh, giai đoạn đầu vươn lóng chậm nhưng giai đoạn sau nhanh hơn; khả năng tái sinh gốc tốt, tỷ lệ trỗ cờ thấp ( dưới 5%), thờI gian chín trung bình, năng suất cao tên dướI 100tấn/ha, chữ đường CCS >10 2/-Cơ cấu giống cho các vùng trồng mía: Căn cứ vào đặc tính của các giống mía nêu trên có thể xây dựng cơ cấu giống mía tương đối phù hợp cho các vùng đât trồng mía như sau: Vùng đất cao: Có thể chọn những giống tương đối chịu hạn như: VN84- 4137, R570 Vùng đất thấp: Có thể chọn các giống K84-200( trồng vụ Đong – Xuân), R570 ( Trồng vụ Đông – Xuân và Hè – Thu) KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1/-Thời vụ: Ở Tây ninh có 2 vụ trồng chính: a-Vụ Đông - Xuân (cuối mùa mưa) thường trồng vào khoảng tháng 11-12 dl, thu hoạch vào khoảng tháng 10-12 năm sau (đối với vùng đất không có điều kiện tưới). Đối vùng có điều kiên tưới thời vụ trồng có thể kéo dài đến tháng 1,2
  4. dl. Vụ này mía có thời gian sinh trưởng dài nên năng suất thường cao. (đầu mùa mưa): Thường trồng vào khoảng tháng 4, 5, 6 dl, thu hoạch vào khoảng tháng 3, 4, 5 dl năm sau. Vụ này có thời gian sinh trưởng ngắn nên năng suất thường thấp hơn. Thời gian sinh Thời Thời gian Điều Thời trưởng gian chuẩn kiện gian trồng thu hoạch bị đất trồng và phát triển Từ Từ Tháng 11- Khoảng Có tháng 10- tháng 1-2 1 ROC16, VN84- 11-12 tháng tưới 1dương lịch dương lịch 422 Tháng 1-2 Từ Từ K84-200 15/11 – Khoảng Không tháng 9 – 11 Tháng 2-4 15/12 11-12 tháng tưới dương lịch R570 dương lịch b-Vụ Hè - Thu Thời gian Thời gian mía sinh trưởng Thời Thời gian chuẩn bị gian trồng thu hoạch và phát đấ t triển Thời gian Tháng 2-4: Tháng 11 Tháng sinh trưởng và ROC16, VN84-422 đến tháng 3-4 5 -6 phát triển Tháng 4-5:
  5. khoảng 5-6 tháng R570, VN84-4137 2/-Làm đất: Mía là cây hàng năm, (mỗi năm thu hoạch một lần) nhưng chu kỳ kinh tế ( số năm lưu gốc) có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm, nếu chăm sóc tốt và giống tái sinh tốt. Do vậy làm đất yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật, về độ sâu và tơi xốp để rễ mía ăn sâu và thuận lợi cho mía đẻ nhánh. +Yêu cầu: Nên cày đạt độ sâu từ 25-30cm. Trong điều kiện hiện tại có thể cày phá lâm và 7 chảo xen kẽ ( 2 lần cày phá lâm, 3 lần cày 7 (đối với đất mới) hoặc 1 phá lâm, 2 lần 7 chảo(đối với đất thuộc), hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng cày lần trước để tránh bị lỏi sót. +Rạch hàng với khoảng cách từ 0,9-1,1m nếu chăm sóc thủ công (cày chăm sóc bằng trâu bò).. Chăm sóc bằng máy, có thể nâng khoảng cách hàng rộng hơn, tuỳ vào điều kiện cụ thể. Độ sâu rạch hàng phụ thuộc vào vụ trồng: Vụ Đông - Xuân cần lấp đất sâu để hom không bị khô, độ sâu rạch hàng yêu cầu khoảng 25-30 cm.. Vụ Hè - Thu do mưa nhiều độ ẩm đất cao nếu trồng sâu dễ bị thối hom do đó yêu cầu rạch hàng sâu khoảng 20 cm. Có điều kiện thì rạch hàng sâu 25cm, bón phân, sau đó sả đất một bên rồi trồng, sau đó lấp đất bên kia. 3-Chuẩn bị giống: Giống được lấy từ những ruộng mía giống ở giai đoan 6-8 tháng tuổi, chọn cây tốt, không lẫn giống, không sâu bệnh. Mía giống chặt từ ruộng về cần được ủ cho nứt mầm, thời gian ủ khoảng 4-5 ngày ( nếu là vụ Đông Xuân). Vụ Hè thu không cần ủ, chỉ để khoảng 1-2 ngày, lột lá và đưa đi trồng. Ra hom mía, cần phải dùng dao bén, chặt mạnh 1 nhát, vết chặt vuông góc với cây mía, mỗi hom nên lấy khoảng 2-3 mắt. Hom giống đã chặt, cần trồng ngay trong ngày. Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng thuốc Benlate C. Cách xử lý: Đào hố ngay tại ruộng trồng, dùng nilon lót, đổ nước vào và sau đó quậy thuốc Benlate C. Liều lượng sử
  6. dụng 60g /100lit nước, có thể xử lý được từ 2000-4000hom, ngâm trong khoảng thời gian 15 phút vớt ra trồng. Chú ý: Khi vận chuyển hom phải xếp nhẹ nhàng, không được trèo và ngồi lên hom vì sẽ làm gẫy và dập mầm hom. Lượng hom giống tùy thuộc vào khoảng cách trồng ( mật độ trồng), nếu khoảng cách hàng 0,9-1,1m cần từ 35 - 40 ngàn hom/ha. (từ 6-10tấn hom/ha, vụ đông xuân 35-40 ngàn hom, vụ hè thu 30-35 ngàn hom, đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Ngoài ra mật độ trồng còn phụ thuộc vào đặc tính từng giống; Giống có đặc tính lá rủ hoặc lá mọc xiên. Lá xiên trồng dày, lá rủ trồng thưa, giống đẻ nhánh mạnh số cây hữu hiệu cao thì trồng thưa, đẻ nhánh yếu, số cây hữu hiệu thấp thì trồng dày.... Giống ROC16 khoảng cách hàng là 0,9m-1m, giống K84-200 khoảng cách hàng 1-1,1m, R570 khoảng cách hàng 1,1-1,2m. 4/-Cách trồng: Đặt hom mía sao cho 2 dãy mắt mầm nằm sang 2 bên để mầm mọc nhanh hơn. Có thể đặt hom theo kiểu nanh sấu, gối đầu hoặc đặt thành hàng nối đuôi nhau. Dùng cuốc lấp đất, độ sâu lấp hom khoảng 5-7 cm (đối với vụ Đông Xuân) và độ sâu lấp đất 3-5cm đối với vụ Hè Thu. Nên trồng tập trung vào buổi sáng từ 5 giờ sáng đế 12 giờ trưa, tốt nhất là rạch hàng đến đâu bón phân lót và trồng ngay để giữ được độ ẩm của đất. 5-Bón phân : *Vôi: Đối với đất trồng mía của tỉnh Tây ninh phần lớn là đất xám bạc màu, đất chua. để giảm độ chua cho đất, giúp mía sinh trưởng phát triển tốt, cần bón lượng vôi khoảng 1000 -1500kg/ha,( đối với đất mới trồng mía thì lượng vôi cần bón ít nhất là 1500kg). Bón lót toàn bộ vôi trước khi trồng khoảng từ 15-20 ngày, dùng loại vôi Nông nghiệp. (áp dụng cho cả mía trồng vụ Đông Xuân và Hè thu. Hoặc có thể dùng loại phân bón Đô-lô-mít với lượng 1000kg/ha.
  7. *Phân hữu cơ: Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất , làm cho đất thông thoáng, tơi xốp, giữ nước, giữ phân tốt, là môi trường tốt cho vi sinh vật có ích phát triển làm cho đất không bị chai cứng hoặc rời rạc, ngoài ra trong phân chuồng còn có một số nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cây trồng mà phân hóa học không có. Đất trồng mía của Tây ninh, phần lớn là đất bạc màu do đó muốn tăng năng suất mía và giữ mía mùa gốc lâu năm hơn thì không thể thiếu phân hữu cơ. Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng (phân trâu, bò, heo, gà), phân rác, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh...Komix (loại phân hữu cơ chế biến từ than bùn), các loại phân hữu cơ vi sinh chế biến từ bã bùn của các nhà máy đường Biên Hòa-Tây ninh, nhà máy đường Nước Trong. Nếu dùng phân chuồng, phân rác mục thì lượng bón từ 10-20 tấn/ha. Nếu dùng phân hữu cơ vi sinh của các nhà máy đường hoặc phân Komix của công ty Khai tác khoáng sản Tây ninh thì lượng bón từ 500-1000kg/ha. Có thể trồng xen canh hoặc luân canh mía với cây họ đậu. (đậu xanh, đậu đen, đậu phọng), sau khi thu hoạch đậu thì cày vùi cây làm phân bón cho mía. * Phân hoá học: Ngoài việc bón phân hữu cơ còn phải bón phân hóa học cho mía. Tỷ lệ N- P-K khuyến cáo dùng cho mía là 2 - 1,5 - 2,5 tùy theo đất tốt xấu có thể điều chỉnh lượng phân bón để đạt hiệu quả cao. Lượng phân trung bình 160 - 200 N , 120 - 150 P2O5, 200 - 250 K2O Trong sản xuất nông dân thường sử dụng phân hỗn hợp, có thể áp dụng theo các cách dưới đây: Cách 1: Dùng phân đơn chất gồm: 7 – 8,5 bao urê, 13-18,5 bao lân, 6,5 – 8,5 bao kali. Có thể dùng loại phân lân Văn điển hoặc phân lân con cò cải tạo đất. Cách 2: Nếu sử dụng phân hỗn hợp, có thể áp dụng theo một trong các cách sau đây: *Dùng 6 - 10 bao phân 16 - 16-8 + 5 –6 bao Urê + 9 –13 bao lân Văn Điển + 5 – 6,5 bao kali (KCl).
  8. *Dùng 6 bao 20 - 20 – 15 + 5 - 6 bao urê + 8-11bao lân Văn Điển + 5 – 6,5 bao kali (KCl). *Dùng phân DAP (18-46-0) 5- 6bao + urê +3,5 - 7 5 bao lân Văn Điển + kali (KCL) 6,5 –8,5 bao. *Dùng phân 12 - 7 - 19 + 10S + 2,5 (CaO + MgO) 12bao + 3,5 – 5,5 bao urê + 10 – 13,5 bao lân Văn Điển + 2 – 3 bao ka li Điều kiện đất xấu bạc màu, có thể tăng thêm lượng phân bón và căn cứ trên cơ sở tỷ lệ N-P-K nêu trên. Cách bón: Đối với mía tơ: *Vụ Hè thu và Đông xuân có tưới: Bón lót: toàn bộ lân và phân hữu cơ, 1/3 lượng đạm, 1/3 lượng kali. bón theo hàng mía đã rạch sẵn. Bón thúc lần 1: ( Khoảng 45 ngày tuổi), 1/3 lượng đạm, 1/3 lượng kali. bón phân kết hợp cày ra, vô để lấp phân đồng thời diệt cỏ, dùng cày bò vẹt hai bên hàng mía, sau đó để khoảng 5-7 ngày cho cỏ chết, bón phân và cày tấp vào gốc mía. Đối với mía tơ vì rễ mía còn nhỏ, ít nên cần chú ý cày cẩn thận tránh để trốc hom mía. Bón thúc lần 2: (Khoảng 75-90 ngày tuổi), 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, kết hợp cày làm cỏ và lấp phân. *Vụ Đông Xuân không tưới Bón lót toàn bộ phân lân và lượng phân hữu cơ, 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali. Bón thúc lần 1: (Sau một vài trận mưa đầu mùa (khoảng đầu tháng 4 hàng năm). 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
  9. Bón thúc lần 2: ( khoảng 1 tháng – 1,5 tháng sau lần bón thúc lần 1) 1/3 lượng phân đạm, 1/3 lượng phân kali Đối với mía gốc: Vùng mía có tưới: Sau khi thu hoạch xong, làm vệ sinh đồng ruộng, phúp gốc, sau đó cày vẹt hai bên hàng mía và bón phân thúc lần 1 bón 1/2 lượng phân đạm + toàn bộ lân +1/3 lượng phân kali Bón thúc lần 2 : sau lần 1 khoảng 30-45 ngày, 1/2 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali. Vùng mía không tưới: Đối với diện tích mía thu hoạch sớm, hoặc vùng đất thấp còn đủ ẩm thì sau khi thu hoạch, làm vệ sinh đồng ruộng, phúp gốc xong, cho cày vẹt hai bên hàng, bón phân và lấp ngay. Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân +1/2 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali Bón phân thúc lần 2 sau khi có cơn mưa đầu mùa đất đủ ẩm có thể cày ra và lấp phân được. 1/2 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali Đối với diện tích mía thu hoạch muộn đất không còn đủ ẩm thì phải đợi có mưa mới cày bón phân được. Bón phân thúc lần 1, sau khi có cơn mưa đầu mùa đất đủ ẩm có thể cày ra và lấp phân được. Bón toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/2 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali -Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần 1 khoảng 30-45 ngày, 1/2 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali. Ghi chú (2 lần bón thúc nên kết hợp với cày ra, vô và làm cỏ, vừa giảm được công làm cỏ vừa lấp phân, giảm thất thoát phân do rửa trôi hoặc bốc hơi).
  10. 5/-Làm cỏ: Làm cỏ kết hợp các lần cày bón phân. Đối với cây mía cần chú ý làm sạch cỏ giai đoạn đầu (từ khi mía mọc đến khi mía vươn lóng giao lá), sau đó chỉ cần làm cỏ bổ sung vì giai đoạn này mía đã lớn và lấn át cỏ dại. Sau khi trồng xong có thể phun một trong các loại thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm sau đây để diệt hạt cỏ: -Dual 720ND liều lượng 50cc/ bình 8 lít, 2 lít /ha. -Lasso 48 EC, liều dùng 55 – 70cc/ bình 8lit. Thời gian phun từ 1-3 ngày sau trồng , -Ametrex 80 BHN, liều lượng 50-60g/bình 8lit, khoảng 2,5-3lít/ ha. -Ansaron 80WP, liều lượng 30g/bình 8lít, liều lượng1,5kg/ha. Phun ngay sau khi cày ra, bón phân ,cày vô lần đầu cho mía gốc hoặc ngay sau khi bón phân, cày lấp cho mía tơ lần 1. (Tốt nhất là phun ngay sau trồng, cày lấp phân vì đất đang còn ẩm nên thuốc thấm đều xuống lớp đất dưới sẽ diệt cỏ hữu hiệu hơn đất khô) Sau khi trồng và khi cày bón phân thúc lần 1, do đã phun thuốc diệt mầm thì các giai đoạn sau cỏ sẽ mọc ít hơn nên có thể không cần dùng thuốc mà nên kết hợp cày , bón phân và làm cỏ bổ sung. Chỉ trong trường hợp nhiều cỏ, không có công lao động mới sử dụng thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm như Gramoxone liều dùng 50-60cc/bình 8 lít, khi phun cần có chụp che chắn không để thuốc tiếp xúc với phần xanh của cây mía. Không nên phun khi mía còn nhỏ, nên dùng khi mía đã cao khoảng 1,5m, phía dưới gốc không còn lá xanh. Chú ý: Các loại thuốc cỏ thường nhạy cảm đối với mía nên bà con nông dân cần cẩn thận trong việc chọn loại thuốc và cách sử dụng để trách bị thiệt hại 7/-Phòng trừ sâu bệnh: 7.1/-Sâu hại mía: Có nhiều loại sâu hại mía nhưng đối tượng gây hại đáng kể nhất ở Tây Ninh là sâu đục thân. Sâu đục thân mía bao gồm các loại sâu: Sâu
  11. hồng, sâu mình tím, sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu đục ngọn ( sâu đục thân mình trắng). *Những biểu hiện nhận biết khi có sâu đục thân trên ruộng mía: -Các bẹ lá có phân đùn ra, lột bẹ lá này sẽ lộ các lỗ sâu đục. -Mía sinh trưởng kém. -Cây mía có ngọn (đọt) héo trước, sau đó khô các lá dưới (riêng đối với sâu mình tím lá kế đọt héo trước trong khi đọt lá còn xanh) -Cây mía bị gãy ngang chỗ sâu đục. -Cây mía đâm chồi thân. *Tác hại của sâu đục thân: -Giảm năng suất và chữ đường; -Làm chết gốc, giảm số cây. *Phòng trừ tổng hợp: -Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng. -Dùng giống kháng: R570, K84-200, VN84-4137. -Không dùng hom có sâu bệnh. -Diệt cỏ dại kịp thời. -Bón phân cân đối. -Bóc lá: Bóc các lá già để phá bỏ nơi bướm đẻ trứng và diệt nhộng. Thường xuyên thăm đồng (7-10ngày/lần) để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác thường trên cây mía. Cần có biện pháp xử lý ngay những dấu hiệu sâu hại đầu tiên để hạn chế lây lan và phát triển. -Chặt bỏ các chồi mía bị sâu đem đốt -Luân canh các loại cây họ đậu với mía.
  12. -Biện pháp dùng thuốc hoá học chỉ áp dụng khi mía còn nhỏ. Cần phải thăm đồng thường xuyên và điều tra tỉ lệ cây hại để chặt bỏ cây bị hại và dùng thuốc Furadan 3H, Basudin 10H liều lượng dùng 50g thuốc / 10m tới rải cho những chỗ bị hại (dùng cuốc vẹt gốc ra rải thuốc sau đó lấp đất lại, khi rải thuốc nhớ mang bao tay, khẩu trang, đi ủng). 7.2-Phòng trừ bệnh: a-Một số bệnh mía phổ biến ở Tây Ninh: -Bệnh than đen (mía đực), tác nhân do nấm gây nên. Triệu chứng là cây mía không phát triển bình thường mà trông giống như cây sạy, trên ngọn có một roi màu đen thường gọi là roi than. Khi ngắn roi than thẳng, khi dài khoảng một mét thường cong xuống. bột đen bao trên roi than là các bào tử nấm gây bệnh. Các bào tử này sẽ phát tán khi có gió hoặc rơi xuống đất lây bệnh cho các cây mía khác và làm cho đất chứa mầm bệnh. -Bệnh rượu (bệnh thối đỏ), tác nhân do nấm gây nên. Triệu chứng đầu tiên thấy có một vài cây mía trong bụi bị héo khô lá, cây chết, khi nhổ cây mía lên rất dễ bị đứt ngay đốt nằm sát mặt đất. Khi chẻ dọc thân mía, thấy thịt mía có màu đỏ và gián đoạn bởi các đốm màu trắng nằm ngang, ngửi có mùi chua nhẹ và mùi rượu. -Bệnh xoắn cổ lá, tác nhân do nấm. Triệu chứng, các lá mía ở cổ lá bị xoăn, cây mía bị chựng lại không phát triển được. b-Biện pháp phòng trị: - Dùng giống ít nhiễm: *Phòng trị bệnh than: -Dùng giống ít nhiễm như K84-200, VN84- 4137 *Phòng bệnh rượu có thể sử dụng giống ít nhiễm R570, K84-200 *Phòng bệnh xoắn cổ lá sử dụng giống VN84-413, VN84-422 Các biện pháp phòng trừ chung cho các bệnh trên:
  13. -Dùng giống sạch bệnh. -Dùng hom giống sạch bệnh: sử dụng hom giống ở ruộng mía không có bệnh, khi trồng phải xử lý hom giống -Áp dụng các biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng , thoát nước ở những ruộng thấp. - Đối với bệnh than: Khi phát hiện thấy bụi mía có triệu chứng bệnh than thì bứng cả bụi đem ra ngoài ruộng đốt. Biện pháp này chỉ hữu hiệu khi tỷ lệ bụi mía nhiễm bệnh chiếm từ 1-5% trên ruộng và khi bào tử nấm chưa phát tán. -Chăm sóc mía khoẻ để tăng tính kháng bệnh bằng cách: +Bón phân với tỷ lệ N-P-K cân đối. +Diệt cỏ kịp thời để mía phát triển nhanh, khoẻ. -Bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất. -Luân canh mía với cây trồng khác (nên luân canh với cây họ đậu vừa có tác dụng giảm việc lây lan nguồn bệnh từ vụ này sang vụ khác vừa tăng cường nguồn hữu cơ cho đất). 8/-Tưới nước: Một trong những biện pháp làm tăng năng suất mía là do tưới đảm bảo đủ độ ẩm cho mía. Đất đủ độ ẩm làm cho phân bón dễ hoà tan trong đất, cây hấp thu dễ dàng hơn, lóng vươn dài và nhanh hơn, cây khoẻ mạnh, tăng sức chống chịu sâu bệnh. Mía sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất tăng và hiệu quả kinh tế tăng. Vì vậy ngoài những vùng có điều kiện t ưới theo hệ thống thuỷ lợi thì những nơi có khả năng đào hoặc khoan giếng được thì bà con nên đầu tư cho việc tưới mía sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 9/-Phòng chống ngập úng: Đối với mía trồng ở vùng đất thấp thường xảy ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Để giảm bớt thiệt hại do ngập úng, bà con nông dân cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống kênh tiêu úng cho ruộng mía. Xử lý cỏ kênh tiêu trước khi nước ngập kênh (Sử dụng thuốc cỏ nhóm Glyphosat)
  14. Kiểm tra khai thông các cống rãnh bị nghẹtDùng một số giống có khả năng chịu úng khá như: R570, K84-200. 10/-Phòng chống cháy: -Phát dọn sạch cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ để dọn sạch cỏ ở các bờ ranh và bờ lô vào những tháng gần thu hoạch (Có thể dùng thuốc diệt cỏ Nufarm, Round up, Ken up, Lyphoxim, Spark, Helosate... -Tổ chức người thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn và dập tắt điểm cháy ngay từ đầu. 11/-Thu hoạch: Tuỳ theo vụ trồng, thời gian sinh trưởng của từng giống mía, thời tiết và đặc điểm đất để xác định thời gian thu hoạch. 1-Nhóm chín sớm; Các giống ROC16, VN84-4137, Mía trồng vụ Đông Xuân trên chân đất cao thì thu hoạch vào đầu vụ chế biến (khoảng tháng 11, 12, 1 DL). Trồng vào vụ hè thu thì thu hoạch vào cuối vụ chế biến (3,4,5DL). 9.2-Nhóm chín trung bình và muộn: F156, R570, R579, K84-200 trồng vào vụ Đông Xuân thì thu hoạch vào giữa vụ chế biến (tháng 1,2,3 DL). Giống K84- 200, (giống K84-200 mặc dù là giống chín muộn nhưng có thể thu hoạch trong khoảng thời gian từ 11 -15 tháng tuổi). Cần lưu ý khi thu hoạch mía: -Thu hoạch đúng lúc mía chín (cây mía ngừng sinh trưởng, các đốt trên ngọn ngắn lại) -Dùng dao bén chặt sát gốc đến đỉnh mặt trăng ( lóng cuối cùng). vừa không làm thất thoát về năng suất vừa đỡ tốn công phúp gốc sau này. Vận chuyển mía về nơi chế biến càng sớm càng tốt, để mía lâu trên ruộng sẽ làm giảm chữ đường và năng suất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2