intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây muồng trâu chữa bệnh ngoài da và nhuận tràng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

160
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'cây muồng trâu chữa bệnh ngoài da và nhuận tràng', y tế - sức khoẻ, sức khỏe người cao tuổi phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây muồng trâu chữa bệnh ngoài da và nhuận tràng

  1. Cây muồng trâu chữa bệnh ngoài da và nhuận tràng Muồng trâu còn có tên khác là muồng xức lác, thuộc dạng cây thảo, cao khoảng 1,5m. Lá kép hình lông chim. Hoa to, chùm hoa dài cao, màu vàng cam. Quả đậu mang 2 cánh lớn 2 bên. Lá và hoa có mùi hôi. Cây muồng trâu có đặc tính là những cành lá mở ra vào buổi sáng và khép lại vào ban đêm. Cây được trồng và mọc lan rộng khắp nơi có thời tiết nóng. Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá, hoa, quả (vỏ quả và hạt). Trong Y học cổ truyền, muồng trâu có hai công dụng chính là chữa bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận tràng. Với bệnh ngoài da, người ta dùng lá muồng trâu còn tươi đem giã nát để bôi vào những chỗ bị lác đồng tiền, hắc lào trên cơ thể. - Trường hợp bị nấm ngoài da, dị ứng da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay biến chế thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da. Ngoài ra có thể sử dụng 5 - 20g cuống lá và quả khô (không hạt), ngâm trong 1 lít nước đun sôi, uống 1 tách vào buổi tối. Một số nơi người ta cũng có thể xay lá trong nước ấm và bào chế như kem dùng vào nơi bị ngứa kích ứng 3 - 4 lần/ngày.
  2. Lá muồng trâu còn được sử dụng trong các bài thuốc giúp mát gan; dùng cho những người thường xuyên bị táo bón, bị ngứa (do nóng gan, do táo bón kinh niên gây ra)... Để dùng làm thuốc, lấy lá muồng trâu tươi giã nát lấy nước uống, nhưng người ta thường dùng lá khô để sắc lấy nước dùng, hoặc phơi khô, tán thành bột rồi làm thành từng viên để dành sử dụng. Đơn giản nhất là phơi khô lá, rồi xay, rây lấy bột, mỗi ngày dùng 2 - 6g bột. - Trị táo bón: Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ. - Dung dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha loãng, là một chất nước dùng để súc miệng trị đau cổ viêm họng rất hiệu quả. Lưu ý: Không nên sử dụng trong một thời gian dài, những người có tỳ vị hư hàn (thường bị lạnh bụng, tiêu chảy) thì không nên uống lá muồng trâu, vì sẽ dễ bị tiêu chảy. Canh rau sam: Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách, hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo. Nếu đi tiểu ra máu thì sắc rau sam thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt. Lá mơ lông hấp trứng gà: Lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta hấp cách thủy hoặc xào không cho dầu mỡ cũng rất hiệu nghiệm. Ăn sung: Trong quả sung có nhiều thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, nhựa sung có thể trị được bệnh
  3. ký sinh trùng đường ruột. Vì thế, khi bị kiết lỵ có thể ăn vài quả sung cũng tốt nhưng phải rửa sạch trước khi ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2