Không thể phủ nhận công nghệ số đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của chúng ta, nhất là giới trẻ. Làm sếp thời @ vì thế cũng cần nhiều thay đổi. Người lãnh đạo không những cần nắm bắt cách suy nghĩ của giới trẻ tốt hơn mà cũng phải biết tận dụng các tiện ích công nghệ phù hợp để lãnh đạo hiệu quả hơn. Đọc E-paper Chiếc áo không làm nên thầy tu Các sếp “sành điệu” bây giờ ai cũng có iPhone, iPad không chỉ vì nó tiện lợi mà ít ra cũng...
CEO thời @
Không thể phủ nhận công nghệ số đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt
đời sống của chúng ta, nhất là giới trẻ. Làm sếp thời @ vì thế cũng cần
nhiều thay đổi. Người lãnh đạo không những cần nắm bắt cách suy
nghĩ của giới trẻ tốt hơn mà cũng phải biết tận dụng các tiện ích công
nghệ phù hợp để lãnh đạo hiệu quả hơn.
Đọc E-paper
Chiếc áo không làm nên thầy tu
Các sếp “sành điệu” bây giờ ai cũng
có iPhone, iPad không chỉ vì nó tiện
lợi mà ít ra cũng khiến sếp không
quá “lạc hậu” trong mắt đám nhân
viên trẻ. Thế nhưng “làm mới”
mình với công nghệ cũng chưa hẳn
đã khiến cho các nhà quản lý ngày
nay hiệu quả hơn nếu điều đó không
giúp họ gần gũi, thấu hiểu nhân
viên hơn, có được những quyết định
sáng suốt hơn hay tạo được cảm
hứng làm việc nhiều hơn.
Rất nhiều nhà quản lý chia sẻ rằng “hiện đại” quá cũng rất “hại điện”. Khi
đang cần tập trung suy nghĩ những vấn đề chiến lược mà email cứ đổ vào ầm
ầm thì không thể không bị xao lãng.
Hẳn không ít vị sếp cũng rất khó chịu khi nhân viên bị “dính bẫy công
nghệ”, cứ mỗi 30 giây lại liếc vào các thiết bị smartphone hay lê la lên
Facebook cả chục lần mỗi ngày. Ngược lại, nhân viên thì ca than sếp đi nghỉ
rồi mà sao cứ nhắn tin suốt, kể cả đêm hôm, tất cả chỉ tại cái Blackberry của
sếp “không chịu nghỉ”.
Mới đây, câu chuyện “Tôi cô đơn vì... công nghệ” đã làm xôn xao cư dân
mạng vì nó phản ánh một cách khá chân thực mặt trái của các mối quan hệ
thời @. Một mặt công nghệ giúp con người kết nối và cập nhật hơn nhưng
mặt khác, khi chỉ quen “vui-cười-online”, người ta cũng thui chột dần đi khả
năng giao tiếp sâu sắc với những gì thực sự quan trọng với người khác.
“Làm chủ” công nghệ
Hãy cùng đồng ý rằng cuộc sống sẽ mất đi nhiều thú vị nếu không có
internet, sóng wifi hay mạng xã hội... Nhưng các nhà lãnh đạo thời @ trước
làn sóng không cưỡng lại được của công nghệ vẫn cần có những cách thức
sáng suốt để “làm chủ” các tiện ích công nghệ theo hướng đem lại hiệu quả
quản lý tốt nhất, thay vì trở thành “nô lệ” của chính các phương tiện.
Hiện đại hóa môi trường làm việc: Nhân viên trẻ thích công nghệ hiện đại?
Đúng. Khi có điều kiện, hãy trang bị hệ thống máy tính màn hình rộng hơn,
tốc độ nhanh hơn, mạng nội bộ hay hệ thống quản trị khách hàng chuyên
nghiệp hơn... Điều đó không chỉ tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên mà
chắc chắn cũng gia tăng năng suất nữa.
Nhưng hãy nhớ rằng, sự “hiện đại” không chỉ đến từ máy móc. Google trở
thành “nơi làm việc hoàn hảo nhất” cho giới trẻ không chỉ vì bộ máy kỹ
thuật tuyệt vời của họ mà chính vì sự độc đáo trong thiết kế văn phòng giúp
tăng tính sáng tạo, sự gần gũi và nhất là cơ chế làm việc cởi mở vừa khuyến
khích nghiên cứu cá nhân vừa khuyến khích tính đồng đội cao.
Hiện đại hóa bản thân: Sếp ngày nay rất cần dành thời gian thâm nhập thế
giới số. Một lời chúc trên Facebook, một lần nhấn nút like cho bài blog là
cách hiệu quả để bạn bày tỏ sự quan tâm tới nhân viên. Hay khi tuyển dụng,
mạng xã hội sẽ là nguồn tin vô cùng tích cực cho thấy nhiều “góc khuất” của
nhân viên tương lai mà chúng ta chưa thấy khi phỏng vấn. Những nhà lãnh
đạo thời @ cần nhất là “hiện đại hóa cách suy nghĩ”.
Nhân viên trẻ cần lắm sự tin tưởng của sếp và mong muốn một sân chơi đủ
rộng thể thỏa sức sáng tạo. Vì thế, sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta dành thời
gian đánh giá họ bằng hiệu quả công việc thay vì chăm chăm căn giờ giấc đi
về. Khi bạn không còn “bắn mail” kiểm tra họ mỗi chuyện nhỏ nhặt thì
ngược lại, bạn cũng chẳng cần quá mệt công ngồi xóa những email kiểu
“báo cáo cho có” về muôn vàn thứ ít quan trọng khác.
“Giao tiếp” thực sự: Nếu bạn đã từng nhận 1 email ngắn ngủn vài dòng từ 1
người ngồi cách bạn có 2 bước chân thì bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Những nụ
cười, một cái đập tay chia sẻ hay cuộc điện thoại hỏi thăm trực tiếp chỉ tốn
có vài phút có thể khiến con người gần gũi nhau hơn bao nhiêu. Hay loan tin
đi những bài viết có giá trị, những cơ hội phù hợp hay lời chúc tốt lành thay
vì hàng loạt tin “lá cải” sẽ giúp các mối quan hệ của chúng ta thêm tích cực
và bền vững.
Và trong mắt nhân viên, sếp không chỉ là người lỗi lạc mà cũng không bao
giờ lỗi thời