intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ ngày càng ít dành thời gian cho con cái

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

148
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là thông tin được bà M.Zaman, Phó đại diện UNICEF đưa ra tại lễ công bố kết quả điều tra toàn quốc đầu tiên về gia đình tại Việt Nam. Kết quả cho thấy gia đình Việt Nam đang có những thay đổi to lớn. Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy, 20% các ông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc con cái do phải lo kiếm sống. Việc bố, mẹ không quan tâm chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ con cái đến nơi đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ ngày càng ít dành thời gian cho con cái

  1. Cha mẹ ngày càng ít dành thời gian cho con cái Đây là thông tin được bà M.Zaman, Phó đại diện UNICEF đưa ra tại lễ công bố kết quả điều tra toàn quốc đầu tiên về gia đình tại Việt Nam. Kết quả cho thấy gia đình Việt Nam đang có những thay đổi to lớn. Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy, 20% các ông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc con cái do phải lo kiếm sống.
  2. Việc bố, mẹ không quan tâm chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ con cái đến nơi đến chốn gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất (nhất là đối với các bé thơ), trí tuệ và tình cảm của con trẻ. Theo bà Maniza Zaman, giống như ở nhiều nơi khác, cha mẹ ở Việt Nam cảm thấy bị áp lực bởi nhu cầu làm việc nhiều giờ để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Liên quan tới vấn đề này, việc thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng, kể cả các trường lớp mẫu giáo hiện đang là mối quan tâm lớn. Điều này cho thấy rõ các nhà hoạch định chính sách cần hỗ trợ tốt hơn cho các bậc cha mẹ tại Việt Nam hiện nay khi họ đang phải cố gắng vật lộn với nhu cầu của gia đình, với công việc và sự phát triển kinh tế.
  3. Lý tưởng là, sự hỗ trợ này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng có thể tiếp cận được đối với tất cả các bậc cha mẹ đang phải làm việc, đặc biệt là người nghèo và xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện để các bậc cha mẹ và gia đình được đảm bảo mức sống tối thiểu cơ bản nhất định. Các nhà điều tra đã thấy ở các quốc gia khác đang trải qua thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà sự quá độ này thường dẫn tới việc cha mẹ dành ít thời gian hơn cho con cái mình do họ cần tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kiếm thu nhập. “Ở Việt Nam cũng như vậy, chúng tôi đã thấy hiện tượng này xảy ra, với rất nhiều ông bố và bà mẹ cảm thấy rằng họ không dành đủ thời gian cho con cái mình. Các nghiên cứu quốc tế đã cho thấy rằng sự phát triển về tâm thần, thể chất và xã hội của trẻ em có liên hệ chặt chẽ với thời gian mà cha mẹ và những người chăm sóc trực tiếp
  4. khác dành cho chúng. Điều này có nghĩa là trẻ em là những người chịu nhiều mất mát nhất khi cha mẹ không dành đủ thời gian cho các em”- bà Maniza Zaman nói. Theo đại diện UNICEF, một trong những nỗ lực phát triển đầy hứa hẹn trong lĩnh vực này là hiện nay Chính phủ đang xem xét đề xuất tăng thời gian nghỉ đẻ từ 4 tháng đến 6 tháng. UNICEF hoan nghênh sáng kiến này của Chính phủ Việt Nam và chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ là một cách rất hiệu quả giúp hỗ trợ sự phát triển về thể chất và tình cảm cho trẻ nhỏ và khuyến khích sự gắn kết ban đầu cần thiết giữa mẹ và trẻ. Gia tăng bạo lực gia đình Cuộc điều tra cũng cho thấy ở Việt Nam, cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp đã từng trải qua các hình thức bạo lực
  5. gia đình nghiêm trọng nhất. Nếu tính cả các hình thức bạo lực nhẹ hơn như im lặng, giận dỗi, thì cứ 3 cặp vợ chồng thì có 1 cặp trải qua các hình thức này. Trong cuộc điều tra, có 21,2% các cặp vợ chồng đã kết hôn cho biết họ đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình sau được xác định trong Luật về Phòng chống Bạo lực Gia đình 2007: đánh, mắng chửi, nhục mạ và buộc chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu/ ép quan hệ tình dục. Ngoài ra, có 26.2% người vợ “im lặng, giận dỗi” trong vài ba ngày so với tỷ lệ này ở người chồng là 16,7% trong 12 tháng qua. 3,4% số nam giới đánh vợ trong khi có 0,6% phụ nữ đánh chồng; 15,1% người chồng chửi mắng vợ trong khi tỷ lệ vợ mắng chửi chồng là 8,5%. Theo ý kiến của những người trả lời phỏng vấn thì say rượu (ở nam giới), các quyết định kinh doanh sai lầm, mẫu thuẫn
  6. trong sinh hoạt, vấn đề tiền bạc, ngoại tình, và cờ bạc là nguyên nhân của mâu thuẫn và xung đột. Điều tra cũng cho thấy trong các trường hợp bạo lực gia đình thì các cặp vợ chồng hiếm khi nhờ đến sự can thiệp của cha mẹ, bạn bè hoặc chính quyền và coi là vấn đề nội bộ của các gia đình vì sợ bị “mất mặt” hay không muốn “vạch áo cho người xem lưng". “Một trong các giải pháp chính là làm thay đổi thái độ, quan niệm của xã hội đối với hành vi bạo lực gia đình để hành vi đó không còn được coi là bình thường hay có thể chấp nhận trong cuộc sống gia đình như vẫn thường diễn ra từ trước đến nay. Chính phủ vừa mới thông qua Luật Phòng chống bạo hành gia đình, và việc thực thi bộ luật này sẽ có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề nghiêm trọng đó ở nhiều gia đình trên khắp đất nước Việt Nam”- bà Maniza Zaman nói.
  7. Tại lễ công bố kết quả điều tra, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cũng cho rằng cuộc điều tra cung cấp một bức tranh toàn diện về những thay đổi trong các mối quan hệ gia đình cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên. “Những dữ liệu này sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất chính sách xây dựng các gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm nền tảng cho việc theo dõi, đánh giá sự phát triển của gia đình cũng như tạo tiền đề để cho những nghiên cứu tiếp theo về gia đình ở Việt Nam”- Ông Ái nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2