intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và con cái - Phần 11

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

102
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấy con trai bỏ quên sách vở ở trường, đa số ông bố hét lên: ''Tại sao mày có thể ngốc nghếch thế hả?'' mà không biết mình đang sỉ nhục và làm chúng mất niềm tin. Các nhà tâm lý học nhất trí ông bố, bà mẹ phải kiềm chế cơn giận dữ của bản thân với con cái và đưa ra 8 câu nói tai hại dưới đây. 1. ''Mày đúng là đứa con nít!'' Tại nhà hàng hay nơi đông người, đứa trẻ 7 tuổi loay hoay làm hỏng mọi thứ. Dĩ nhiên, bạn sẽ giận:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và con cái - Phần 11

  1. Những câu không nên nói Thấy con trai bỏ quên sách vở ở trường, đa số ông bố hét lên: ''Tại sao mày có thể ngốc nghếch thế hả?'' mà không biết mình đang sỉ nhục và làm chúng mất niềm tin. Các nhà tâm lý học nhất trí ông bố, bà mẹ phải kiềm chế cơn giận dữ của bản thân với con cái và đưa ra 8 câu nói tai hại dưới đây. 1. ''Mày đúng là đứa con nít!'' Tại nhà hàng hay nơi đông người, đứa trẻ 7 tuổi loay hoay làm hỏng mọi thứ. Dĩ nhiên, bạn sẽ giận: ''Có thôi ngay không, đúng là đồ con nít''. Bị mắng như vậy, đứa bé thấy bị tổn thương tự ái và trả thù bằng cách cố làm bẩn hơn. Trường hợp này, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiêu nếu cứ tiếp tục làm như vậy nó sẽ bị phạt cắt phần bánh kẹo ưa thích hoặc không được xem chương trình Bông hoa nhỏ tối nay. Chắc chắn cháu bé sẽ vâng lời. 2. ''Hãy noi gương anh mày kìa." Cha mẹ rất hài lòng vì A chăm chỉ làm bài tập và lấy đó làm gương trách em ruột là B: ''Tại sao mày không chăm chỉ học hành như A mà cứ lo chơi bời''. Sự so sánh này làm gay gắt hơn quan hệ giữa hai anh em ruột. Hãy nói cho cháu hiểu lợi ích việc làm bài tập ở nhà: ''Con sẽ làm bài giỏi ở trường và điểm tốt. Như thế con sẽ theo kịp bạn bè và được cha mẹ thưởng ở nhà nữa''. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu mục đích tốt mà cha mẹ muốn làm cho nó chứ không phải cha mẹ thương anh A hơn nó.
  2. 3. ''Ăn mặc sao nhố nhăng, kệch cỡm!'' Một sáng nọ bạn thấy con gái mới lớn mặc quần Jean vá chằng đụp, áo thun rộng lùng thùng, chắc chắn bạn sẽ ''chỉnh đốn'' ngay. Nhưng một nhà tâm lý nhận xét; ''Nếu con bạn ra ngoài với bạn bè, hãy dể cháu mặc theo ý nó. nhưng cháu phải được dạy rằng không phải lúc nào cũng như thế được, phải mặc lịch sự trong những hoàn cảnh nhất định để tỏ ra là người lịch thiệp''. 4. "Sao mà ngu si đần độn!" Nếu bạn muốn con sau này tự tin thì không nên khẳng định trí thông minh của chúng bằng câu nói trên. Tốt nhất phải chỉ cho cháu thấy biện pháp giải quyết cụ thể và khen thưởng ngay khi thực hiện đúng. 5. "Có câm ngay không?" Khi cháu bé vừa góp ý với cha mẹ bằng đầu óc ngây thơ thì nghe được câu nói: ''Có câm ngay không?''. Cháu sẽ hiểu mình không được tích sự gì và mất lòng tin. Hãy nói với bé: ''Con còn nhỏ, không nên nói xen vào!'', bé sẽ hiểu mình cần cẩn thận khi nói chuyện với người lớn. 6. ''Trời ơi! Có con làm gì cho khổ." Dĩ nhiên cũng có lúc vì quá bực mình, bạn tuôn ra câu vô thức như thế nhưng đứa trẻ sẽ hiểu ''Mình chẳng là gì với cha mẹ và họ chẳng muốn có mình''. Các nhà tâm lý cho rằng mắng chửi kiểu này sẽ tạc hẳn vào bộ nhớ của trẻ, đôi khi chúng nhớ
  3. tới tuổi trưởng thành. Các duy nhất là mỗi khi nóng giận, hãy cố tự nhủ: ''Mình phải bình tĩnh giải thích cho con hiểu, tuyệt đối không sỉ nhục dù nó là con''. 7. ''Không nghe lời hãy liệu hồn.'' Những lời đe dọa dạng này thường kích thích đứa trẻ bướng bỉnh để đương đầu và cũng nên xem nó có quyền hạn tới đâu? Bậc phụ huynh phải dứt khoát khi giáo dục đứa trẻ, nếu cần phải biến lời đe dọa thành hình phạt ngay và đứa trẻ sẽ không bướng được lâu. Chúng sẽ hiểu rằng, tốt nhất là nghe lời bạn nếu không muốn bị ăn đòn. 8. "Có để cho tao được yên không?" Người lớn cần thời gian yên tĩnh cho bản thân nhưng nếu hằn học trả lời bằng những câu trên thì con trẻ hiểu cha mẹ nó không yêu thương gì nó mà chỉ lo cho bản thân. Nếu cần yên tĩnh, bạn chỉ cần nói với con: ''Bố yêu con nhiều lắm nhưng bố đang bận nên lúc này không thể chơi với con''. Đứa trẻ sẽ nhanh chóng hiểu bạn đang bận và nó không được quấy rầy. Tóm lại, trong cơn giận dữ bạn hãy kiềm chế, dùng lời nói để con trẻ không nghi ngờ về tình cảm cha mẹ dành cho chúng, dù đó là điều ngoài ý muốn của bạn.
  4. Những câu không nên nói Những câu không nên nói với trẻ Đôi khi những câu nói cửa miệng của cha mẹ tưởng như vô hại, nhưng sẽ để lại sự mặc cảm với con trẻ và hoàn toàn không có lợi cho tâm hồn non nớt của chúng. Các bậc phụ huynh khi nói chuyện với con nên tránh những câu nói dưới đây: - "Đã nói bao nhiêu lần là không được rồi..." (những lúc bực bội hơn sẽ là: "Tao đã nói bao nhiêu lần rồi hả!...") Bạn cần biết rằng nhận thức của trẻ rất non nớt, để chúng biết nên làm một việc đơn giản như rửa tay trước khi ăn cơm hay bỏ tất xấu cho tay vào miệng...cha mẹ phải nhắc nhở hàng trăm lần. Bởi vậy, hãy tập tính nhẫn nại để dạy con vì chính sự dịu dàng sẽ làm cho trẻ nhớ lâu hơn là quát nạt. - "Đừng có ngớ ngẩn như thế! Có gì mà phải sợ?" Đừng nên ép con mình phải tỏ ra dũng cảm như một siêu nhân khi chúng đang bật khóc vì sợ một con vật lạ. Hãy xem như bạn của trẻ và hỏi: "Nói mẹ nghe, nó giống cái gì nào? Con muốn mẹ làm gì với nó?" Những câu trò chuyện như thế chính là cha mẹ đang chia sẻ cảm giác sợ hãi với con và giúp chúng quên nó đi.
  5. Những điều cần tránh cho trẻ Nhiều bà mẹ trẻ vì muốn con đẹp mà sắm giầy da, mua kính râm cho con. Cũng có nhiều bậc cha mẹ trong lúc nô đùa đã chơi trò kéo co với con. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Xin giới thiệu với các bạn một số điều nên tránh cho con mình. - Không cho trẻ chơi đồ chơi như súng, kiếm vì chúng sẽ tạo cho trẻ tính cách bạo lực. Hơn nữa, đồ chơi loại này có thể gây tai nạn cho con bạn hoặc người khác. - Không để trẻ chống cằm. Khi ngồi, trẻ mà chống cằm hoặc mang tai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm răng, cơ xương hàm. Bên cạnh đó, trẻ ngồi học không đúng tư thế rất dễ mắc chứng vẹo cột sống. - Không cho trẻ đeo kính râm. Khi đeo loại kính này, võng mạc trẻ không nhận được đầy đủ ánh sáng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác, dễ gây hiện tượng nhược thị. - Không cho trẻ mặc quần áo khác giới. Có một số cha mẹ luôn thích con mình mặc quần áo khác giới, thậm chí cả việc để kiểu tóc nữa. Cha mẹ không nhận thức được rằng làm như vậy trẻ sẽ không phân biệt được giới tính của mình, lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng giới tính.
  6. - Không cho trẻ ngủ giữa bố và mẹ. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, nếu đặt trẻ ở giữa sẽ làm cho nó vững tin, ngủ ngon giấc hơn. Thực ra, làm vậy khí cabonic bố mẹ thở ra sẽ đẩy trẻ vào tình trạng thiếu oxy, trẻ ngủ không say. Điều này làm cho hệ hô hấp của trẻ yếu dần đi. Tốt nhất bạn nên rèn cho trẻ thói quen ngủ một mình, vừa tạo cho con lòng dũng cảm, tính tự lập, hơn nữa trẻ có thể ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe. - Không để trẻ đi giầy da. Do cơ ở bàn chân, đùi và bắp chân trẻ còn yếu mà giầy da lại có độ cứng, ít co giãn nên dễ gây chèn mạch máu ở chân trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho việc tuần hoàn máu kém lưu thông và ảnh hưởng lớn tới sự hình thành cơ. - Không cho trẻ chơi trò kéo co. Trẻ còn nhỏ nên dây chằng và cơ bắp trên tay trẻ còn non nớt, nếu phải kéo một lực lớn, cơ dễ bị giãn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cánh tay. Trong quá trình chơi, trẻ lại phải nhịn thở hàng chục giây, gây nên tình trạng thở dốc, dễ làm tổn thương tim, phổi. - Không nên cho trẻ ăn kiêng. Không nên sợ trẻ quá béo mà bắt chúng ăn kiêng. Khi đó lượng thức ăn vào cơ thể sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cách giảm béo tốt nhất là hướng trẻ vào các hoạt động thể dục và cung cấp cho trẻ một lượng dinh dưỡng cần thiết, không quá dư thừa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2