intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và con cái - Phần 14

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với trẻ thơ, đôi lúc chúng có những lời nói, cử chỉ thiếu lễ phép nhưng với suy nghĩ “con nít biết gì” nên người lớn thường cười cho qua. Và chính những nụ cười “khuyến khích” ấy lại phát sinh những rắc rối, phiền lòng sau này. Cười... dễ dãi Bé Hà mới 4 tuổi, rất nhanh nhẹn, thông minh so với bạn cùng tuổi. Hà vốn tính rất ngoan, nhưng cũng thường hay nổi quạu. Có hôm, cậu Út đi làm về, ngang qua chỗ Hà ngồi chơi búp bê, đưa tay véo má bé. Bị làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và con cái - Phần 14

  1. Những nụ cười tai hại Với trẻ thơ, đôi lúc chúng có những lời nói, cử chỉ thiếu lễ phép nhưng với suy nghĩ “con nít biết gì” nên người lớn thường cười cho qua. Và chính những nụ cười “khuyến khích” ấy lại phát sinh những rắc rối, phiền lòng sau này. Cười... dễ dãi Bé Hà mới 4 tuổi, rất nhanh nhẹn, thông minh so với bạn cùng tuổi. Hà vốn tính rất ngoan, nhưng cũng thường hay nổi quạu. Có hôm, cậu Út đi làm về, ngang qua chỗ Hà ngồi chơi búp bê, đưa tay véo má bé. Bị làm phiền, Hà bực mình, lườm một cái rõ dài rồi chơi tiếp, thấy điệu bộ bé tức cười, cậu Út lại véo thêm một cái nữa, bé lập tức thét lên “cái thằng này, mày lì như con trâu ấy, nói mãi mà không nghe”. Cậu Út vừa ngỡ ngàng, vừa tức cười vì câu nói của bé, nhưng cũng kéo bé lại, đánh nhẹ vào mông, nghiêm mặt: “Hà hỗn nghe, lần sau không được nói vậy”. Nhưng Hà không hề sợ, vì đằng kia đã có bà ngoại. Bà vừa cười lớn tiếng, vừa vẫy bé lại: “Trời ơi, con nhỏ nói năng tức cười quá”. Rồi bà cúi xuống cười với Hà: “Ai biểu cậu Út lờn mặt, lì như con trâu mới bị con la chứ”. Rồi bà quay sang cậu Út: “Nó còn nhỏ, có hiểu gì đâu mà la nó, chẳng qua thấy người lớn nói sao thì bắt chước vậy mà”. Cười đồng tình
  2. Bà ngoại có thói quen gọi bố bé Bim bằng “thằng Hinh”. Nghe riết rồi quen, dần dà Bim cũng gọi bố là... thằng Hinh. Một lần bố Bim thức xem bóng đá trực tiếp trong phòng khách, rủ cả bác Hai, cậu Tư cùng xem, cùng bàn luận và hò hét cho xôm tụ. Bim nằm trong phòng ngủ với ngoại, nghe thấy tiếng “dzô, dzô”, liền thì thào: “Ngoại ơi, thằng Hinh, thằng Hai, thằng Tư đang hét lên đấy”. Câu nói bất ngờ của Bim làm bà ngoại phì cười. Bim giơ bàn tay bé xíu lên bịt miệng bà: “Ðừng cười lớn, cười lớn là thằng Hinh nó biết mình chưa ngủ, nó vô đánh đấy”. Sáng ra, bà đem chuyện này kể lại với mọi người trong nhà, nghe xong ai cũng phì cười. Bim ta lại càng khoái chí, không biết là mình sai. Bữa nọ, Bim hư, bố Hinh bắt quỳ gối xuống sàn nhà, Bim vừa khóc hu hu vừa gọi: “Ngoại ơi, cứu con với, thằng Hinh nó đánh con đây này”. Bố nghe thấy, nổi giận quất vào mông Bim thêm mấy cái. Bà từ nhà dưới chạy lên, vừa kịp xuýt xoa ôm lấy cháu. Như được “tiếp thêm sức mạnh”, Bim hét toáng lên: “Ðuổi thằng Hinh ra khỏi nhà đi, nó dám đánh Bim đau”. Cái sai của bà ngoại là xuề xòa cho qua những câu nói vượt phép tắc, cấp bậc của cháu mình. Trẻ nhỏ thường ngây thơ, hay bắt chườc lời nói, cử chỉ của người lớn, cho dù chúng không hiểu. Thế nên trách nhiệm của người lớn trong nhà là uốn nắn, chỉ dạy cho trẻ biết điều gì trẻ được phép và không được phép làm. Nụ cười đồng tình của bà và những người xung quanh trong trường hợp này không những làm bé
  3. không ý thức được là mình sai, mà còn tưởng lầm câu nói, hành động mà mình vừa làm là hay, là đúng. Và biết đâu, từ sự hiểu lầm ấy mà bé sẽ nảy sinh tính thích gì nói nấy, không sợ, không nể nang ai. Những phản ứng khác biệt Những phản ứng khác biệt giữa bé trai và bé gái Thử cho các bé mẫu giáo nhìn vào ống nhòm, quan sát một gương mặt và một đồ vật cùng lúc. Cuộc kiểm tra cho thấy, khi nhớ lại, bé gái sẽ có ấn tượng về những chi tiết liên quan đến gương mặt trong khi bé trai thích mô tả nhiều hơn về đồ vật và hình dáng của chúng. Những khác biệt ấy được hình thành tự nhiên từ rất sớm, không phải do tác động xã hội như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu có thời gian quan sát các con chơi trò xây lâu đài trên bãi biển, bạn sẽ nhận ra: Các bé gái thường dựng nên một tòa nhà dài, hơi thấp, và “phân công” rõ ràng là ai sống ở phòng nào. Trong khi một bé trai thường xây theo kiểu... "cạnh tranh”: Cậu bé luôn tìm cách liếc qua "tòa nhà” của bạn bên cạnh và tìm cách để xây một lâu đài lớn hơn, cao hơn thế! Ở trường tiểu học, một bé gái mới đến sẽ được chào đón nồng nhiệt bới các bé gái khác và các em nhanh chóng biết được tên nhau. Các bé trai xử sự khác hẳn. Các
  4. em thường làm ra vẻ cách biệt, thậm chí... cô lập cậu bé mới đến. Mặc kệ bố mẹ, cô giáo giúp đỡ, khuyến khích thế nào, cậu bé mới đến cũng chỉ thật sự được gia nhập nhóm nếu như thể hiện được rằng mình có khả năng phục vụ, góp phần vào "lợi ích" của nhóm. Cuối ngày đầu tiên làm quen nhau, hầu hết các em trai vẫn không biết gì về gia đình hoặc những chi tiết cá nhân liên quan đến cậu bé mới. Các em chỉ quan tâm mỗi một việc là cậu bạn mới ấy chơi giỏi hay không, có thể hiện sự nổi trội nào trong nhóm hay không. Chính vì điều này, bạn sẽ thấy các bé gái có thể chào đón và chấp nhận một người bạn bị tật nguyền, thiệt thòi với sự cảm thông. Trong khi với cùng tình huống ấy, bạn thường rất bực khi thấy các cậu con trai của mình lại thích bày ra những trò nghịch ác với bạn - người mà chúng cho rằng chỉ gây nên "bất lợi" và không thể "đóng góp" vào nhóm. Hiểu được những phản ứng khác biệt này, bạn đừng vội quát tháo hoặc mắng con là "ác", "phá phách, "chỉ thích gây hấn"... Hãy dành thời gian cùng chơi với con và giúp con nhận ra người bạn mới kia cũng có những thế mạnh riêng. Cậu bé sẽ dễ dàng kết thân và chấp nhận. Cũng đừng quên một chuyện "tất yếu" rằng nếu bạn đưa cho con gái một chú gấu bông, cô bé sẽ nhanh chóng biến món đồ chơi đó thành người bạn thân thiết của mình, để trò chuyện, vỗ về, chăm sóc. Trong khi nếu bạn đưa nó cho một bé trai, cậu bé sẽ loay hoay tìm cách cố khám phá xem bên trong nó có gì, tháo tung ra và sau đó... bỏ đi tìm một cái mới hơn!
  5. Những tính cách cần lưu ý Tính ích kỷ rất dễ xuất hiện khi bé là con một, được cha mẹ, ông bà quan tâm nhiều. Bé quen với cuộc sống mà ở đó, mọi cử chỉ yêu thương, sự ưu ái chăm sóc hầu như chỉ luôn dành cho mình. Thói quen được ở vị trí số một, dần dần hình thành nên tính ích kỷ, khiến bé lớn lên trong cách sống chỉ biết bản thân mình mà thiếu sự quan tâm, nhường nhịn với mọi người xung quanh. Để tránh điều này, nhiều bậc cha mẹ có con một đã rất thành công khi họ biết lưu ý dạy con: Khi đi học biết quan tâm giúp đỡ và nhường nhịn đối với bạn bè, ở nhà biết yêu thương, giúp đỡ ba mẹ, ông bà, ra đường giúp những người khó khăn hơn mình khi có thể. Dựa dẫm. Do được yêu thương và chăm sóc một cách thái quá, nhiều bé con một đến mười tuổi khi ăn cơm vẫn được mẹ đút. Mọi việc trong nhà hầu như không bao giờ bé động đến. Đáng ngại hơn là bé không có ý thức tự chăm sóc bản thân mà có người làm giúp. Rồi thì mọi chuyện của bé như học hành, vui chơi... hầu như đều do người lớn quyết định. Để bé rèn luyện tính tự lập cha mẹ cần giúp con có điều kiện tự suy nghĩ và quyết định hành động, công việc của mình. Hỏi: ''Ngày mai con định làm những gì?" để trẻ có thể tự lên chương trình cho mình rồi từ đó gợi ý hay hướng dẫn thêm hơn là
  6. lên sẵn rồi cho trẻ ''y lệnh tuân theo''! Cái gì trẻ tự làm được, cha mẹ cố gắng không xen vào hay làm giúp. Trẻ có thể làm chưa vừa ý người lớn, nhưng dần dần chúng sẽ biết điều chỉnh, đó chính là nền tảng giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, hành động của mình. Đua đòi. Là con một, trẻ có thể trở nên đua đòi bởi tâm lý của một ông ''vua con". Với chúng, thích là phải có bằng được. Để tránh trường hợp này, cha mẹ tuy rất thương con nhưng cần tránh nuông chiều con một cách thái quá. Gần gũi và làm bạn với con là cần thiết nhưng cũng phải có uy đối với con. Trẻ cần phải hiểu rằng mình chỉ được phép xin những gì hợp lý mà cha mẹ có thể đáp ứng chứ không phải đòi cho kỳ được những cái mà chúng bạn có. Lười lao động. Trong khi những đứa trẻ có anh chị em thường được phân công lao động theo đúng lứa tuổi để làm những công việc nhà, tìm thấy được hứng thú khi làm cùng nhau và có ý thức trách nhiệm với bổn phận được giao thì trẻ con một thiếu hẳn điều đó, mặt khác lại ít hoặc không được giao trách nhiệm. Từ đó mà nảy sinh tật lười lao động, nó sẽ tạo ra những trở ngại không nhỏ trong cuộc sống của trẻ khi chúng ngày càng lớn lên. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen "thấy việc là làm" như nhà bẩn thì quét, tới bữa ăn biết đi dọn cơm, bàn học xong biết xếp gọn, lớn tí nữa thì đồ thay ra biết đem giặt biết rửa chén hay nấu ăn giúp mẹ..., cha mẹ đừng vì xót con mà không cho con làm gì cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2