intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chạm giữa rừng sơn

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một cuộc trưng bày và thuyết trình về sơn mài diễn ra ngay tại cánh đồi sơn Ổ Rồng thuộc làng Dị Nậu, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Một góc triển lãm Chạm giữa rừng sơn - Ảnh: Thái Lộc Cuộc hội tụ chủ đề Chạm độc đáo này do họa sĩ Võ Xuân Huy tổ chức, người dự là những nông dân trồng sơn và sinh viên chuyên ngành trang trí truyền thống thuộc khoa mỹ thuật ứng dụng Trường ĐH Nghệ thuật Huế. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chạm giữa rừng sơn

  1. Chạm giữa rừng sơn
  2. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một cuộc trưng bày và thuyết trình về sơn mài diễn ra ngay tại cánh đồi sơn Ổ Rồng thuộc làng Dị Nậu, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Một góc triển lãm Chạm giữa rừng sơn - Ảnh: Thái Lộc Cuộc hội tụ chủ đề Chạm độc đáo này do họa sĩ Võ Xuân Huy tổ chức, người dự là những nông dân trồng sơn và sinh viên chuyên ngành trang trí truyền thống thuộc khoa mỹ thuật ứng dụng Trường ĐH Nghệ thuật Huế.
  3. Cuộc trưng bày diễn ra một ngày trung tuần tháng 5, giữa cánh rừng toàn cây sơn thưa lá. Cuộc sống trừu tượng “Bức tranh này hình như vẽ mấy củ gừng!”. “Còn ở đây thì giống hai vợ chồng ông H. và bà V. đang vừa thức giấc để chuẩn bị đi lấy sơn!”. “Bức tranh này giống như vẽ nai, hươu trong rừng. Ngày xưa vùng này nai, hươu nhiều lắm đấy!”. “Hình này nó cứ như đường đi lên đền Cao Sơn nhỉ, lối này thì dẫn qua chùa Đàm Nhai!”. “Chỗ này có cả mấy quả đồi, mà sao có thứ gì tròn tròn như vỏ sò hứng sơn”... Những lời bình phẩm tranh cứ thế chen lẫn trong tiếng cười đùa vui nhộn của nông dân trồng sơn làng Dị Nậu.
  4. Làng Dị Nậu xưa nay nổi tiếng với nghề trồng và khai thác mủ sơn nên người dân không hề xa lạ với những sản phẩm gỗ được “khoác áo” sơn ta truyền thống. Ở khắp nơi trong những ngôi đền miếu cổ xưa tại ngôi làng tương truyền thành lập từ thời Hùng Vương này, có quá nhiều sản phẩm sơn ta lên đến hàng trăm năm tuổi. Đó có thể là những cái tráp, trướng liễn, hoành phi, câu đối, án thờ... rất cổ trong đền Đông, đền Tây, đền Nam, đền Bắc, đền Cao Sơn hay chùa Đàm Nhai... Hay như những chiếc kiệu và vật nghinh thần, các bài vị, đồ lỗ bộ phủ sơn trong đám rước những hội làng được tổ chức hằng năm. Nhưng đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy những bức tranh nhiều màu, nhăn, co, xù xì hoặc bóng lộn... mang những hình thù “kỳ dị” của mỹ thuật hiện đại. Họ thật tự hào khi được giới thiệu làm bằng chính những giọt sơn mà họ cạo hứng mỗi ngày. Ông Tạ Diên Hiền - 67 tuổi, chuyên trồng sơn - cho biết nghề trồng sơn làng Dị Nậu do tổ tiên truyền lại từ rất lâu đời, trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của dân làng xưa nay. “Chúng tôi xưa nay chỉ biết lấy mủ đem bán. Đây là lần đầu tiên được xem và sờ tranh sơn mài làm bằng mủ nhựa sơn ở đây. Tôi không biết đẹp xấu ra sao nữa, nhưng nó làm rừng sơn trở nên hấp dẫn và bắt
  5. mắt lắm!” - ông Hiền nói. Võ Đại Dương, sinh viên chuyên ngành trang trí truyền thống thuộc khoa mỹ thuật ứng dụng Trường ĐH Nghệ thuật Huế, trầm trồ: “Từng tham dự nhiều triển lãm, nhưng tranh sơn mài đặt giữa không gian đặc biệt của rừng sơn này tạo cho tôi cảm giác rất lạ, thôn dã nhưng không kém phần sang trọng. Ý tưởng treo tranh ở đây thật mới và đặc biệt!”. Tương tác
  6. Những nông dân làng Dị Nậu, những sinh viên sơn mài Trường ĐH Nghệ thuật Huế cùng ngồi quây quần bên những ngọn lá cọ giữa rừng sơn, cùng ăn bánh kẹo, cùng nghe họa sĩ Võ Xuân Huy diễn giải các công đoạn làm tranh sơn mài trong sự ngạc nhiên. Từ mủ sơn mà người dân khai thác, ông Huy cho biết để lâu ngày sẽ phân thành ba lớp khác nhau. Hai lớp trên qua pha chế tạo thành sơn cánh gián dùng vẽ màu và sơn then dùng tạo các mảng đen trong tranh. Còn lớp dưới dùng làm vóc tranh thông qua các công đoạn hom, bó, lót, thí...
  7. Những cái trố mắt ngạc nhiên khi được giới thiệu làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh mất ít nhất sáu tháng, thông qua rất nhiều công đoạn, từ khảm trứng, vẽ nét, tô mảng màu, dát bạc, phủ sơn... Muốn sơn chóng khô phải ủ trong phòng kín có nhiều độ ẩm. Nhiều công đoạn có thể lặp đi lặp lại nếu người thực hiện chưa hài lòng. Sự thú vị nhân lên khi được giới thiệu tên gọi sơn mài xuất phát từ thao tác mài thực hiện liên tục giữa các công đoạn tạo nên bức tranh. Mài vừa tạo độ phẳng, độ bóng, vừa làm lộ lên những lớp màu phía bên dưới, tạo nên những hiệu ứng riêng cho mỗi tác phẩm. Và
  8. sự đặc biệt của tranh sơn mài Việt Nam chính là: mài cũng là sáng tạo... “Khó vậy cơ à, cứ ngỡ là chế biến thế nào rồi vẽ lên ván!”. “Nhà em ngỡ trồng lên được cây sơn hiện nay không phải dễ, khi khai thác phải dậy từ ba bốn giờ sáng đủ mệt rồi. Như (cách làm sơn mài) vậy thì khó lắm, kỳ công lắm!”. “Khó vậy thì các cô chú sinh viên ở đây học mấy năm mới làm được?”... Tiếng những người trồng sơn tiếp tục đan xen với diễn giải. Những nông dân cũng trở thành người thuyết trình về cây sơn cho nhóm sinh viên,
  9. từ vòng đời, chăm bón, khai thác và cách xử lý khi bị dị ứng với nhựa sơn... Các sinh viên cũng được dịp chia sẻ với những vui buồn của nông dân, nhất là những khó khăn từ việc cây sơn thoái hóa như thế nào, rồi nạn khai thác trộm, bị lấy mủ trộm khi đang khai thác giữa chừng ra sao... Sinh viên Nguyễn Thị Hà My cho hay rất xúc động khi được tiếp xúc và nghe những câu chuyện của người trồng sơn: “Chuyến thực tế này tôi có được rất nhiều kinh nghiệm, nhất là hiểu biết về nguồn cội của sơn mài truyền thống và được cọ xát với những nông
  10. dân lao động thế nào để có được những giọt mủ sơn quý giá”. Họa sĩ Võ Xuân Huy cho rằng xét theo khái niệm hệ sinh thái học nghệ thuật (art ecosystem), sơn mài Việt Nam hội đủ các yếu tố “tư” và “công” để phát triển bền vững: trồng trọt, khai thác, điều chế, giảng dạy, sáng tác, triển lãm, gallery. Song trên thực tế lại rơi vào manh mún, đứt đoạn từng khâu
  11. một, thiếu sự tương tác, quan hệ qua lại, không mang tính hệ thống. Sự kiện nói trên được tổ chức như một sơ đồ hóa, một tiến trình thu gọn, qua đó giúp mọi người có cơ hội tương tác với diễn trình sơn mài, thấy được sản phẩm đầu tiên của người trồng sơn cho đến khi sản phẩm cuối cùng là những sáng tạo của nghệ thuật. “Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, cây sơn có vai trò kiến tạo cho nền mỹ thuật một diện mạo thẩm mỹ và góp phần tạo ra một loại hình nghệ thuật Việt là sơn mài. Một lần đến rừng sơn này tôi như được tiếp thêm năng lượng để tạo ra các tác phẩm của mình!” - ông Huy chia sẻ. THÁI LỘC - TIẾN LONG - Tuoitre.vn Kết hợp giữa trưng bày và sắp đặt “Chạm là chủ đề buổi trưng bày, thuyết trình về sơn mài của tôi, là một hình ảnh giản hóa quy trình/tiến trình sơn mài Việt Nam từ nhựa sơn - nguyên liệu đầu tiên, đến tác phẩm - sản phẩm cuối cùng. Chạm kết hợp giữa hình thức trưng bày với sắp đặt, thuyết trình nhằm làm mới mẻ cách thức truyền thông giữa tác giả - tác phẩm - công chúng. Lần đầu tiên cây sơn, nhựa sơn, người trồng sơn và họa sĩ cùng tranh sơn mài hội ngộ trong một văn cảnh chưa có tiền lệ
  12. tại rừng sơn Phú Thọ. 25 tác phẩm sơn mài của tôi được gắn kết với cây sơn - nguồn gốc tạo nhựa, nguyên liệu cốt lõi của tranh sơn mài Việt Nam - theo phối trí cao thấp, trước sau, trong ngoài với người xem/nghe. Họ là sinh viên ngành mỹ thuật và người dân địa phương. Giữa cây/tranh/người không có tách biệt, phân tuyến không gian mà cùng tương tác lẫn nhau. Qua đây, tôi muốn chỉ ra mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các nhân tố, thành tố; thực trạng và hệ lụy hiện nay của sơn mài Việt Nam. Chạm là một “sát na”, hi vọng góp phần nhỏ giúp mọi người trân quý hơn những giá trị mà chất liệu sơn ta mang lại, làm sao có thể đặt để nghệ thuật sơn mài vào một vị trí xứng tầm trong đời sống nghệ thuật đương đại”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2