intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

222
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa Thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các em bé dưới 2 tuổi dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa trẻ em dưới 2 tuổi còn gọi là chàm thể tạng, chàm sữa... Các em bé được sinh ra trong các gia đình có cơ địa dễ dị ứng (atopy) thì hay bị viêm da cơ địa. Trong gia đình có thể có một hoặc nhiều hơn các thành viên mắc một hoặc nhiều hơn các bệnh sau: viêm da cơ địa, hen phế quản,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa

  1. Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa Thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các em bé dưới 2 tuổi dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa trẻ em dưới 2 tuổi còn gọi là chàm thể tạng, chàm sữa... Các em bé được sinh ra trong các gia đình có cơ địa dễ dị ứng (atopy) thì hay bị viêm da cơ địa. Trong gia đình có thể có một hoặc nhiều hơn các thành viên mắc một hoặc nhiều hơn các bệnh sau: viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng lên sự phát bệnh: thay đổi thời tiết, đặc biệt là trời lạnh, lạm dụng xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa, dị ứng
  2. một số thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân cụ thể nhưng chủ yếu là do bệnh nhân có tình trạng da khô thường xuyên. Dưới tác động của các tác nhân kích thích thông thường mà người khác thì không sao nhưng người bệnh viêm da cơ địa thì lại hay bị viêm da. Bình thường luôn có sự mất nước qua da nhưng ở các em bé viêm da cơ địa thì sự mất nước nhiều hơn. Sự mất nước này lại tăng lên khi trời lạnh. Vì thế vào mùa đông da các bé hay bị khô, sờ vào thô ráp chứ không mịn màng. Khởi đầu hai má bị đỏ ửng lên trước. Sau đó các sẩn hoặc mụn nước li ti
  3. xuất hiện thành đám trên nền da khô, có khi hết cả hai má, trán và cằm. Có thể ướt nếu tiết dịch nhiều hoặc sần sùi nếu sẩn nhiều. Đôi khi lan xuống cả da thân thể và tay chân, hoặc ở trên đầu vùng trán phía trước với các biểu hiện mụn nước, vảy vàng nhạt ẩm ướt hoặc vảy khô nâu xám (dân gian còn gọi là cứt trâu). Tổn thương da có thể khỏi từng đợt rồi tái đi tái lại nhiều lần. Đến khi 2 tuổi thì 90% các em bé này sẽ khỏi hoàn toàn, 10% còn lại bệnh viêm da cơ địa có thể kéo dài dai dẳng nhiều năm với các biểu hiện như: mày đay, chàm nếp gấp, chàm mạn, bong da nứt nẻ lòng bàn tay, bàn chân, tổ đỉa...
  4. Khi đã xác định được bé bị viêm da cơ địa cần chăm sóc da bé và dùng thuốc đúng. - Về chăm sóc da em bé: Tắm rửa cho em bé bằng nước chanh hòa loãng hoặc bằng các sữa tắm cho da khô mà bác sĩ kê đơn. Các sữa tắm có thể dùng được như: physiogel, cetaphil, A-Derma soap-free gel... Nếu trời lạnh quá có thể 2-3 ngày tắm một lần. Không tắm nước nóng quá, không chà mạnh, tắm nhanh không ngâm nước lâu quá. Rửa mặt ngày chỉ 2-3 lần, nhẹ nhàng. Sau tắm rửa có thể bôi vào vùng da khô cho em bé một trong các chế phẩm như: cream vitamin E, lacticare, cetaphil, cream A-
  5. Derma exomega... Các chế phẩm này có thể bôi kéo dài được. - Ăn uống: Chỉ kiêng những thức ăn biết rõ gây dị ứng cho em bé, không cần kiêng thịt gà, bò, tôm, cá... Tuy nhiên nên cho ăn với lượng thích hợp, khoa học, không nên cho ăn số lượng nhiều quá trong một ngày. Uống nhiều nước, ăn nhiều quả tươi, rau xanh... - Điều trị: Có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid có hoạt phổ nhẹ và vừa như: eumovate, lacticare HC, fucicort, fobancort... Thời gian bôi và loại thuốc nào được bôi tùy từng tháng tuổi của em bé và phải theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không được tự ý bôi
  6. các thuốc lên da mặt vì nhiều khi dùng thuốc không đúng chỉ định sẽ làm teo da em bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2