intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để biết được bé đang bị hăm da?

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hăm tã làm da trẻ bị viêm nhiễm khiến bé rất khó chịu. Dấu hiệu và triệu chứng • Da bị mẩn đỏ. Những vùng da mới đầu chỉ nổi từng mụn nhỏ và hơi tấy một hai ngày đầu. Ngày thứ ba trở đi những mụn đỏ này sẽ có mật độ ngày càng dày đặc hơn. Đặc biệt là vùng mặc tã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để biết được bé đang bị hăm da?

  1. Làm sao để biết được bé đang bị hăm da? Hăm tã làm da trẻ bị viêm nhiễm khiến bé rất khó chịu.
  2. Dấu hiệu và triệu chứng • Da bị mẩn đỏ. Những vùng da mới đầu chỉ nổi từng mụn nhỏ và hơi tấy một hai ngày đầu. Ngày thứ ba trở đi những mụn đỏ này sẽ có mật độ ngày càng dày đặc hơn. Đặc biệt là vùng mặc tã. • Những vùng da của bé bị hăm thường bị nhiễm trùng và mất vệ sinh, do tã dơ sau khi bé đi tè thẩm thấu ngược trở lại vào vùng da bị viêm nhiễm nên tại vùng da này của bé sẽ có mùi khắm của aminiac rất khó chịu. • Một số trường hợp bé không bị hăm lốm đốm nhỏ mà lại bị những mảng da căng đỏ như mề đay, da ở những vị trí này da căng mọng và rất mỏng. Ở giữa đôi khi xuất hiện lốm đốm đỏ và sẽ mưng mũ trong giai đoạn viêm nhiễm nặng khiến cho bé rất đau đớn và rát mỗi khi đi tiểu tiện.
  3. • Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục, trong các kẽ da ở đùi và mông • Vùng da bị hăm khi sờ tay vào thường nóng hơn các vùng da bình thường khác • Trong những trường hợp nghi ngờ bé bị hăm da, các bà mẹ cũng nên kiểm tra lại sức khoẻ răng miệng của bé. Những bé thường xuyên bị nhiệt miệng, đẹn trăng có thể sẽ dễ bị hăm tã hơn vì chứng đẹn miệng hay tưa lưỡi thường kéo theo bệnh hăm tã.
  4. • Bé rất khó chịu, đặc biệt là khi bạn thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé. • Giấc ngủ không tròn, bé hay quấy khóc về đêm, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Chính vì hăm da là bệnh phổ biến của trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhũ nhi nên các bà mẹ cần cẩn thận trong việc chọn loại tã cho bé yêu của mình hầu làm giảm tối đa nguy cơ bị hăm, viêm nhiễm ở trẻ. Dưới đây là một số tiêu chí giúp các mẹ chọn tã cho bé con: - Chọn tã có màng đáy biết thở dạng vải (Cottony Breathable Backsheet): Loại tã/ bỉm có màng đáy biết thở dạng vải sẽ làm giảm nhiệt độ trong lòng tã, giúp cho da bé luôn được hô hấp tự nhiên với không khí tự nhiên để da thoáng mát cả ngày. Mặt đáy dạng vải mềm mại để làn da non nớt của bé không bị kích ứng và mẹ chăm sóc bé thật nhẹ nhàng.
  5. - Tã có bổ sung tinh chất trà xanh: cũng là một lựa chọn tốt vì tinh chất trà xanh giúp khử mùi và có tác dụng chống hăm (Trà xanh cũng có tác dụng làm se da và kháng khuẩn, do vậy thường được các bà mẹ sử dụng để tắm cho bé) có tác dụng chống hăm hiệu quả, giúp bé ngủ ngon cả đêm hay thoải mái vui chơi vào óng ẩm. - Kiểm tra vách chống trào: Khi chọn tã cho bé, bạn đừng quên kiểm tra vách chống trào của tã. Hai bên vách cần được thiết kế mềm mại sẽ không gây
  6. vết hằn cho bé, khiến bé dễ chịu và thoải mái hơn. - Chọn size phù hợp với bé: Để chọn được tã có size phù hợp với bé yêu, bạn nên chú ý đến băng dính hai bên tã sao cho vừa vặn, dễ cài và dễ điều chỉnh với mọi kích cỡ, tránh để tã quá chặt, nén lên da đùi và da bụng bé. Bạn cũng nên chú ý đến phần 2 ống chân của tã. Một số loại tã có thể có 2 ống chân co dãn, chống rò rỉ. Nếu phần co dãn quá chặt cũng gây hằn trên da bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2