intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU TRƯỚC VÀ TRONG MÙA MƯA, BÃO, LŨ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

158
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước mùa mưa: - Tránh ngập đọng nước ở gốc tiêu, giữ đất thông thoáng: - Nạo vét, tu bổ, khơi thông mương, rãnh thoát nước tránh nước đọng, giữ đất thoáng khí. - Đào những hố hoặc rãnh sâu giữa các luống để tích nước thoát cục bộ trong những vườn tiêu trồng trêh đất bằng. - Những vườn tiêu trồng trên đất dốc cũng phải làm hệ thống thoát nước tránh để chống xói mòn, chống rửa trôi chất màu trong đất - Tỉa bớt các cành của cây choái, để thông thoáng gốc tiêu, giảm độ ẩm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU TRƯỚC VÀ TRONG MÙA MƯA, BÃO, LŨ

  1. CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU TRƯỚC VÀ TRONG MÙA MƯA, BÃO, LŨ Trước mùa mưa: - Tránh ngập đọng nước ở gốc tiêu, giữ đất thông thoáng: - Nạo vét, tu bổ, khơi thông mương, rãnh thoát nước tránh nước đọng, giữ đất thoáng khí. - Đào những hố hoặc rãnh sâu giữa các luống để tích nước thoát cục bộ trong những vườn tiêu trồng trêh đất bằng. - Những vườn tiêu trồng trên đất dốc cũng phải làm hệ thống thoát nước tránh để chống xói mòn, chống rửa trôi chất màu trong đất - Tỉa bớt các cành của cây choái, để thông thoáng gốc tiêu, giảm độ ẩm, tránh gió bão làm gãy cây. - Nếu cành tiêu chính vươn cao, dùng dây nilon cột dây tiêu vào cây choái, nhưng không cột quá chặt làm gẫy, dập dây tiêu. - Chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu. Cắt các cành lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc. Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện và điều trị ngay những cây bị bệnh. Nếu điều trị không được thì đào bỏ và đốt để tiêu hủy. Tưới vào mỗi hố đào cây chết 0,5 kg vôi bột để sát trùng diệt mầm bệnh.
  2. - Dọn sạch cỏ và xới đất mặt vườn để đất thoáng khí. - Bón phân và phun thuốc phòng bệnh. - Trong quá trình chăm sóc tránh làm tổn thương bộ rễ, gốc. Trong mùa mưa: - Xới đất mặt vườn để đất thoáng khí, kết hợp bón thêm phân. - Lượng phân bón trong suốt mùa mưa tùy đất tốt, xấu, có thể bón với số lượng mỗi gốc như sau: Phân chuồng đã chế biến hoai, mục: 15 – 20 kg  Phân đạm urê: 100 – 200 gam  Phân lân: Supper hoặc lân Văn Điển 200 – 300 gam  Phân Kali: Sunphat 60 – 100 gam  - Nếu đất chua cần bón thêm mỗi gốc 100 – 200 g vôi bột. - Nếu có nguồn phân hữu cơ dồi dào, nên tăng lượng phân chuồng, giảm lượng phân vô cơ. * Cách bón phân: Rải đều phân quanh gốc phạm vi đường kính 1 m, khi bón  không nên cuốc sâu quá làm đứt rễ tiêu. Phân chuồng và phân lân có thể trộn đều bón lót 1 lần vào  đầu mùa mưa. Bón thúc các loại phân NPK hoặc phân đơn phối hợp, chú  ý bón phân đúng cách, đúng lượng. Phân lân Văn Điển có hàm lượng Mg và vôi cao giúp tăng sức kháng bệnh của cây.
  3. Phân đạm và kali thì chia làm 3 – 4 lần bón, mỗi lần bón  cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa. Nếu dùng phân bón lá: phun lúc trời mát như sáng sớm  hoặc buổi chiều, không phun lúc nắng to làm cháy lá. * Phun thuốc phòng bệnh: Phun lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa, lần  3 vào cuối mùa mưa; phun đều toàn thân cây và tất cả số cây tiêu trên vườn. Có thể dùng dung dịch bordeaux, dung dịch oxyclorua  đồng (pha theo hướng dẫn sử dụng) tưới vào mỗi gốc cây từ 2-3 lít vào đầu mùa và cuối mùa mưa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2