intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc cho bộ móng khỏe đẹp

Chia sẻ: Concocon_5 Concocon_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều chất ảnh hưởng đến “sức khỏe” móng, quan trọng nhất là kẽm. Nếu thiếu, móng dễ bị gãy, khi gãy sẽ chậm mọc lại, có bớt trắng vì thế cần chăm sóc cho bộ móng khỏe đẹp. Cung cấp đủ vi chất Nhu cầu kẽm mỗi ngày 0,2mg, thay đổi theo đối tượng: trẻ em: từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: 0,8mg; từ 3 – 10 tuổi: 10mg; từ 10 – 12 tuổi: 12mg; từ 13 – 19 tuổi: 12mg (nữ), 15mg (nam). Từ 13 tuổi đến trưởng thành nhu cầu nam cao hơn nữ 2mg. Người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc cho bộ móng khỏe đẹp

  1. Chăm sóc cho bộ móng khỏe đẹp Có nhiều chất ảnh hưởng đến “sức khỏe” móng, quan trọng nhất là kẽm. Nếu thiếu, móng dễ bị gãy, khi gãy sẽ chậm mọc lại, có bớt trắng vì thế cần chăm sóc cho bộ móng khỏe đẹp. Cung cấp đủ vi chất Nhu cầu kẽm mỗi ngày 0,2mg, thay đổi theo đối tượng: trẻ em: từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: 0,8mg; từ 3 – 10 tuổi: 10mg; từ 10 – 12 tuổi: 12mg; từ 13 – 19 tuổi: 12mg (nữ), 15mg (nam). Từ 13 tuổi đến trưởng thành nhu cầu nam cao hơn nữ 2mg. Người mang thai: trong suốt thai kỳ trung bình là 20mg/ngày, cuối thai kỳ tăng gấp đôi so với người không mang thai. Nhu cầu của người cho con bú 25mg/ngày. Người già, đái tháo đường, uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá, bệnh đường ruột… sự hấp thu kẽm bị rối loạn nên cần cung cấp một lượng kẽm lớn hơn bình thường.
  2. Kẽm giàu trong hải sản (ngêu, sò, ốc hến tôm, cua), gan động vật, tương đối giàu trong một số loại đậu, loại hạt (vừng, điều, hướng dương, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đỗ tương), không đều trong một số rau quả (chỉ số ít rau có hàm lượng đáng kể, đa số dưới 1mg/100g). Hấp thu kẽm từ thức ăn chỉ 33%, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chế độ ăn có có nhiều thực vật mà lượng phytat cao gấp 6 – 10 lần bình thường thì hấp thu kẽm giảm mạnh. Chế độ ăn nhiều đạm mà lượng phytat tăng cao thì hấp thu kẽm tăng lên. Sữa đậu nành có tỉ lệ phytat cao nên kẽm khó hấp thu. Sự giảm tiết dịch vị dạ dày, thức ăn có nhiều chất vô cơ, chất sắt, chất phytat sẽ làm giảm; ngược lại sự tăng tiết dịch vị, có vitamin C sẽ làm tăng hấp thu kẽm. Nhìn chung, hấp thu kẽm từ thực vật khó hơn từ động vật. Các vitamin A, B6, C, phosphor làm tăng hoạt tính của kẽm. Khi thiếu những vitamin này và phospho thì hoạt tính kẽm bị giảm sút. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia nước ta (2000), có khoảng 25 – 40% số trẻ em và hầu hết nữ ở tuổi sinh đẻ thiếu kẽm… Muốn đủ kẽm, phải biết chọn thức ăn, biết
  3. cách phối hợp với cac thức ăn khác. Bình thường lượng kẽm trong máu 100mcg/100ml khi xuống 70mcg/100ml là thiếu kẽm. Cần bổ sung kẽm bằng thuốc chứa kẽm nh ư kẽm gluconat (dung dịch uống 10mg/10ml), kẽm sulfat (viên nang 45mg) hay viên nén parzilcol (10mg). Liều dùng tùy theo mức thiếu. Chữa nấm móng Tùy theo loại nấm gây bệnh mà có 3 dạng lâm sàng: vi nấm (dermatophyte)đôi khi nấm mốc (mould) thứ phát nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng (Distal and lateral subungual onychomycosis, DLSO) gây loạn dưỡng móng. Nấm Trychophyton mentagrophytes gây trắng trên mặt móng (Supperficial white onychomycosis, SWO) Nấm men Candida xuất phát từ phần gốc dưới móng (Proximal subungual subungual onychomycosis, PSO) thường là thứ phát của viêm quanh móng mạn. Hậu quả cuối cùng của 3 dạng DLSO, SWO, PSO là tiêu hủy móng, gọi là loạn dưỡng toàn móng (Total dystrophic onychomycosis, TDO). Thuốc thường dùng: - Thuốc bôi: có nhiều biệt dược bào chế dưới dạng mỡ, kem, dung dịch bôi từ nhóm acid (salicylic,undecylenic), các kháng nấm phổ hẹp (nistatin, clotrimazol, myconazol, griseofulvin), kháng nấm phổ rộng (ketoconazol). Chúng đều rất kém hiệu quả, kể cả khi đã phối hợp với liệu pháp tháo móng. Lý do: các thuốc bôi đều không thấm qua móng để tác dụng lên nấm gây bệnh ở sâu bên trong. Chưa có
  4. chứng minh hiệu quả chắc chắn. FDA chưa cho dùng. Thực tế thuốc bôi chỉ dùng phụ trợ. - Thuốc uống: phải dùng thuốc uống mới có hiệu quả. Các thuốc (ở dưới đây) đều có dược động học khá đặc biệt: sau khi uống phân bổ một lượng đáng kể vào da và móng, tích lũy, đạt nồng độ (tính theo mg/1g móng, da) bằng hay cao hơn nồng độ (tính theo mg/ml) trong máu (thay đổi tùy loại). Lấy griseopulvin làm ví dụ: sau khi hấp thu, sẽ phân bổ tập trung ở da tóc móng, gan, mô mỡ, cơ xương; đặc biệt tích lũy vào các tế bào tiền thân keratin, có ái lực cao với các mô nhiễm bệnh và cũng kết hợp chặt chẽ với lớp keratin mới của da, móng. Ngay sau khi uống có thể thấy sự có mặt của thuốc ở lớp sừng. Nếu uống dạng tinh thể siêu nhỏ (liều 500mg) thì nồng độ ở da, móng đạt 1mcg/1g sau 4 giờ và 3mcg/1g sau 8 giờ. Nếu cứ dùng mỗi 12 giờ một liều 500mg thì có thể đạt 6 – 12mcg/1g trong vòng 30 giờ và sẽ đạt 12 - 25mg/1g nếu dùng liên tục vài tuần, trong khi đó nồng độ ở máu chỉ có 1 – 2mg/1ml. Như vậy, khi uống, thuốc sẽ tập trung trên da và móng, tác dụng với nấm gây bệnh cư trú ở đó. Do vậy thuốc uống là thuốc chính. Các thuốc uống thường dùng: Kháng nấm phổ rộng azol: gồm ketoconazol, fluocnazol, itraconazol Cytochrom P450 cần thiết cho quá trình khử methyl để chuyển 14 -alpha methyl sterol thành ergosterol của màng tế bào nấm. Nhóm azol ức chế cytochrom P450, làm giảm lượng ergozterol, dẫn tới làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, từ đó mà có tính kháng nấm và diệt nấm.
  5. Liều dùng iltraconazol: liên tục 200mg/lần/ ngày x 6 – 12 tuần hoặc điều trị từng đợt 400mg/lần/ngày trong tuần đầu tháng, rồi nghỉ 3 tuần, sau đó tiếp tục lập lại chu kỳ này trong 6 – 12 tháng. Fluconazol: liều 150 – 400mg/tuần x 6 – 12 tháng. Kháng nám phổ hẹp griseopfulvin: kháng nấm theo hai cách: griseofulvin phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào, làm ngừng pha giữa của sự phân bào, hay tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép, từ đó làm cho nấm không sinh sản được Griseopulvin đọng vào các tế bào tiền thân của keratin tạo ra bất lợi cho sự xâm nhập của nấm do đó các mô ở móng bị nhiễm nấm sẽ được thay thế bằng các mô lành. Liều dùng: loại tinh thể: 0,5 – 1g/ngày x 6 – 12 tháng; loại tinh thể siêu nhỏ: liều bằng hai phần ba liều loại tinh thể. Nhóm alyllamin: terbinafin: terbinafin ức chế enzym epoxydase squalen ngăn cản sự chuyển đổi squalen lanosterol thành ergosterol, làm giảm lượng ergosterol, dẫn tới thay đổi tính thấm, chức năng của màng tế bào nấm; từ đó mà có tính kháng nấm, diệt nấm. Liều dùng: 250mg/ngày x 6 – 12 tuần. Tất cả chúng đều độc, khi điều trị lại phải dùng kéo dài, rất dễ bị tai biến. Nhóm kháng nấm phổ rộng azol: ketoconazol gây độc cho gan; thường gặp ở người cao tuổi, nữ, nghiện rượu, suy chức năng gan do các nguyên nhân khác nhau; viêm gan thường biểu hiểu hiện rõ trong vòng vài tháng, cũng có thể ngay trong vài tuần dùng đầu; có khi hồi phục cũng có khi không hồi phục (bị hoại tử gan cấp, biến đổi mô ở gan, tử vong). Fluconazol làm tăng nhẹ tạm thời transaminase, bilirubin máu gấp 1,5 – 3 lần bình thường, hiếm gặp hơn, có khi gấp 8 lần bình thường; lúc đó buộc phải ngừng thuốc. Iltraconazol không làm rối loạn chức năng gan khi dùng ngắn ngày, ít độc với gan hơn 2 thuốc trên. Khi dùng nhóm azol cần định kỳ kiểm tra chức năng gan.
  6. Không được dùng nhóm azol cho người có bệnh, có nguy cơ hay có tiền sử bệnh gan. Kháng nấm phổ hẹp griseofulvin: có tiềm năng gây độc nặng cho thận, gan, mất bạch cầu hạt. Cần định kỳ kiểm tra chức năng gan thận máu. Phải ngừng thuốc nếu thấy mất bạch cầu hạt. Gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng và làm nặng thêm bệnh lupus ban đỏ. Do có nguồn gốc từ penicillinum nên có thể gây dị ứng chéo với penicillin. Nhóm alyllamin (terbinafin): gây viêm gan, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt (biểu hiện viêm họng, lở loét, có khi dẫn tới tử vong) gây hội chứng Stevenns, hội chứng Lyel. Cần định kỳ kiểm tra chức năng gan và máu khi dùng thuốc. Với người có thai: fluconazol, terbinafin chưa có thông tin đầy đủ; ketoconazol, fluconazol, itraconazol. Griseofulvin gây quái thai trên súc vật nhưng chưa có bằng chứng trên người; griseopulvin gây sảy thai. Với người cho con bú: griseoful, terbinafin chưa có thông tin đầy đủ; ketoconazol, fluconazol,itraconazol có tiết vào sữa mẹ. Không dùng cho người có thai cho con bú, riêng loại chưa có thông tin đầy đủ khi cần thiết có thể dùng nếu cân nhắc thấy lợi ích thực sự cao hơn nguy cơ. Tránh tác hại khi làm móng Dụng cụ làm móng phải được tiệt khuẩn sạch trước mỗi lần làm để tránh nhiễm khuẩn – nấm từ người này sang người khác. Các hỗn hợp dùng làm móng (làm sạch lớp sơn cũ, tạo màu mới, giữ màu sơn làm cho màu không bị tróc, sáng) thường có nhiều chất trong đó ba chất gây độc:
  7. Aceton: gây ngứa, mẫn đỏ vùng quanh móng tay quanh khóe mắt, làm cho móng bị bạc màu, có đốm đen, giòn, xơ xác. Benzen: khi hít phải, sẽ hấp thu rất nhanh vào gan tủy sống tế bào mỡ; những chất trong tủy xương tác động với benzen tạo ra các chất có hại cho sự tạo máu; sau đó benzen còn gắn vào các chất phân tử lớn như protein, các DNA, RNA gây trở ngại cho sự tăng trưởng, tái tạo, gây đột biến tế bào; biểu hiện độc của benzen thường thấy là gây choáng váng, mệt mỏi, kém sáng suốt, thiếu máu, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gây ung thư bạch cầu, ung thư hạch kiểu Hodgkin lymphoma. Chất toluene: khi hít phải sẽ hấp thu rất nhanh phân bổ vào não, gan thận, gây độc thần kinh đặc biệt cho người mang thai. Người làm móng, thợ làm móng cần tránh hít các chất này (đeo khẩu trang). Không nên dùng dao cạo sơn cũ mà dùng hỗn hợp tẩy (chứa aceton), sau đó dùng chổi nhỏ cọ sạch; nếu chưa kịp sơn lại cần xoa lên móng kem giữ ẩm; muốn sơn thấm tốt, giữ màu, cần làm cho móng khô tự nhiên; không hơ ở nhiệt độ cao vì làm cho móng khô và tróc sơn. Cần làm từng tí một khi tỉa móng; nếu không sẽ làm xước, rách móng và vùng da xung quanh, làm cho hình dạng móng xấu đi, sơn thấm vào trong móng gây độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2