intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc phù hợp với lứa tuổi

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

145
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc phù hợp với lứa tuổi là mức độ quan tâm chăm sóc phù hợp với quá trình phát triển thể chất, tình cảm, khả năng xã hội hoá và trí tuệ của trẻ. Mặc dù không có một cách chăm sóc trẻ đúng nhất, nhưng dưới đây là các hướng dẫn giúp bạn biết con trẻ phát triển ra sao và chăm sóc như thế nào để phù hợp với các giai đoạn phát triển, hiểu được cách chăm sóc trẻ để giúp trẻ tự tin. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc phù hợp với lứa tuổi

  1. Chăm sóc phù hợp với lứa tuổi Chăm sóc phù hợp với lứa tuổi là mức độ quan tâm chăm sóc phù hợp với quá trình phát triển thể chất, tình cảm, khả năng xã hội hoá và trí tuệ của trẻ. Mặc dù không có một cách chăm sóc trẻ đúng nhất, nhưng dưới đây là các hướng dẫn giúp bạn biết con trẻ phát triển ra sao và chăm sóc như thế nào để phù hợp với các giai đoạn phát triển, hiểu được cách chăm sóc trẻ để giúp trẻ tự tin. Các hướng dẫn về quá trình phát triển của trẻ bao gồm hai phần:
  2. 1. Các phát triển chung: Các mốc phát triển diễn ra trong những năm đầu đời. 2. Các phát triển mang tính cá nhân: Diễn ra với mỗi trẻ như kiểu học và những kinh nghiệm nền tảng của gia đình. Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ tuổi chập chững Trẻ sơ sinh và trẻ tuổi chập chững học hỏi bằng cách thử nghiệm môi trường xung quanh - quan sát, lắng nghe, nếm, thử, sờ và di chuyển. Bé tìm hiểu về sự tin cậy thông qua sự tương tác với những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc bé. Người lớn không chỉ đáp ứng các nhu cầu về thể chất mà còn dành thời gian để bế bé, chơi và nói chuyện với các em bé sơ sinh. Bạn có thể giúp em bé sơ sinh có một thứ gì đó để nhìn, sờ và nghe. Tập ngồi bô, tập xúc ăn và tập mặc quần áo mà không chỉ trích bé là những cơ hội giúp bé tự làm mọi việc cho bản thân. Bạn nên lắp đặt các thiết bị an toàn, ngăn ngừa trẻ phá phách sẽ giúp bé có một nơi thám hiểm an toàn.
  3. Với các bé 2 tuổi, bạn nên cung cấp cho các bé những cuốn sách đơn giản, tranh ảnh, trò chơi ghép hình đơn giản (puzzle) và âm nhạc. Nên sắp xếp thời gian và không gian để chạy, nhảy. Bạn hãy khuyến khích trẻ mô tả lại những việc trẻ đang làm, lặp đi lặp lại những từ mới và tập đọc, tất cả những việc đó sẽ khiến bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Người lớn cần biết rằng con trẻ cùng nhóm tuổi chưa hiểu về khái niệm chia sẻ, vì vậy bạn đừng mong đợi bé phải chia sẻ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn hãy giới thiệu khái niệm chia sẻ với bé. Chăm sóc trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Với trẻ 3 tuổi, bạn hãy cung cấp cho trẻ các hoạt động tập trung về ngôn ngữ, các hoạt động vận động. Các hoạt động đó bao gồm chơi ghép tranh (puzzle) và các hình khối, đồ chơi để leo trèo, các hoạt động đóng kịch và kể truyện. Trẻ 4 tuổi thích tham gia các hoạt động nghệ thuật, thủ công và nấu ăn. Trẻ có thể nhận biết hình khối,
  4. màu sắc, sử dụng một số khái niệm toán học cơ bản, và sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề. Một số trẻ 4 tuổi và hầu hết trẻ 5 tuổi biết cách kết hợp các ý tưởng, trí nhớ và các kỹ năng vận động phát triển. Trẻ có thể thích viết. Trẻ thích giao tiếp với mọi người, thích các sự kiện đặc biệt và thích du lịch. Người lớn cần lắng nghe, khuyến khích con trẻ chơi các hoạt động sáng tạo, tham gia vào các hoạt động của con, xây dựng sự tự tin của con và đặt ra các giới hạn phù hợp. Trang thiết bị và không gian phù hợp với con trẻ Trẻ sơ sinh cần những thứ sau: cũi, sân chơi, ghế sơ sinh, ghế ngồi ăn (high chair), miếng thảm chống trơn trượt trong bồn tắm. Trẻ sơ sinh cần những bức tranh màu sắc, các đồ vật để cầm nắm và gặm, những đồ vật mềm để bé học cách cầm. Trẻ lớn hơn cần không gian an toàn để lật, ngồi và bò. Bé tuổi chập chững cần những thứ tương tự với trẻ sơ sinh. Nhưng bé cần môi trường an toàn để bò và tập đi. Hầu hết các bé tuổi chập chững đều chơi một
  5. mình. Bạn hãy sắp xếp không gian để bé di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác an toàn. Các bé tuổi chập chững thích khám phá. Đồ chơi tốt phù hợp với lứa tuổi cho các bé ở giai đoạn này: Hình khối, đồ chơi kéo đẩy và các đồ chơi xếp chồng khối lên nhau. Bé tuổi mẫu giáo. Bé cần nhiều không gian hơn. Bé cần không gian dành cho cả hoạt động tĩnh và hoạt động động. Bé cần có một nơi để cất giữ những vật dụng riêng. Toilet phù hợp với bé, bồn rửa tay giúp bé dễ sử dụng. Bé hoạt động theo từng nhóm nhỏ, nhóm lớn và hoạt động một mình. Bé tuổi mẫu giáo cần nhiều trò chơi. Các nguyên vật liệu thủ công, trò chơi ghép hình, đồ chơi phát ra âm thanh, xe đạp ba bánh là đồ chơi điển hình cho các bé ở lứa tuổi này. Chăm sóc Một số trường học/trung tâm chăm sóc trẻ dạy trẻ những kỹ năng để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. Nhưng nếu quá gò ép trẻ trong việc học tập, trẻ sẽ không hứng thú với việc học tập ở trường về sau này.
  6. Dưới đây là một số kỹ năng mà bạn có thể giúp con chuẩn bị vào lớp 1 mà không gây sức ép cho bé.  Quan sát hoặc chú ý tới những vật thể cụ thể nào đó một cách tự nhiên, và tìm hiểu xem người khác đang làm gì.  Lắng nghe và tìm hiểu các âm thanh.  Tập trung vào các chỉ dẫn để bé có thể hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản. Phân biệt bên phải, bên trái.  Sắp xếp và phân loại đồ vật theo hình dạng, màu sắc, kích thước,...và bé có thể nói cho bạn biết tại sao đồ vật lại giống và khác nhau.  Bé có thể nhớ và kể lại những sự kiện gần đây và có thể chơi những trò chơi luyện các kỹ năng nhớ.  Tham gia các trò chơi giả vờ; bé cảm thấy thoải mái khi các bạn làm những việc khác nhau.  Hợp tác và hiểu cách làm việc với người khác mà không cần phải cạnh tranh. Giáo viên/người chăm sóc trẻ
  7. Giáo viên, người chăm sóc trẻ cần phải có một số tính cách sau:  Kiên nhẫn và hỗ trợ trẻ;  Thúc đẩy trẻ sáng tạo, khám phá và thám hiểm;  Khuyến khích trẻ giải quyết khó khăn trong những hoạt động định trước.  Hiểu tính cách riêng của mỗi trẻ.  Tiếp xúc với trẻ bằng cách nói chuyện với bé cũng như lắng nghe những gì bé nói.  Cho phép trẻ tự làm mọi thứ.  Cho phép bé lựa chọn các hoạt động và các nguyên vật liệu thủ công.  Thiết lập và củng cố các giới hạn hợp lý.  Sẵn sàng sử dụng các phương pháp chăm sóc khác nhau để đáp ứng từng khả năng và nhu cầu riêng của mỗi trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2