intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

138
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến độ tuổi nhất định, khi trẻ bắt đầu học cách đánh răng, các mẹ nên chọn cho trẻ một loại kem và bàn chải đánh răng phù hợp với từng bé. Chọn kem đánh răng Khi lựa chọn kem đánh răng các mẹ cần lưu ý một số điểm sau: 1. Không nên chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt. 2. Chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé, tránh chọn những mùi có thể gây khó chịu cho bé. 3. Sử dụng một cách hợp lý các loại kem đánh răng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ

  1. Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ Đến độ tuổi nhất định, khi trẻ bắt đầu học cách đánh răng, các mẹ nên chọn cho trẻ một loại kem và bàn chải đánh răng phù hợp với từng bé. Chọn kem đánh răng Khi lựa chọn kem đánh răng các mẹ cần lưu ý một số điểm sau: 1. Không nên chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt.
  2. 2. Chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé, tránh chọn những mùi có thể gây khó chịu cho bé. 3. Sử dụng một cách hợp lý các loại kem đánh răng có hàm lượng florua và một số chất kích thích. 4. Chọn kem đánh răng phù hợp với tuổi răng. 5. Không sử dụng quá lâu một loại kem đánh răng. 6. Không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng. 7. Sử dụng một hàm lượng thích hợp kem đánh răng cho mỗi lần đánh, vừa để bảo vệ răng lại tiết kiệm. 8. Nếu bé bị nhiệt miệng, nên tạm thời dừng dùng kem đánh răng và cho bé súc miệng bằn nước muối nhạt là tốt nhất. Lựa chọn bàn chải đánh răng 1. Kích cỡ: Bàn chải đánh răng dài từ 12 – 13 cm, chiều dài của đầu chải răng là từ 1,6 – 1,8 cm, chiều rộng không quá 0,8 cm và chiều cao không quá 0,9 cm.
  3. 2. Lông của bàn chải phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Nếu lông bàn chải quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng. Sử dụng bàn chải đánh răng 1. Một bàn chải đánh răng tốt là một bàn chải không chỉ bền mà còn đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh răng miệng. 2. Cần sử dụng hợp lý bàn chải đánh răng. Các mẹ nên dạy bé cách sử dụng bàn chải đánh răng sao cho vừa mang lại lợi ích vệ sinh răng miệng vừa phải bảo vệ bàn chải đánh răng để có thể sử dụng trong thời gian tối đa. 3. Không ngâm bàn chải đánh răng trong nước sôi nóng. 4. Sau khi đánh răng xong, các mẹ cần hướng dẫn bé cách rửa sạch bàn chải đánh răng không để bàn chải đánh răng dính kem đánh răng hoặc các mảng bám của răng. 5. Mỗi thành viên trong gia đình nên có một bàn chải đánh răng riêng. Không nên cho bé sử dụng chung bàn chải với người lớn để ngăn ngừa lây truyền một số bệnh. 6. Thông thường, các mẹ nên thay bàn chải đánh răng cho bé một quý 1 lần hoặc khi lông trên bàn chải bắt đầu bị xù hoặc biến dạng.
  4. Đừng dại tung, lắc con! Đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ mắc hội chứng này xảy ra cao nhất ở bé trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi. Vì bé sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Lắc mạnh gây nguy hiểm cho bé Do các cơ ở vùng cổ của bé còn rất yếu nên không nâng đỡ đầu nhiều. Vì thế, khi bị lắc mạnh hay tung lên cao, đầu của bé sẽ có khuynh hướng bị gập trước sau, hoặc xoay mạnh không kiểm soát.
  5. Hậu quả còn nặng nề hơn nếu kết thúc quá trình lắc là sự va chạm mạnh đầu bé vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Do lực gia tốc đang nhanh bị dừng đột ngột bởi một va chạm thường rất mạnh, nên não bé sẽ bị xoắn vặn hoặc gập trước sau trong hộp sọ, dẫn đến vỡ mạch máu, phù não, tăng áp lực nội sọ. Tình trạng trên có thể dẫn đến những di chứng như: chậm phát triển tâm thần, mất khả năng học và nói, liệt, động kinh, mù mắt, điếc và thậm chí tử vong. Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Biểu hiện nghi ngờ bé có thể mắc hội chứng SBS Nếu bố mẹ hay lắc trẻ mà thấy bé có những biểu hiện: quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém (cơ nhẽo), da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán, khó thở, ngừng thở hoặc co giật... nên đưa bé đi khám ngay. Tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài. Người lớn không được tung, lắc trẻ con (Ảnh minh họa) Phòng tránh bé khỏi hội chứng SBS
  6. Các bố thường hay biểu hiện sự yêu thương con bằng cách lắc bé hoặc tung lên rồi bắt lấy hay trò chơi "nhong nhong ngựa ông đã về" để bé lên chân rồi lắc. Thậm chí, bé ngủ ở tư thế bế vác, đi trên đường xe xóc, hoặc ru bé ngủ bằng cách lắc lắc, đu đưa trên tay cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Bố mẹ và người lớn nên chú ý trong cách chơi đùa và nuôi dưỡng bé con. Khi quá vui mừng, chơi đùa, ngay cả khi tức giận, không nên mất bình tĩnh hay quá khích, sốc trẻ lên cao hay lắc mạnh. Tránh những động tác mạnh, làm thay đổi tư thế của bé đột ngột: bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống. Khi bé quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu. Khi bế bé hoặc di chuyển bé, nên giữ cổ bé ở tư thế tương đối ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2