intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trẻ mùa lạnh: Ăn nóng, chăm thể dục

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa đông, nên cho trẻ ăn nóng, bổ sung thêm nhiều chất béo, chất bột đường. Ngoài ra, cần cho trẻ tập thể dục thường xuyên. Vào mùa rét, trẻ thường mắc các bệnh như cảm cúm, viêm hô hấp, nhiễm siêu vi, sốt phát ban, đau mắt đỏ, tiêu chảy cấp … Trong đó, cảm cúm là bệnh trẻ thường hay mắc nhất do virus thường phát triển mạnh vào mùa lạnh. Có nhiều loại virus gây cảm cúm với các biểu hiện ở mũi họng, viêm phổi, đường ruột (gây tiêu chảy), lan tràn toàn thân (gây đau nhức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trẻ mùa lạnh: Ăn nóng, chăm thể dục

  1. Chăm sóc trẻ mùa lạnh: Ăn nóng, chăm thể dục Mùa đông, nên cho trẻ ăn nóng, bổ sung thêm nhiều chất béo, chất bột đường. Ngoài ra, cần cho trẻ tập thể dục thường xuyên. Vào mùa rét, trẻ thường mắc các bệnh như cảm cúm, viêm hô hấp, nhiễm siêu vi, sốt phát ban, đau mắt đỏ, tiêu chảy cấp …
  2. Trong đó, cảm cúm là bệnh trẻ thường hay mắc nhất do virus thường phát triển mạnh vào mùa lạnh. Có nhiều loại virus gây cảm cúm với các biểu hiện ở mũi họng, viêm phổi, đường ruột (gây tiêu chảy), lan tràn toàn thân (gây đau nhức người)… Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, với những trẻ đã mắc bệnh, ngoài việc điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng không kém. Nếu trẻ mắc bệnh nhẹ: Vẫn cố gắng duy trì chế độ ăn như bình thường. Nếu trẻ sốt cao, cần hạ sốt rồi cho ăn, tăng cường thức ăn lỏng mềm dễ nuốt dễ tiêu, bổ sung thêm sữa nhiều hơn nếu ăn kém. Nếu trẻ nôn ói nhiều: Cho ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn bù sau nôn 15 phút với lượng ít hơn và thức ăn hợp khẩu vị. Nếu trẻ ăn vào nôn ra, uống nước cũng nôn liên tục thì cần chú ý cho trẻ uống nước từ từ từng muỗng nhỏ.
  3. Nếu trong vòng 4-5 giờ liên tục, trẻ không có chút thức ăn và nước vào người được thì phải nhanh chóng đưa vào bệnh viện. Trẻ tiêu chảy: Ngoài việc bù nước khi tiêu chảy, vẫn cho trẻ ăn, bú bình thường nếu được, tạm thời ngưng ăn các thực phẩm màu đỏ như rau dền, củ dền đỏ, huyết… Đây là những chất tạo màu đỏ nên dễ nhầm lẫn là đi tiểu ra máu. Ngoài ra, không kiêng khem các thức ăn khác. Đối với những trẻ chưa mắc bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Phải cho trẻ ăn đủ năng lượng, ăn đủ bữa (5-8 bữa/ngày, tùy tuổi) và đủ các chất dinh dưỡng (đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên, không kiêng cử, ăn cả xác chứ không chỉ uống nước hầm xương, nước luộc)… Ngoài các chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu hũ…, chất xơ như rau và trái cây, cần tăng cường các loại chất béo như mỡ, dầu mè, dầu đậu nành. Có thể thêm một muỗng mỡ hoặc dầu thực vật vào thức ăn đang nấu của trẻ. Hay thay vì luộc, nấu thức ăn, nên với dầu, mỡ.
  4. Nên cho trẻ ăn lúc thức ăn còn nóng. Lúc này, thức ăn còn giữ nhiều chất dinh dưỡng, tăng nhiệt lượng cho cơ thể, an toàn về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Với các món nước, súp, dầu mỡ dễ bị đóng lại nên hâm nóng lại. Ngoài ra, nên cho trẻ tập thể dục, tùy theo lứa tuổi để chọn môn phù hợp. Trong khi tập nên giữ ấm được cơ thể. Nên tắm cho trẻ mỗi ngày hoặc ít nhất 2 ngày 1 lần. Phòng kín gió, tắm nước ấm, tắm xong lau khô người, mặc quần áo, bước ra ngoài phòng tắm thì mặc ngay áo ấm. Khi có rịn mồ hôi ra thì hãy cởi bớt áo ấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2