intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon tăng trưởng (E23.0)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon tăng trưởng (E23.0)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp của chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng, cách tiếp cận, xử trí, lưu ý. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon tăng trưởng (E23.0)

  1. CHẬM TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO DO THIẾU HORMON TĂNG TRƯỞNG (E23.0) 1. ĐỊNH NGHĨA Chậm tăng trưởng chiều cao: tốc độ tăng trưởng thấp hơn vận tốc tăng trưởng phù hợp theo tuổi. Thấp (Short stature): chiều cao dưới bách phân vị thứ 3 theo tuổi hoặc chiều cao < -2 SD theo tuổi. Lùn (“Dwarfism”: severe short stature): chiều cao < -3 SD theo tuổi. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP CỦA CHẬM TĂNG TRƯỞNG DO THIẾU HORMONE TĂNG TRƯỞNG 2.1. Bẩm sinh - Vô căn (dạng thường gặp nhất). - Không có tuyến yên bẩm sinh. - Khiếm khuyết đường giữa (sứt môi, chẻ vòm). - Đột biến gen POU1F1 chịu trách nhiệm mã hóa cho GH, prolactin, thyrotropin, và thụ thể GHRH, di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, gây ra bệnh cảnh thiếu nhiều hormone tuyến yên có thể có hoặc không có giảm sản tuyến yên. - Đột biến Prop-1 dẫn đến không biểu hiện gen POU1F1/Pit-1 hoạt hóa gây ra giảm sản tuyến yên và/hoặc thiếu nhiều hormone tuyến yên có tính gia đình. 298
  2. - Đột biến các gen mã hóa các tế bào tuyến yên trước như LHX3, LHX4, TBX19 (TPIT), SOX3, SOX2 và HESX1 gây thiếu nhiều hormone tuyến yên bẩm sinh. - Khiếm khuyết gen mã hóa cho thụ thể GHRH. - Mất hoặc đột biến gen GH-1, là một gen mã hóa cho GH, nằm trên NST 17, gây thiếu GH có tính gia đình. - Hội chứng bất hoạt GH, lâm sàng tương tự thiếu GH, GH tăng nhẹ nhưng nồng độ IGF-1 thấp và tăng sau điều trị bằng GH. - Các đột biến khác gây hội chứng không nhạy cảm với GH. 2.2. Mắc phải - Nhiễm trùng, viêm mạn tính. - Chấn thương sọ não, u não, xạ trị, hóa trị... 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Bước 1 (phòng khám ngoại trú) Trẻ cần phải tầm soát, nếu: - Chiều cao < -2,5 SD (tương đương < 0,5 percentile) theo tuổi, giới và chủng tộc. - Hoặc chiều cao từ -2,5 SD đến -2 SD, kết hợp với chậm tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng chiều cao < -2 SD theo tuổi. - Hoặc chiều cao > -2 SD nhưng tốc độ tăng trưởng < -2 SD hơn 1 năm và < -1,5 SD hơn 2 năm. - Hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng hạ đồi- tuyến yên. - Hoặc có bằng chứng thiếu hormon hạ đồi-tuyến yên. 299
  3. 3.2. Bước 2 (ngoại trú) - Tiền căn, bệnh sử, lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý các nguyên nhân khác gây chậm tăng trưởng (nếu có) như: bệnh mạn tính, bệnh hệ thống, suy giáp, hội chứng Cushing... - Xét nghiệm tại phòng khám: + Huyết đồ. + Điện giải đồ, chức năng gan, thận, HCO3-, Calci, phospho, PTH, PTH máu. + Chức năng tuyến giáp. + Cortisol máu. + IGF-1, hGH, IGFBP-3. + Định lượng vitamin D. + TPTNT. + Siêu âm bụng/bìu. + X quang bàn tay xác định tuổi xương. + Karyotype ở trẻ gái. 3.3. Bước 3: Nghiệm pháp kích thích (nhập viện nội trú) Bệnh nhân nhịn đói qua đêm, có thể sử dụng các nghiệm pháp sau đây: - Nghiệm pháp hạ đường huyết do Insulin. - Nghiệm pháp vận động. Biện luận kết quả: - Đỉnh GH < 10 mU/l: thiếu GH hoàn toàn. - Đỉnh GH 10-20 mU/l: thiếu một phần GH. - Đỉnh GH > 20 mU/l: bình thường. 300
  4. 3.4. Bước 4: chẩn đoán thiếu GH Chậm tăng trưởng + kết quả 2 nghiệm pháp kích thích không đáp ứng. - Thiếu GH hoàn toàn: điều trị ngay khi có thể. - Thiếu GH một phần: theo dõi thêm 6-12 tháng và làm test lại: không thiếu hormone khác, chưa tiền dậy thì. Các trường hợp khác: - Trường hợp bệnh nhân có bằng chứng suy tuyến yên: phẫu thuật, xạ trị...và có suy 1 hormone khác của tuyến yên, chỉ cần 1 test để chẩn đoán xác định, không được sử dụng test insulin. - Trường hợp sơ sinh: không làm test. Chẩn đoán suy yên khi GH < 5 µg/l (< 14 mUI/l) kèm dương vật nhỏ, hạ đường huyết kháng trị và có suy 1 hormone khác của tuyến yên. - Đối với trẻ tiền dậy thì (nam > 11 tuổi và nữ > 10 tuổi), có thể mồi với hormone sinh dục trước khi làm test để tránh trường hợp điều trị thừa cho chậm tăng trưởng cơ địa (constitutional delay). Mồi bằng 1-2 mg β-estradiol 2 ngày trước test, hoặc 50-100 mg testosterone tiêm bắp 1 tuần trước test. 3.5. Bước 5 MRI tuyến yên để tầm soát bất thường thực thể. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: đa số trường hợp không nhập cấp cứu. 301
  5. 4.2. Chỉ định nhập viện: các trường hợp lần đầu khám vì khi nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng hoặc trong quá trình theo dõi cần đánh giá lại (tùy từng trường hợp). 4.3. Khám chuyên khoa: có thể phối hợp với chuyên khoa dinh dưỡng, nội và ngoại thần kinh... 4.4. Điều trị ngoại trú: sau khi chẩn đoán xác định chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng, bệnh nhân được hướng dẫn tự chích thuốc tại nhà. 4.5. Điều trị triệu chứng: bổ sung vitamin D, calci, dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. 4.6. Điều trị đặc hiệu: chích hormone tăng trưởng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tái khám ngoại trú: - Tái khám mỗi 1-4 tuần: tùy theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ điều trị. - Đánh giá định kỳ: + Đo IGF-1 sau 4 tuần điều trị và sau đó mỗi 6-12 tháng. Mục tiêu IGF-1 ở mức +1 SD theo tuổi (tham khảo bảng 1). + Chiều cao mỗi 2-3 tháng ở trẻ nhũ nhi và ít nhất mỗi 4-6 tháng ở trẻ lớn. + Chức năng tuyến giáp mỗi năm. + Đường huyết đói hoặc HbA1c mỗi 3-6 tháng. + Biên bản hội chẩn khoa hàng năm để đánh giá hiệu quả điều trị và chỉ định điều trị tiếp. 302
  6. Tái khám ngay khi gặp tác dụng phụ: - Đau đầu. - Tăng áp lực nội sọ. - Trật khớp háng. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: - Hướng dẫn tự chích thuốc tại nhà. - Theo dõi tác dụng phụ. - Theo dõi tăng trưởng chiều cao. Tái khám theo hẹn - Thời gian điều trị: cho tới khi sự tăng trưởng gần như hoàn toàn (chiều cao tăng dưới 2-2,5 cm/năm). - Ở tuổi trưởng thành, cần test lại nhu cầu hormone GH vì các mục tiêu khác ngoài vấn đề phát triển chiều cao, lúc này GH vẫn có chỉ định nhưng ở liều thấp hơn. Có 1/3 người trưởng thành vẫn tiếp tục duy trì GH trị liệu. 5. LƯU Ý Tạm ngưng thuốc khi có các bệnh lý cấp tính hoặc khi phẫu thuật. 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2