intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÂN DUNG DANH HỌA TRẦN VĂN CẨN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

125
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trần Văn Cẩn sinh ngày 13-8-1910 tại Kiến An, mất năm 1994 tại Hà Nội - thọ 84 tuổi. Ông tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương (1931-1936). Ông là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân và Trần Văn Cẩn). Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Hà Nội có một nhóm thanh niên trí thức cùng chí hướng, mong muốn có tự do, độc lập trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÂN DUNG DANH HỌA TRẦN VĂN CẨN

  1. CHÂN DUNG DANH HỌA TRẦN VĂN CẨN Danh họa TRẦN VĂN CẨN Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh (0,35 x 0,45)
  2. Trần Văn Cẩn sinh ngày 13-8-1910 tại Kiến An, mất năm 1994 tại Hà Nội - thọ 84 tuổi. Ông tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương (1931-1936). Ông là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân và Trần Văn Cẩn). Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Hà Nội có một nhóm thanh niên trí thức cùng chí hướng, mong muốn có tự do, độc lập trong sáng tạo nghệ thuật và đầy tinh thần tự tôn dân tộc, gồm Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị... Gọi là Nhóm họa sĩ trẻ FARTA. Khoảng năm 1938-1942 họ đã tổ chức hai cuộc triển lãm tranh, gây được tiếng vang.lớn trong giới trẻ thời bấy giờ... Thuở hàn vi, các họa sĩ cùng thời như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị từng vẽ chung một người mẫu tên là Cô Sáu và để lại cho đời những tác phẩm hội họa bất hủ; Trong đó có hai tác phẩm nổi tiếng: "Thiếu nữ bên hoa huệ" và "Thiếu nữ với hoa sen" của Tô Ngọc Vân... Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều hoạ sĩ khác đã hồ hởi vẽ và dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm để cổ võ dân chúng ủng hộ phong trào Cách mạng. Bức "Nước Việt Nam của người Việt Nam" của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
  3. Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô Ngọc Vân và "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung. Năm 1954, họa sỹ Tô Ngọc Vân hy sinh ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Văn Cẩn được trên bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường cao đẳng Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969); Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (năm 1958 - 1983); Chủ tịch hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983- 1989) và là cộng tác viên của Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Ðức từ năm 1978…Nhiều tác phẩm của ông được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam và các nhà sưu tập cá nhân trong và ngoài nước. Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tác phẩm tiêu biểu: Em Thúy, Nữ dân quân vùng biển, Chân dung bác thợ lò, Thiếu nữ áo trắng, Gội đầu… Sau giải phóng Miền Nam, cứ mỗi lần ra Bắc, tôi được đi theo nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đến thăm họa sỹ Trần văn Cẩn ở nhà riêng, tại căn gác Phố Nguyễn Thượng Hiền. Tôi nhớ một lần đến thăm Thầy, được Cô Hồng cho thưởng thức món “Bánh mì kẹp xi-rô Vả”, ngọt, rất ngọt đến tận bây giờ. Đúng là “miếng ngon nhớ lâu”.
  4. Kính trọng ông - một nhân cách nghệ sỹ lớn, một cây đại thụ trong làng hội họa Việt Nam, tôi đã vẽ chân dung danh họa Trần Văn Cẩn từ một tấm ảnh đen trắng quý hiếm còn lưu lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1