intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chân không và cuộc chiến Sóng-Hạt

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa học hiện đại không hoàn toàn là những tri thức đã hoàn thiện. Chân không Ether và tính sóng-hạt của vật chất là một ví dụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chân không và cuộc chiến Sóng-Hạt

  1. Chân không và cuộc chiến Sóng-Hạt Khoa học hiện đại không hoàn toàn là những tri thức đã hoàn thiện. Chân không Ether và tính sóng-hạt của vật chất là một ví dụ. Những tranh cãi về chúng đã kéo dài qua hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết. Với đa số người, chân không nghĩa là chẳng có gì hết. Nhưng từ nhiều thế kỷ trước câu hỏi “chân không liệu có phải là trống rỗng tuyệt đối?” đã thường xuyên được đặt ra và thậm chí bùng lên thành những cuộc tranh luận nóng bỏng. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng chân không được lấp đầy bởi vật chất mà người ta gọi là Ether hoặc Aether. Vấn đề chỉ tạm lắng đi khi Anhxtanh (Einstein) vĩ đại nói rằng chẳng có chất Ether nào hết. Nhiều người lảng đi khi nghe Anhxtanh nói vậy bởi Anhxtanh không nói suông. Sinh mạng hàng trăm ngàn người Nhật bản đã bị cướp đi do hai quả bom nguyên tử ném xuống nước Nhật, tiếc thay, lại đóng vai trò của một minh chứng vô cùng ấn tượng. Nhưng “phong trào tạm lắng” không có nghĩa là “phong trào lại yên”. Vấn đề chân không một lần nữa đang nóng dần. Thầy bói Anhxtanh và con voi Chân không Từ hơn hai ngàn năm trước câu hỏi về chân không đã xuất hiện và cũng đã có câu trả lời đầu tiên. Trong mô hình vũ trụ của người Hy lạp, bầu trời là một vòm
  2. thuỷ tinh khổng lồ và các vì sao được gắn lên đó. Như vậy, người Hy lạp cổ đại tin rằng giữa các vật thể vũ trụ có vật chất để giúp các vật thể này tương tác (gắn kết) với nhau. Niềm tin này tan vỡ khi mô hình Địa tâm sụp đổ. Nhưng một bước tiến lớn khác về chân không được tạo ra ở thế kỷ 17. Christiaan Huygens đã đề xuất giả thiết ánh sáng là một loại sóng lan truyền trong một môi trường mà ông gọi là Aether. Ý tưởng này xuất phát từ sự so sánh. Tất cả các loại sóng đều cần một môi trường để lan truyền. Nếu không có không khí, sẽ chẳng có âm thanh nào hết mặc dù các vật thể vẫn dao động. Nếu ánh sáng có bản chất sóng nó cũng cần một môi trường để lan truyền. Tiếc thay, ý tưởng này bị Niu-tơn (Newton) chống đối kịch liệt vì e ngại rằng chất Aether sẽ làm cản trở chuyển động của các vật thể vũ trụ vốn đang tuân thủ rất hoàn hảo các định luật Kepler và định luật vạn vật hấp dẫn. Niu tơn cho rằng ánh sáng là các hạt tồn tại tự thân và chẳng cần môi trường để nó chuyển động. Tuy vậy Niu tơn đã vô cùng kinh ngạc đặt câu hỏi tại sao hai vật thể trong vũ trụ ở cách nhau rất xa, chẳng có gì ở giữa lại có thể hút nhau với một lực khổng lồ như vậy. Rõ ràng, Niu tơn đã bị kẹt giữa các lý thuyết của chính mình và không thoát ra được. Nhưng do uy tín của Niu tơn quá lớn nên trong một thời gian dài người ta không mặn mà với chất Aether nữa. Họ chọn giải pháp “quẳng gánh lo đi để vui sống”. Khoảng một thế kỷ sau, Young và Fresnel đã chứng minh được cả bằng lý thuyết và thực nghiệm ánh sáng là một sóng ngang, khác với Huygens trước đó nghĩ rằng ánh sáng là sóng dọc. Và vấn đề chân không là một môi trường mà Huygens đặt đã ra một lần nữa lại bùng lên. Người ta tìm cách chứng minh sự tồn tại của Aether. Vấn đề môi trường chân không càng được hâm nóng thêm sau khi Maxwell đã chứng minh rằng sóng điện từ có thể tồn tại và lan truyền. Ông cũng chỉ ra rằng sóng điện từ có cùng bản chất với ánh sáng và suy ra từ lý thuyết của mình tốc độ lan truyền của sóng điện từ xấp xỉ bằng 300 000 Km/s. Điều đáng nói là tốc độ này được rút ra mà không cần đến bất kỳ hệ quy chiếu nào.
  3. Maxwell đã đề xuất vài mô hình môi trường chân không để giải thích quá trình lan truyền ánh sáng. Nhưng nhìn chung các nhà chân không học gặp khó khăn lớn khi xây dựng một mô hình môi trường chân không. Theo hình dung của họ, môi trường chân không phải là chất lỏng để vật chất có thể chuyển động trong đó mà không gặp trở ngại. Mặt khác nó phải cực kỳ cứng (hơn thép hàng triệu lần) để có sự lan truyền ánh sáng cực nhanh như vậy. Một mô hình thoả hiệp là chân không rất cứng ở tần số cao nhưng lại rất mềm đối với các tần số thấp và bị cuốn theo khi vật chất chuyển động. Năm 1887 Michelson và Morley ở nước Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm nhằm tìm kiếm sự cuốn theo của Ether quanh trái đất đang chuyển động. Thí nghiệm được đa số các nhà khoa học cho là chặt chẽ về lô gic, tinh xảo về thiết bị (Michelson về sau được trao giải Nô ben do đã chế ra những thiết bị quang học tinh xảo để làm thí nghiệm chứ không phải nhờ kết quả thí nghiệm). Nhưng Michelson cũng như tất cả mọi người đã vô cùng sửng sốt khi kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự cuốn theo nào đã xảy ra. Lorentz, một nhà khoa học Hà lan đã đặt ra giả thiết các thước đo cũng bị co lại khi chuyển động. Giả thiết này được chấp nhận một cách dè dặt. Poincaré, nhà toán học xuất sắc nhất cuối thế kỷ 19 cũng đã có những bước tiến lớn trong vấn đề này. Nhưng lời giải cuối cùng lại đến từ một người vô danh tiểu tốt tên là Anhxtanh trong một công trình mà sau này được gọi là thuyết Tương đối hẹp. Anhxtanh đã tổng hợp lại những tri thức đã được công bố trước đó và bổ sung những ý tưởng của riêng mình để tạo ra một lôgic chặt chẽ, xuyên suốt có tính thuyết phục rất cao nên đa số các nhà bác học đã nhanh chóng chấp nhận lý thuyết này. Một đóng góp lớn của Anhxtanh là ông đã loại bỏ khái niệm thời gian tuyệt đối và thay bằng khái niệm thời gian tương đối. Sau đó Anhxtanh đã bổ sung cho lý thuyết của mình công thức nổi tiếng E=mc2. Đây thực sự là công lao của Anhxtanh. Mặc dù vậy, không phải tất cả đều đã chấp nhận lý thuyết của Anhxtanh bởi các tiên đề mà Anhxtanh dựa vào để xây dựng nên thuyết Tương đối phảng phất
  4. mơ hồ như tiên đề thứ năm trong hình học Euclid vậy. Lý thuyết liên quan đến tốc độ vô cùng lớn, không có điều kiện kiểm chứng nên mặc dù nó đã giải thích được nhiều hiện tượng mâu thuẫn, sự nghi ngờ đối với thuyết Tương đối vẫn tồn tại dai dẳng. Trong thuyết Tương đối Anhxtanh đã phủ nhận chất Ether. Ông cho rằng, với việc chấp nhận hai tiên đề mà ông đưa ra, một lý thuyết mới có thể được xây dựng hoàn chỉnh và “việc đưa Ether truyền ánh sáng vào là không cần thiết bởi các vấn đề được phát triển hoàn toàn không đòi hỏi phải có một không gian tĩnh tuyệt đối…”. Sau đó Anhxtanh công bố thuyết Tương đối rộng. Tuy được công bố sau nhưng nó lại được kiểm chứng trước, một sự kiện gây chấn động dư luận. Với thành công của thuyết Tương đối rộng những nghi ngờ đối với thuyết Tương đối hẹp đã giảm đi rất nhiều. Nhưng bản thân Anhxtanh lại cảm nhận rõ hơn ai hết mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt. Trong thuyết Tương đối hẹp ông đã phủ nhận sự tồn tại của Ether nhưng sẽ rất khó chấp nhận thuyết Tương đối rộng nếu không chấp nhận Ether. Khi đó “không gian cong” sẽ là cái gì? Năm 1920, sau khi thuyết Tương đối rộng gặt hái những thành công rực rỡ, ông đã phát biểu “… theo thuyết Tương đối rộng, vũ trụ không có Ether là không thể tưởng tượng được; trong vũ trụ đó sẽ không chỉ không có ánh sáng lan truyền mà còn không thể tồn tại các chuẩn về không gian và thời gian, không có thước đo và cũng chẳng có đồng hồ”. Nhưng ông cũng thêm vào ngay sau đó rằng Ether sẽ không thể là “môi trường có thể định lượng được, với các phần nhỏ trường tồn theo thời gian” và “ý tưởng về sự vận động không thể áp dụng đối với nó” (?). Đến tận những năm 1930, một số nhà vật lý vẫn tiếp tục theo đuổi Ether. Tiếc rằng họ vẫn bám lấy mô hình cũ và đi tìm sự trôi dạt của Ether khi vật chất chuyển động. Nhưng ở cuối thập kỷ ba mươi, khi nghiên cứu về phóng xạ người ta phát hiện ra khi một hạt nhân nguy ên tử vỡ ra làm đôi, hai nửa của nó có khối lượng hơi nhỏ hơn khối lượng tổng cộng ban đầu. Khối lượng bị hao hụt nếu tính theo công
  5. thức của Anhxtanh vừa đúng bằng năng lượng được giải phóng trong quá trình phân rã. Trên cơ sở phát minh này, bom nguyên tử đã được chế tạo. Hai quả bom đã được ném xuống hai thành phố đông đúc của Nhật bản, cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người vô tội. Đến lúc này, khắp hang cùng ngõ hẻm ai cũng biết đến Anhxtanh! Anhxtanh vĩ đại quá! Ông ấy là một vị thánh! Từ đó trở đi người ta không dám nghi ngờ thuyết Tương đối nữa. Anhxtanh qua đời năm 1955 nhưng khoa học Từ đó trở đi không vì thế mà dừng lại. Cho đến nay vật lý đã có rất người ta không nhiều thay đổi. dám nghi ngờ Nhưng nếu có vấn đề gì mâu thuẫn với lời phán của thuyết Tương đối Anhxtanh trong hai thuyết Tương đối, người ta thường nữa tìm cách né tránh đối đầu. Ether bị rơi vào quên lãng trong dòng vật lý chính thống. Nhưng đó đây trong các câu lạc bộ các nhà nghiên cứu không chuyên người ta vẫn suy ngẫm về Ether. Những người phản đối một vài khía cạnh hay toàn bộ thuyết Tương đối vẫn nhóm họp trên các diễn đàn để thảo luận. Trên thế giới có khá nhiều những diễn đàn như vậy. Đối với các nhà vật lý chính thống đó chỉ là đám người rỗi hơi, không đáng để ý. Quả thực vật lý đã gặt hái được rất nhiều thành tựu quan trọng trong nửa cuối thế kỷ hai mươi. Người viết cũng có nhiều “duyên nợ” với vật lý nói chung và chân không nói riêng nên cũng xin có một vài ý kiến. Ở góc độ cá nhân, người viết tin vào sự tồn tại của Ether. Học thuyết của Anhxtanh đã có những bằng chứng ủng hộ rất mạnh nhưng không có nghĩa là nó đúng hoàn toàn. Niu tơn đã xây dựng được thuyết Vạn vật hấp dẫn rất hay trong khi ông vẫn hình dung rất sai lầm rằng tốc độ truyền tương tác bằng vô cùng.
  6. Anhxtanh cũng giống Niu tơn, bị kẹt giữa các lý thuyết của mình nhưng cũng không dám thừa nhận. Trong cả hai trường hợp, cả hai ông có thể có những phát kiến lớn tiếp theo nếu ý thức được rằng mâu thuẫn giữa các lý thuyết báo hiệu sẽ có một vùng đệm quan trọng ở giữa hoặc đây là hai mặt đối lập của một vấn đề có quy mô lớn hơn rất nhiều. Ether không nhất thiết phải rất cứng và cũng không nhất thiết phải bị các vật thể cuốn theo. Khả năng chuyển hoá qua lại giữa sóng và hạt cho phép ta nghĩ rằng vật chất được cấu tạo từ chính Ether, là một dạng đặc biệt của Ether giống như các hạt sương cấu tạo từ hơi nước bão hoà. Vì vật chất được cấu tạo từ Ether nên nó có thể chuyển động tự do trong Ether mà không có bất kỳ lực cản nào. Vì vật chất là Ether nên nó chẳng bao giờ vượt được vận tốc của ánh sáng, là tốc độ truyền tương tác trong Ether, giống như tốc độ của chiếc xe không bao giờ vượt quá tốc độ của người đẩy xe. Mặt khác, khi đạt đến tốc độ ngưỡng, vật chất sẽ có những biến đổi nhất định như vỡ thành nhiều mảnh hoặc chuyển thành sóng thực sự. Cách hình dung khá “ngây ngô” của người Hy lạp cổ đại hoá ra lại rất hay nếu thay đổi đi một chút. Không phải các vì sao được gắn vào vòm thuỷ tinh mà toàn bộ vũ trụ nằm trong một khối thuỷ tinh khổng lồ (có thể cứng nhưng cũng có thể mềm), trong suốt, siêu mịn! Chân không chính là chìa khoá để phát triển Thuyết về tất cả (Theory of Everything). Chân không giống như hồ lô của Thái Thượng Lão Quân, có thể thu vào mọi vật, từ dây (string), quark, điện tử, proton đến các hành tinh, sao và cả vũ trụ.
  7. Tất nhiên đây chỉ là ý tưởng của người viết, Chân không chính là những cảm nhận sơ khởi chứ chẳng phải “học thuyết chìa khoá để phát triển học thiếc” gì hết. Ý tưởng này chắc chắn bị các nhà vật Thuyết về tất cả (Theory lý “chính thống” phủ nhận. Tuy vậy, nếu tìm ở trên of Everything). Chân mạng có thể bắt gặp không ít “học thuyết” được xây không giống như hồ lô dựng từ các ý tưởng tương đồng. của Thái Thượng Lão Quân, có thể thu vào mọi Caroline Thompson, một phụ nữ người Anh đã vật, từ dây (string), đưa ra thuyết “Phi Wave Aether” cho rằng vật chất quark, điện tử, proton chính là sóng và đã nhận được khá nhiều lời khen đến các hành tinh, sao và ngợi, tất nhiên từ người đọc trên mạng chứ không cả vũ trụ. phải từ các nhà vật lý chính thống. Tương tự, Louis Nielsen có "The Uniton", Gabriel LaFreniere có "The Wave Theory"... Những người này đều có học vấn khá cao trong vật lý nhưng nhìn chung họ vẫn chỉ là phái thiểu số, là những nhà nghiệp dư trong con mắt xã hội. Đặc điểm chung của các lý thuyết trên là chúng chưa có đủ cơ sở chắc chắn nên chưa được thừa nhận. Nhưng người viết đọc các thuyết này đã khá lâu rồi, hiện tại chúng có thể có những bước tiến mới. Chắc chắn cũng có nhiều thuyết mới đã xuất hiện. Có một lý thuyết rất đáng chú ý của một nhà vật lý “chính thống”, thuyết GFT (Gyroscopic Force Theory) của Willie Johnson, giáo sư của trường tổng hợp Rutger bang New Jersey của Mỹ. Thuyết này không trực tiếp liên quan đến chân không nhưng bao quát nhiều vấn đề của vật lý dưới một góc nhìn hoàn toàn mới. Không cần đến không gian mười một chiều, chỉ bằng mô hình con quay đơn giản thuyết đã kết nối được lực hấp dẫn với lực điện từ, một điều đang làm đau đầu các nhà vật lý hiện đại. Nhưng mặc dù được tán thưởng nhiệt liệt, dường như nó vẫn chưa được các nhà vật lý chính thống để ý đến. Nhưng đó không phải là chủ đề chính của bài viết này. Kết luận rút ra ở đây là chân không giống như con voi và Anhxtanh và toàn thể các nhà vật lý, chính thống hay nghiệp dư, giống như những thầy bói mù đang xúm xít quanh voi, say sưa bàn luận. Ai cũng cho là mình đúng mặc dù họ chỉ sờ thấy một phần rất nhỏ của con voi.
  8. Anhxtanh là vị thầy bói vĩ đại đã bói đúng về nhiều vấn đề. Nhưng điều đó không có nghĩa là lời phán của Anhxtanh về con voi “chân không” là chính xác nhất. Cuộc chiến Sóng-Hạt Tranh cãi về chân không không phải là cuộc tranh cãi duy nhất trong vật lý. Nó chỉ là một trong hai mặt trận của một cuộc chiến lớn giữa những người ưa tính sóng và những người ưa tính hạt của vật chất. Cuộc chiến này đã tàn phá rất nhiều quan niệm tưởng như là chân lý vĩnh hằng, đã ngự trị hàng ngàn năm trong tâm trí loài người. Cuộc tranh cãi này đã bắt đầu từ khá lâu trong lịch sử. Từ thời tri thức chưa phát triển nhiều, nhận thức của con người vẫn khá hoang sơ hỗn độn, người phương tây đã chọn những vật thể cứng để nghiên cứu. Họ nghiên cứu về hình dáng, kết cấu, chuyển động của chúng. Kết quả là cơ học cổ điển ra đời. Sau đó là quá trình nghiên cứu chất lỏng, chất khí, sóng âm thanh và sóng cơ học nói chung, tức là các môi trường và sóng trong các môi trường đó. Vì vấn đề đang nằm trong thế giới vĩ mô, nơi có sự phân chia khá rõ giữa cứng và mềm, sóng và hạt nên sự tranh cãi chưa xuất hiện. Tranh cãi chỉ xuất hiện quanh bản chất của ánh sáng, thứ rất quen thuộc và cũng rất bí hiểm đối với con người như đã nói ở trên. Nhưng đùng một cái, một số người tuyên bố rằng các môi trường (medium) thực ra được cấu tạo từ các hạt (phân tử và nguyên tử). “Trong Sóng có Hạt”, họ nói. Mặt trận thứ hai giữa Sóng và Hạt được mở ra. Ý tưởng về phân tử và nguyên tử thực ra cũng đã được bắt đầu từ Hy lạp cổ đại, nhưng thời đó mọi thứ chỉ là ý tưởng. Lần này thì khác, người ta quyết làm cho ra ngô ra khoai. Sau rất nhiều nỗ lực cuối cùng những người ủng hộ thuyết phân tử, nguyên tử (gọi là phái Hạt học) cũng chứng minh được khá chặt chẽ luận điểm của mình, tạo ra bước nhảy lớn trong nhận thức về tự nhiên. Phái Hạt học vượt lên dẫn trước.
  9. Trên mặt trận thứ nhất, những người ưa thích sóng (phái Sóng học) cũng không chịu kém. Maxwell và một số lãnh tụ phái Sóng đã đạt được những thành tích rất ấn tượng về tính sóng ánh sáng và phục hồi môi trường Ether. (Xin lưu ý rằng sự phân chia giữa phái Sóng và phái Hạt ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi trong mỗi nhà khoa học đều tồn tại cả Sóng và Hạt. Maxwell là một ví dụ, ông đồng thời là nhà Hạt học cự phách khi đưa ra Phân bố Maxwell.) Nhưng sau gần một thế kỷ quan điểm sóng ánh sáng thắng thế, Plank và Anhxtanh lại đảo ngược tình thế khi tuyên bố ánh sáng là hạt. Không chỉ có vậy, Anhxtanh đã rất khéo léo dùng chính kết quả nghiên cứu về sóng điện từ của Maxwell để đưa ra tiên đề về vận tốc ánh sáng và đã đập tan tành ý tưởng về Ether của phái Sóng. Điều đáng tiếc là khi Anhxtanh đưa ra thuyết Tương đối hẹp năm 1905, Maxwell đã không còn sống. Ông mất năm 1879 khi mới 48 tuổi. Nếu còn sống, con người siêu tinh tế và chắc như bàn thạch này không để Anhxtanh dễ dàng dùng kết luận của ông để đập lại chính ông. Dường như số phận đã quyết định để phái Hạt học tạm thời vượt lên dẫn trước trên mặt trận thứ nhất. Bù lại, trên mặt trận thứ hai Louis de Broglie tạo ra bước ngoặt lớn khi tuyên bố “trong Hạt có Sóng”. Lời tuyên bố này sau đó được thực nghiệm xác nhận. Cuộc chiến chuyển từ cấp độ phân tử, nguyên tử sang cấp độ hạ nguyên tử, tức là thế giới hạt. Anhxtanh là lãnh tụ số một của phái Hạt nên dễ hiểu khi ông chống lại cơ học sóng một cách quyết liệt. Nhưng bất chấp điều đó, người ta đã thành công trong việc dùng sóng để mô tả thế giới vi mô. Thêm một đáng tiếc nữa khi các nhà Sóng học đã không dấn thêm bước nữa để đặt lại câu hỏi về Ether. Nhưng cũng cần hiểu hoàn cảnh của họ. Bản thân họ cũng đã vô cùng vất vả khi phải vượt qua những chống đối từ Anhxtanh. Họ không dám mạo hiểm thêm.
  10. Tình hình càng xấu thêm khi Anhxtanh được hậu thuẫn bởi bom nguyên tử. Bắt đầu từ thời điểm này, cùng với sự ra đi của những nhà Sóng học kỳ cựu, các nhà vật lý thế hệ mới ngày càng ngả theo quan điểm Hạt học. Không thể né tránh chân không nhưng họ né tránh môi trường chân không. Họ nói đó là một biển mênh mông các cặp hạt-phản hạt, liên tục sinh ra rồi lại huỷ diệt lẫn nhau trong khoảng thời gian cực ngắn. Người ta thay lý thuyết trường liên tục bằng Tình hình càng xấu trường lượng tử, thay thế một sườn đồi thoai thoải thêm khi Anhxtanh được với bãi cỏ xanh mượt bằng một sườn đồi lổn nhổn đá hậu thuẫn bởi bom sỏi đủ loại. Các hạt tương tác khác nhau được tạo ra nguyên tử. Bắt đầu từ để thay thế cho các trường tương tác. Thêm một bước thời điểm này, cùng với tách xa khỏi Ether bởi nếu vũ trụ bao gồm toàn là hạt sự ra đi của những nhà thì còn cần gì đến Ether? Sóng học kỳ cựu, các nhà Một sự phục hồi nhẹ của quan điểm sóng được vật lý thế hệ mới ngày càng ngả theo quan điểm ghi nhận trong thuyết Dây (String theory). Trong thuyết này, các sợi dây mềm mại lúc quăng bên đông, Hạt học lúc quật bên tây, thẳng thì như cái roi, cuộn thì thành dây trói, dao động không ngừng nghỉ. Nó giống như sợi dây thừng của các cao bồi miền tây sành điệu. Quá trình quăng, quật, cuộn, duỗi cùng với nhiều khả năng khác của dây đã tạo ra các đặc tính của vật chất. Nhưng ngay cả thuyết Dây người ta cũng tránh nhắc đến một môi trường chân không. Xét kỹ ra, dây chỉ là biến tướng của hạt, là hạt chính hiệu có đếm xỉa đôi chút đến tính sóng, một đặc tính mà các nhà Hạt học không thể phủ nhận. Nó là hạt vì nó cũng khăng khăng không chấp nhận chân không là một môi trường. Nó tồn tại tự thân không cần đến môi trường! Thật là những người thông minh. Giống như trước đây, họ chọn giải pháp “quẳng gánh lo đi để vui sống”. Chỉ có đám dân nghiệp dư chả biết trời cao đất dày gì cả, cứ thích húc đầu vào đá!
  11. Một vài người còn rất “liều” khi đặt mình vào vị thế đối lập hoàn toàn với các nhà vật lý lớn để tuyên bố vật chất toàn là sóng! Họ tin vào những người đã đề xuất ra Ether như Huyghen, Fresnel, Maxwell… Đó là những bộ óc vĩ đại không hề kém Anhxtanh. Người viết không cực đoan đến mức cho rằng vật chất toàn là sóng nhưng cho rằng đó là một thuộc tính quan trọng luôn hiện hữu trong vật chất. Hạt là hình hài, là thể xác của vật chất. Sóng là nội dung, là hồn phách của vật chất. Nhưng điều quan trọng nhất là cả tính hạt và tính sóng đều không thể tách rời khỏi Ether. Cuộc chiến Sóng-Hạt vì vậy vẫn đang tiếp diễn ở cấp độ sâu hơn, cấp độ dưới hạt (sub-particle và sub-sub-particle). Hai mặt trận của cuộc chiến Sóng-Hạt đang tiến lại gần nhau và sẽ hội tụ ở cấp độ môi trường chân không. Nhưng giữa hai phái có sự chênh lệch lực lượng quá lớn ở thời điểm hiện tại. Hết sóng lại hạt, hết hạt rồi lại sóng Xem ra, qua hơn hai ngàn năm phát triển, khoa học phương tây vẫn chưa thoát khỏi triết lý âm dương của phương đông, giống như Tôn Ngộ không bay đến chín tầng trời vẫn không thoát khỏi bàn tay của Phật. Đây cũng là một lý do để người viết ủng hộ Ether. Hạt học đã đi quá xa, đã đến lúc phái Sóng bắt đầu. Có thể nhận xét xa hơn. Không khó để thấy Hạt học mạnh mẽ, đơn độc, thích vượt trội, thích va chạm, thích xuyên thủng, thích biến hoá… Xét theo Âm Dương, nó thuộc về dương. Có thể gọi nó là Cương học. Sóng học ưa hài hoà (harmonise), ưa số đông (medium), chấp nhận cùng tồn tại (superposition). Sóng học mang tính âm, đó là Nhu học. Tuy nhu nhưng sóng lớn cũng có thể nhấn chìm tàu bè, sóng nhỏ (tần số lớn) cũng có thể phá huỷ vật chất. Thực ra Sóng học thuộc về văn hoá phương đông nhiều hơn. Trong văn hoá phương tây nó đóng vai trò gen lặn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta khăng khăng xét mọi thứ theo quan điểm hạt. Điều đó giống như người thuận tay phải sẽ có xu hướng sử dụng tay phải nhiều hơn.
  12. Nhưng ở chỗ khác, vào thời điểm khác một triết lý khác sẽ thắng thế. Người viết cũng đoán rằng, ngay cả khi Ether được chứng minh có tồn tại thì lập tức sẽ có người tuyên bố Ether cũng được cấu tạo từ hạt. Thuyết “The Uniton” thực ra là một ý tưởng như vậy. Cuộc chiến sẽ được tiếp tục ở cấp độ “sub- vacuum”. Ở cấp độ này tốc độ lan truyền tương tác sẽ lớn hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều lần. Nhưng chạm được đến cấp độ vật chất đó còn cần thêm nhiều thời gian nên có lẽ đó sẽ là việc của đám chút chít của chúng ta sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0