YOMEDIA
Chào nhé, môi khô!
Chia sẻ: Hien Hien
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:4
49
lượt xem
3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bạn ghét phải thức dậy buổi sáng với bờ môi khô, nứt nẻ? Tệ hơn khi bạn luôn nhăn nhó mỗi lúc nhấm nháp ly cà phê, ăn món ăn nóng hay say đắm bên người yêu thương... Các chuyên gia da liễu trường ĐH California sẽ giúp bạn giải quyết mọi phiền toái này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Chào nhé, môi khô!
- Chào nhé, môi khô!
Bạn ghét phải thức dậy buổi sáng với bờ môi khô, nứt nẻ? Tệ hơn
khi bạn luôn nhăn nhó mỗi lúc nhấm nháp ly cà phê, ăn món ăn nóng
hay say đắm bên người yêu thương... Các chuyên gia da liễu trường
ĐH California sẽ giúp bạn giải quyết mọi phiền toái này.
- Nguyên nhân
Bạn không thể "đầu hàng" với làn môi khô nẻ của mình! Muốn vậy,
trước hết phải hiểu rõ "thủ phạm":
1. Nhiệt độ: Mặc dù thời tiết và gió lạnh thường bị kết tội nhưng
nhiều khi đó không phải là thủ phạm chính bởi tình trạng này có thể
gặp ở bất kỳ thời tiết nào: không khí lạnh và hanh khô hay tiết trời
ấm áp.
Vấn đề chính là ở các thiết bị sưởi ấm trong nhà, trên ô tô, chúng
thường lấy đi độ ẩm của không khí và nghiễm nhiên dẫn tới tình
trạng khô môi.
Ngoài ra, đôi môi vẫn có thể bị rám nắng vào những ngày trời nổi
gió, nhiều mây.
2. Mỹ phẩm: Đặc biệt thận trọng với các loại mỹ phẩm có chứa các
chất kích thích khiến da môi bong tróc.
Chất capsacin (chiết xuất từ ớt ngọt), bạc hà và tinh dầu bạc hà là
các thành phần nên tránh.
Phenol, một thành phần dùng trong các loại dưỡng môi truyền thống
cũng có thể đẩy nhanh quá trình làm khô da môi nhưng không bao
giờ được đề cập trong các quảng cáo hấp dẫn. Mặc dù chất phenol
chứa rất ít trong các mỹ phẩm dành cho môi nhưng nó cũng là một
thành phần không thể thiếu trong sản phẩm lột da.
3. Thực phẩm: Các loại thực phẩm nhiều gia vị và axit trong các loại
quả họ cam quýt có thể gây "bỏng" môi, dẫn tới hiện tượng môi khô
và tấy.
- Những người dị ứng với lạc nên chú ý các sản phẩm dưỡng môi có
chứa thành phần như shea butter (chất béo có trong cây hạt mỡ).
4. Dược phẩm: Nếu các nguyên nhân kể trên đã được loại trừ thì hãy
tìm kiếm "thủ phạm" trong tủ thuốc.
Một số loại thuốc trị mụn có thể đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình
trạng kho môi dù bạn không hề bôi chúng lên môi. Các sản phẩm trị
mụn trực tiếp dạng bôi và các sản phẩm chống lão hoá chẳng hạn
như benzoyl peroxde, axit alpha-hydroxy hay retinoids có thể gây
kích thích khi chúng được bôi ở gần môi.
Những người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với các sản phẩm
dùng cho môi.
Những thủ phạm khác bao gồm tình trạng khử nước, thói quen
thường xuyên liếm môi, bặm môi và do ngạt mũi (phải thở đường
miệng)... đều có thể làm làn môi của bạn trở nên khô và đau nhức.
Điều trị và phòng ngừa
- Dùng các loại mỡ (làm từ dầu hỏa) hay các sản phẩm dành cho môi
có chứa gốc dầu hay vô cơ để làm mềm và làm lành các vết nứt trên
môi.
- Chọn các sản phẩm dưỡng môi chứa chất chống nắng và bôi chúng
quanh năm.
- Tránh mua các sản phẩm chăm sóc môi có chứa các chất capsacin,
phenol.
- Dưỡng môi có chứa gốc dầu trước khi đi ngủ.
- Chọn các sản phẩm dành cho môi có ít các chất phụ gia.
- - Uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị khử nước.
- Hạn chế liếm, bặm môi.
- Dùng máy làm ẩm không khí.
- Đến gặp chuyên gia da liễu nếu môi bạn không đỡ dù đã áp dụng
các mẹo ở trên.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...