intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất hoạt hóa plasminogen mô dùng trong Đột Quỵ

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

211
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất hoạt hóa plasminogen mô (Tissue plasminogen activator=t-PA) dùng trong Đột Quỵ là những chất giúp giải phóng chất hoạt hóa (kinase, activator) để hoạt hóa plasminogen hoặc tăng tổng hợp plasminogen và cuối cùng làm cho fibrin trở thành chất phân hủy tan được

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất hoạt hóa plasminogen mô dùng trong Đột Quỵ

  1. Chất hoạt hóa plasminogen mô dùng trong Đột Quỵ Chất hoạt hóa plasminogen mô (Tissue plasminogen activator=t-PA) dùng trong Đột Quỵ là những chất giúp giải phóng chất hoạt hóa (kinase, activator) để hoạt hóa plasminogen hoặc tăng tổng hợp plasminogen và cuối cùng làm cho fibrin trở thành chất phân hủy tan được 1-Ví dụ Biệt dược: Activase Hoặc các tên thương mại khác: +Abbokinase +Abbokinase Open-Cath +Activase +Eminase +Retavase +Streptase +Activase rt-PA
  2. Mô hình phân tử t-PA 2-Tác dụng - Cục máu đông có thể tan trở lại nhờ quá trình tiêu fibrin. Đó là quá trình ngược với đông máu. - Bình thường, enzym plasmin xúc tác cho sự tiêu fibrin trong máu ở thể không hoạt tính gọi là plasminogen. Trong điều kiện nhất định, các chất hoạt hóa (kinase, activator) được giải phóng ra khỏi tổ chức, hoạt hóa plasminogen tạo thành plasmin. Plasmin vừa tạo thành giúp fibrin trở thành chất phân huỷ tan được.
  3. Chất hoạt hóa plasminogen mô t-PA (Tissue plasminogen activator=t-PA) làm tan huyết khối (cục máu đông). 3-Chỉ định - Chất hoạt hóa plasminogen mô (Tissue plasminogen activator) có thể được dùng để điều trị một số người bị đột quỵ do cục máu đông (đột quỵ thiếu máu=ischemic stroke). - T-PA còn được dùng trong những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp. - Thuốc được dùng tiêm tĩnh mạch và trong một số trường hợp, có thể tiêm trực tiếp vào động mạch. - Thuốc phải dùng trong vòng 3 giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Cần hội đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ mới được sử dụng thuốc. Thuốc có thể giúp dự phòng các di chứng tàn phế sau một cơn đột quỵ.
  4. 4-Chống chỉ định dùng t-PA - T-PA làm tan các cục máu đông, do đó nếu sử dụng cho một bệnh nhân xuất huyết não sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. - Trước khi dùng thuốc, cần chụp CT scan đầu để biết chắc chắn là không xảy ra xuất huyết não. - Chống chỉ định chung cho các chất tiêu fibrin trong đó có t-PA: + Tiền sử xuất huyết + Đã có các vấn đề về rối loạn đông máu + Ung thư não + Hậu phẫu chưa quá 8 ngày + Mới sanh đẻ hoặc sảy thai chưa quá 4 ngày + Tăng huyết áp nghiêm trọng + Cơ địa dị ứng + Mới dùng streptokinase chưa quá 6 tháng + Mới bị bệnh do liên cầu + Có thai (thuốc không qua nhau thai, nhưng cần đề phòng nhau bong non) + Chảy máu đường tiêu hóa nặng trong vòng 3 tháng + Tiền sử tai biến mạch máu não do xuất huyết não + Viêm màng ngoài tim cấp + Phẫu thuật động mạch chủ
  5. + Viêm tụy cấp + Bệnh lý gan nặng Các thuốc đang được dùng có thể gây tương tác nguy hiểm + Thuốc kháng đông + Aspirin + Cefamandole (e.g., Mandol) + Cefoperazone (e.g., Cefobid) + Cefotetan (e.g., Cefotan) + Dipyridamole (e.g., Persantine) + Divalproex (e.g., Depakote) + Enoxaparin (e.g., Lovenox) + Heparin + Indomethacin (e.g., Indocin) + Phenylbutazone (e.g., Butazolidin) + Plicamycin (e.g., Mithracin) + Sulfinpyrazone (e.g., Anturane) + Các thuốc tiêu sợi huyết (tan huyết khối) khác (Thrombolytic agents) + Ticlopidine (e.g., Ticlid) + Valproic acid (e.g., Depakene)— Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
  6. 5-Tác Dụng Các nghiên cứu đã cho thấy: - T-PA có ích cho các bệnh nhân đột quỵ do nguyên nhân huyết khối (đột quỵ thiếu máu=ischemic strokes) khi được tiêm trong vòng 3 giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện. - T-PA không giúp giảm nguy cơ xảy ra các cơn đột quỵ khác về sau này. 6-Tác dụng ngoại ý - Tác dụng phụ chủ yếu của chất hoạt hóa plasminogen mô (t-PA=tissue plasminogen activator) là xuất huyết. - Dùng t-PA cho một bệnh nhân xuất huyết não sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết não, và tăng nguy cơ tử vong. Do đó, việc quan trọng nhất là phải phân biệt được đột quỵ là do nguyên nhân huyết khối hay do xuất huyết từ một mạch máu não trước khi dùng thuốc. - Trước khi tiêm thuốc, cần chụp CT đầu để chắc chắn là đã không xảy ra xuất huyết não. 7-Những điều cần lưu ý - Chất hoạt hóa plasminogen mô cần được dùng trong vòng 3 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Bệnh nhân và/hoặc các thành viên khác trong gia đình cần cung cấp cho bác sĩ càng nhiều thông tin càng tốt về các triệu chứng cảm nhận được và thời gian khởi phát của chúng. Điều này sẽ giúp xác định xem việc dùng t-PA có ích lợi cho người bệnh hay không. - Khi các triệu chứng đã xảy ra trên 3 giờ, hiệu quả đạt được của thuốc thường rất kém.
  7. - Một số điều kiện chặt chẽ khác cũng cần phải đạt được trước khi dùng thuốc. - Phần đông những bệnh nhân có thể đạt lợi ích từ việc sử dụng t-PA lại thường không thể được tiêm thuốc do họ không đến bệnh viện cấp cứu đủ sớm (trong vòng 3 giờ từ khi xuất hiện các triệu chứng). - Tuy nhiên đã có những chứng cứ cho thấy có thể có một số lợi ích ngay cả khi tiêm t-PA sau khoảng thời gian 3 giờ.1, 2, 3 Chất hoạt hoá plasminogen mô (t-PA, Alteplase) - Là một protease sản phẩm của của kỹ thuật tái tạo gen chứa 527 acid amin có tác dụng trên plasminogen gắn với fibrin mạnh gấp vài trăm lần plasminogen tự do. - Khi lượng fibrin thấp, tác dụng chuyển plasminogen thành plasmin thấp. - Thuốc có thời gian bán thải ngắn 5-10 phút. - Trong nhồi máu cơ tim cấp, tiêm tĩnh mạch 15 mg sau đó truyền tĩnh mạch 50 mg trong 30 phút và trong 60 phút tiếp theo truyền 35 mg (tổng liều truyền trong 90 phút không vượt quá 100 mg). This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 599x420.
  8. Activase (alteplase) - Bác sĩ cần giải thích kỹ cho bệnh nhân về các lợi ích và nguy cơ trước khi dùng t-PA - Bệnh nhân cần ký phiếu chấp thuận (consent form) trước khi sử dụng thuốc. - Không bao giờ sử dụng t-PA cho một bệnh nhân trước đây đã từng bị đột quỵ do xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết). - Trước khi tiêm thuốc, cần chụp CT scan đầu để chắc chắn không có xuất huyết não. - CT scan còn được dùng để tìm kiếm các thương tổn xảy ra khi cục máu đông ngăn cản dòng máu cung cấp cho một phần của não (đột quỵ do thiếu máu). - Không được dùng các thuốc ảnh hưởng đến sự đông máu bình thường (như thuốc kháng đông hoặc thuốc kháng tiểu cầu, ví dụ aspirin) trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng t-PA.
  9. - Thông thường, CT scan đầu sẽ được chụp nhắc lại 24 giờ sau khi dùng thuốc. - T-PA chỉ được sử dụng tại các bệnh viện được trang bị đầy đủ các phương tiện để đối phó với những biến chứng xuất huyết mà thuốc có thể gây ra. - Các thuốc làm tan huyết khối khác (thrombolytics) thường được dùng là: Lanoteplase Reteplase Staphylokinase Streptokinase (SK) Tenecteplase Urokinase
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2