Chất lượng
lượt xem 15
download
Thuật ngữ “ chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc tính như đẹp, tốt, đắt, tươi và trên hết là xa xỉ. Vì thế, chất lượng dường như là một khái niệm rất khó hiểu và không thể quản lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng
- Thuật ngữ “ chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc tính như đẹp, tốt, đắt, tươi và trên hết là xa xỉ. Vì thế, chất lượng dường như là một khái niệm rất khó hiểu và không thể quản lý. Đó chủ yếu là do chất lượng là một vấn đề của nhận thức riêng. Cái mà tôi cho là một sản phẩm chất lượng có thể không phải là một sản phẩm chất lượng đối với bạn. Mọi người có những nhu cầu và yêu cầu khác nhau về sản phẩm, các quá trình và tổ chức. Do đó, quan niệm của họ về chất lượng là vấn đề của việc các nhu cầu của họ được thoả mãn đến mức nào. Thế còn các yêu cầu có thể không đựoc nói ra nhưng lại rất cần thiết cho việc sử dụng an toàn và đúng cách một sản phẩm thì thế nào? khi mua một cái bánh ngọt bạn có thể không nói ra rằng cái bánh đó phải không bị nhiễm vi khuẩn E-Coli, nhưng chắc chắn bạn mong đợi là chiếc bánh đó phù hợp cho sự tiêu thụ của con người. Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, bạn không thể mua chiếc bánh, vì đây là yêu cầu pháp lý ở hầu hết các quốc gia. Bởi vậy, thật dễ dàng để tưởng tượng có bao nhiêu tiêu chuẩn, bộ luật và các công cụ pháp lý mà bạn bắt buộc phải tuân thủ. Sự tuân thủ các quy định này là điều thiết yếu để bạn tiếp tục kinh doanh và cũng thiết yếu cho một phần chất lượng sản phẩm của bạn. Thực sự, đây là nhu cầu ngụ ý của khách hàng – rằng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc có thể áp dụng v..v.. Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan khác cũng có thể được xem như một phần của chất lượng. Rất nhiều sản phẩm bị khách hàng từ chối vì những lý do môi trường hoặc đạo đức. Tóm lại, nó không chỉ là một đặc tính của sản phẩm mà làm cho bạn xem nó là môt sản phẩm chất lượng. Chất lượng không chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà toàn bộ tất cả các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nội dung của quy luật lượng - chất Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt này, trước hết cần phải nắm vững các khái niệm chất và lượng. 1. Cặp phạm trù chất và lượng - Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính. + Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho
- chất của sự vật thay đổi. + Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. + Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tách rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại "thuần tuý" hoặc phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan niệm. - Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, về mặt quy mộ, trình độ phát triển của sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính, các yếu tố... cấu thành sự vật. + Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v.. Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không thể chỉ diễn tả bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá. + Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. + Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan hệ này là chất, nhưng ở trong quan hệ khác lại là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng - Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút. - Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự "đứt đoạn" trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút. - Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng. Tóm lại: Quy luật lượng - chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Tất nhiên, thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú, do đó hình thức của các bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.
- Ý nghĩa phương pháp luận 1. Quy luật lượng chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết, là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích luỹ về lượng vượt quá giới hạn độ, thì tất yếu có bước nhảy về chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng: thứ nhất, "tả khuynh" - tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí, thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất; thứ hai, "hữu khuynh" - tư tưởng bảo thủ, chờ đợi, không dám thực hiện bước nhảy về chất, khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng. 2. Cần có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có các điều kiện đầy đủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xác định một số chỉ tiêu chất lượng trong nước cấp sinh hoạt tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng năm 2022
7 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu chất lượng bệnh viện và kết quả mô hình can thiệp tại thành phố Cần Thơ
10 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm mô hình quản lý chất lượng khám chữa bệnh tinh gọn tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 2 | 2
-
Chất lượng của các bệnh viện đa khoa công lập tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
6 p | 3 | 2
-
Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau thần kinh tọa
5 p | 2 | 2
-
Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi dân tộc cơ tu tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 3 | 2
-
Mối liên quan giữa đau và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi
6 p | 6 | 2
-
Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan theo Y học cổ truyền của sinh viên chính quy Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
8 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản lý chất lượng bệnh viện
406 p | 1 | 1
-
Thực trạng chất lượng dịch vụ của các bệnh viện tại thành phố Cần Thơ năm 2014
5 p | 2 | 1
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 3 | 1
-
Bài giảng Chất lượng số liệu – sai số đo đạt (Võ Thành Liêm)
19 p | 1 | 1
-
Bài giảng Quản lý chất lượng bệnh viện - TS.BS. Nguyễn Hữu Thắng
284 p | 1 | 0
-
Hướng dẫn xây dựng quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng xét nghiệm
37 p | 0 | 0
-
Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc (QT.13.KD-KSNK)
9 p | 0 | 0
-
Quy trình lập dự trù, theo dõi, kiểm soát chất lượng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, khí y tế (QT.21.KD-KSNK)
10 p | 6 | 0
-
Quy trình xử lý các thuốc chất lượng không đảm bảo tại bệnh viện (QT.17.KD-KSNK)
15 p | 2 | 0
-
Bài giảng Đảm bảo chất lượng xét nghiệm y khoa - ThS. Tạ Quang Vượng
51 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn