Chất lượng đào tạo cử nhân Luật tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 4
download
Bài viết "Chất lượng đào tạo cử nhân Luật tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0" tập trung phân tích vấn đề cần phải thay đổi cơ bản về tư duy đào tạo cử nhân Luật ở Việt Nam tạo điều kiện bắt kịp với Thế giới. Từ các phân tích này và thực trạng đào tạo Luật ở các Trường Đại học Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Luật ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng đào tạo cử nhân Luật tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Trần Thị Lệ Hằng* 1 Tóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống - xã hội. Trong đó, đào tạo cử nhân Luật là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, chất lượng cử nhân Luật ra trường còn có những hạn chế, còn mang nặng tính lý thuyết mà chưa đi sâu vào thực hành nghề. Bài viết này tập trung phân tích vấn đề cần phải thay đổi cơ bản về tư duy đào tạo cử nhân Luật ở Việt Nam tạo điều kiện bắt kịp với Thế giới. Từ các phân tích này và thực trạng đào tạo Luật ở các Trường Đại học Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Luật ở Việt Nam. Từ khóa: Chất lượng đào tạo, thực hành, cử nhân Luật, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống - xã hội. Một trong những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài được xã hội quan tâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Trong đó, đào tạo nghề Luật đang là vấn đề trọng tâm, thách thức rất lớn đối với Việt Nam hiện nay. Đặc biệt chất lượng đào tạo cử nhân Luật ra trường còn có nhiều hạn chế, còn mang nặng tính lý thuyết mà chưa đi sâu vào thực hành nghề. Các phương pháp dạy và học thường tạo ra sự thụ động đối với người học, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Bởi khi bước vào môi trường đại học thì việc tự học và thực hành kiến thức là một trong các kỹ năng quan trọng đối với toàn bộ sinh viên cũng như sinh viên ngành Luật. Thêm vào đó, hệ thống văn bản pháp luật vô cùng đồ sộ, các tình huống pháp lý đa dạng đòi hỏi sinh viên ngành Luật cần biết chắt lọc thông tin để làm chủ và hoàn thiện kiến thức của mình vận dụng trong học tập và thực hành. Đặc biệt nước ta cũng như toàn cầu đang trải qua tác động của đại dịch COVID-19; ngoài việc học, * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- 478 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP nghiên cứu tài liệu từ bản cứng thì học và thực hành tìm tài liệu trực tuyến là phương pháp tốt nhất của ngành giáo dục để đương đầu với những thách thức mang tính toàn cầu. Với phương pháp tự học và thực hành kiến thức Luật trực tuyến, sinh viên có thể tiếp tục trau dồi kiến thức và kỹ năng ngay cả khi không có điều kiện đến trường. Trải qua đại dịch COVID-19 là thách thức cũng là cơ hội để đưa giáo dục Việt Nam bước lên vị thế mới trong thời đại 4.0 trong đó có sinh viên ngành Luật. Qua đó, xã hội mới có lượng lực lao động tương lai với năng lực chuyên môn tốt và nhạy bén đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Nền giáo dục nước ta còn chưa theo kịp thế giới. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ không cao, và hệ quả chung cuộc là làm hạn chế tốc độ phát triển đất nước. Người học thường ít vận dụng được những gì đã học và nếu muốn làm việc được thì buộc phải chấp nhận một quá trình “đào tạo lại”, thậm chí làm trái ngành trái nghề. Điều đó gây lãng phí không chỉ tiền của mà còn cả thời gian đối với người học. Chính vì vậy, cần phải thay đổi cơ bản về tư duy đào tạo cử nhân Luật ở Việt Nam tạo điều kiện bắt kịp với thế giới. Từ việc nêu ra thực trạng đào tạo Luật ở các trường đại học Việt Nam hiện nay trong CMCN 4.0, trên cơ sở đó bài viết đề ra một số nhóm giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Luật ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Sự cần thiết phải thay đổi chất lượng đào tạo cử nhân Luật ở Việt Nam hiện nay Chất lượng là nền tảng của sự phát triển, để có chất lượng tốt thì tư duy phải tốt. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đó là những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về giáo dục và các trường phái về giáo dục và đào tạo. Trong thực tiễn, tư duy phát triển giáo dục, đào tạo thể hiện ở những mục tiêu, định hướng phát triển thông qua các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội bằng luật pháp cụ thể trong từng khía cạnh của nền giáo dục ở một quốc gia, trên phạm vi khu vực và toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 04/5/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 và Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký gửi các trường đại học, cao đẳng về nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc CMCN 4.0. Tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”[1]. Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, cần thiết phải đổi mới căn bản,
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 479 toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong yêu cầu và tình hình mới. Thực tiễn cho thấy, các nhà quản lý giáo dục ở Việt Nam đang rất lúng túng trong quá trình nhận thức, cải cách và vận hành, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, nền giáo dục nước nhà đã lạc hậu trước sự biến chuyển nhanh chóng của các nền giáo dục trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo Luật ở các trường ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn so với trước đây. Nhiều nội dung giảng dạy còn chịu ảnh hưởng của nội dung đào tạo Liên Xô cũ, do quá trình xã hội chủ nghĩa, rất nhiều giảng viên chưa thay đổi cách dạy khi bản thân chịu ảnh hưởng bởi nền tảng kiến thức và cách truyền đạt đã cũ và lỗi thời so với tình hình hiện nay, điều này dẫn đến một hệ lụy tạo ra sản phẩm lao động có chất lượng thấp so với nhu cầu thực tế làm giảm cạnh tranh của cử nhân Luật khi ra trường nói riêng cũng như của lao động Việt Nam nói chung. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chất lượng lao động của Việt Nam hiện nay đạt tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực và trên Thế giới. Khảo sát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho thấy Việt Nam đang thừa nguồn lao động phổ thông nhưng thiếu nghiêm trọng lao động đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao… Việt Nam mới có gần 30% lao động được đào tạo nghề, trong khi ở các nước trong khu vực, con số đó là 50%. Cũng như tại bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Một con số báo động cho tình trạng lao động có trình độ cao nhưng không tìm được việc làm do không đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Mặc dù, đã có thay đổi chuyển từ mô hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ; việc tổ chức quản lý, đào tạo; xây dựng đề cương môn học, chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… cũng có những thay đổi nhất định, những vẫn chưa đáp ứng và chưa phù hợp với yêu cầu thực tại. Do đó, mỗi một cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam hiện nay cần phải thay đổi chất lượng đào tạo để đáp ứng với tình hình mới, bắt kịp sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng bổ CMCN 4.0. 2.2. Thực trạng đào tạo nghề Luật tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam trong cuộc CMNC 4.0 hiện nay Trước kia đào tạo Luật ở Việt Nam chỉ ở một vài trường như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh… nhưng hiện nay việc đào tạo Luật đang hết sức tràn lan, chất lượng không đảm bảo. Việc đào tạo tại các trường ở Việt Nam hiện nay về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn so với trước đây, từ thực tiễn có thể thấy một số vấn đề thực trạng trong đào tạo cử nhân Luật ở các trường tại Việt Nam hiện nay như sau:
- 480 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Thứ nhất, về công tác giảng dạy và học tập, phần lớn các cơ sở đào tạo Luật hiện nay chủ yếu vẫn là giảng viên lên lớp giảng bài, sinh viên thụ động ghi chép và về nhà hoặc lên thư viện đọc tài liệu, đôi khi có những bài tập tình huống cho sinh viên, học viên tập phân tích. Một số ít giảng viên có đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhưng chủ yếu vẫn dùng các bài giảng trình chiếu slides trong giảng dạy cho sinh viên, học viên. Đánh giá việc học tập của sinh viên, học viên giữa kỳ và cuối kỳ thường vẫn mang tính chất dập khuôn, chủ yếu là các câu hỏi mà giảng viên đã cung cấp; sinh viên, học viên nào trả lời đúng yêu cầu, nội dung mà giảng viên đã truyền đạt thì được đánh giá cao và ngược lại. Mảng thực hành trong đào tạo cử nhân Luật còn yếu, các trường làm tốt công tác này như Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội… họ rất chú trọng đến vấn đề thực hành nghề, tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội cọ xát các tình huống thực tế bằng các hoạt động như tổ chức các chương trình Tòa tuyên án, Tòa án giả định, Tọa đàm nghề Luật,… công tác thực tập thường xuyên trong quá trình học. Còn lại, rất nhiều trường không chú trọng đến vấn đề thực hành nghề của sinh viên Luật, nên khi các em ra trường nhiều khi còn lúng túng trong xử lý tình huống. Thậm chí, hầu hết các đơn vị tiếp nhận phải đào tạo lại các em, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, giảm sự cạnh tranh trong môi trường lao động hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay. Giảng viên ít sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy, đặc biệt là tiếng Anh. Do đó, chất lượng chuyên môn của giảng viên sẽ giảm, vì việc giảng dạy Luật trong bối cảnh CMCN 4.0 đòi hỏi không chỉ là các kiến thức trong giáo án, bài giảng, giáo trình hay các kiến thức thực tiễn đơn thuần mà các bài giảng cần phải phong phú, đa dạng và có chiều sâu hơn. Theo đó, giảng viên phải tìm kiếm các tài liệu trực tuyến, các bài viết, bài nghiên cứu đa chiều của công nghệ số, phần mềm mới chủ yếu được viết bằng tiếng Anh để sử dụng trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên, học viên. Chính vì vậy, giảng viên khó tiếp cận kiến thức mới thì chất lượng đào tạo Luật cũng trở nên kém cạnh tranh với các trường Luật trong khu vực và các nước tiến bộ. Thứ hai, chương trình đào tạo Luật hiện nay ở Việt Nam chưa linh hoạt. Trường chưa được tự quyết trong điều chỉnh giữa các khối kiến thức của chương trình. Nhiều môn học/ học phần không còn phù hợp trong đào tạo Luật như Cơ sở văn hóa, Xã hội học…, nhưng vẫn đưa vào giảng dạy vừa mất thời gian đào tạo, vừa ảnh hưởng đến khung chương trình và các môn chuyên ngành, làm giảm năng lực cạnh tranh của sinh viên, học viên được đào tạo ở Việt Nam so với nhiều cơ sở đào tạo Luật ở các quốc gia khác. Ngoài ra, chương trình môn học, chương trình đào tạo Luật ở Việt Nam hiện nay vẫn bị chuyên sâu hóa rất cao, không chú trọng đến đào tạo liên ngành, xuyên ngành; đặc biệt là đào tạo những kiến thức mới về công nghệ, kiến thức bổ trợ như kỹ năng
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 481 tư vấn, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp,… Đây là một trong những điểm đi ngược lại xu thế của thế giới trong bối cảnh hội nhập của cuộc CMCN 4.0 hiện nay, những cử nhân Luật không thể không có kiến thức về công nghệ, kỹ năng sử dụng các công nghệ, cập nhật để phục vụ công việc. Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ còn nhiều bất cập. Theo đó, hình thức đào tạo thì tín chỉ, nhưng nội dung vẫn là niên chế; sinh viên, học viên vẫn bị hạn chế trong việc lựa chọn giảng viên, đăng ký giảng viên này, nhưng phải học giảng viên khác (vì đã đủ lớp theo quy định) dù có sinh viên, học viên không mong muốn; Đặc biệt, trong thời đại CMCN 4.0 nhưng các cơ sở đào tạo vẫn chưa bắt kịp nhịp phát triển, vẫn còn tình trạng các sinh viên, học viên phải ngồi hàng giờ, thậm chí thức cả đêm trước mỗi kỳ học để đăng ký lớp, đăng ký học phần và giảng viên mình mong muốn; số lượng sinh viên, học viên trong một lớp học phần thông thường vượt quá số lượng quy định; các lớp tín chỉ được tổ chức chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giờ lý thuyết, giờ thực hành, thảo luận, tự học… Thứ ba, vấn đề liên kết đào tạo, trao đổi chuyên gia, nhà khoa học và nhất là giảng viên với nước ngoài chưa được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ một số cơ sở đào tạo Luật lớn như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Ngoại thương; Đại học Vinh,… mới có các hoạt động này mạnh hơn các cơ sở đào tạo Luật khác. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa đồng bộ, chưa được đầu tư và đáp ứng được yêu cầu. Số lượng giảng viên quốc tế tham gia thỉnh giảng cho các chương trình đào tạo Luật thông thường của các đơn vị đào tạo Luật còn rất khiêm tốn (không tính chương trình liên kết, quốc tế). Thứ tư, chương trình đào tạo hiện nay là chưa phù hợp với cuộc CMCN 4.0. Các môn học có tính quốc tế và hội nhập như Luật Thương mại quốc tế; Luật Đầu tư quốc tế; Tư pháp quốc tế, Công pháp quốc tế; Luật So sánh; Luật Asean; Luật Biển; Luật WTO; Luật Các tổ chức kinh tế quốc tế; Thanh toán quốc tế… lại chiếm tỉ lệ khiêm tốn, thậm chí có trường đào tạo ngành Luật không đưa các môn này vào trong chương trình đào tạo. Đối với các môn học kỹ năng hành nghề Luật thì đối tượng giảng dạy thường là giảng viên tại cơ sở đó nên rất hạn chế trong tiếp cận thực tiễn, ít có kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng hành nghề làm hiệu quả, chất lượng học hỏi của sinh viên bị hạn chế. Ngoài ra, nội dung các môn học chuyên ngành Luật cũng rất ít so sánh với nước ngoài, làm giảm năng lực cạnh tranh của các sinh viên sau khi được đào tạo trong nước so với đào tạo ở nước ngoài. Thứ năm, hiện nay, việc tổ chức, quản lý đào tạo Luật ở Việt Nam cũng chậm thích ứng với công nghệ số trong bối cảnh CMCN 4.0. Phần lớn các cơ sở đào tạo Luật thường có bộ máy tổ chức khá cồng kềnh, quản lý về chuyên môn theo các khoa,
- 482 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP bộ môn, tổ, ngành theo truyền thống chưa hỗ trợ tốt trong việc tạo tính liên kết, liên thông về học thuật và nhiều khi làm chậm thay đổi để thích ứng với các chương trình, học phần mới, kém linh hoạt, gia tăng chi phí trong quá trình đào tạo. Trong khi đó, bối cảnh hội nhập mới thì hệ thống với nhiều phòng, ban, tổ chức, bộ phận sẽ không còn phù hợp khi ứng dụng công nghệ số, quản lý phần mềm thông minh. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu: Nhiều trường đã chú trọng và đầu tư đồng bộ cho vấn đề này như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;… Nhưng vẫn còn nhiều cơ sở đào tạo Luật có các thiết bị, hệ thống máy tính có kết nối internet, cung cấp mạng wifi chưa đồng bộ và không ổn định; các lớp, phòng học, giảng đường thông minh trên thực tế ở một số đơn vị đã được trang bị nhưng nhiều giảng viên không biết sử dụng, ngại dùng hoặc “không cần dùng”. Điều này gây cản trở cho sinh viên, học viên trong quá trình học tập, tiếp cận thông tin, giảm khả năng cạnh tranh năng lực học tập với các cơ sở đào tạo nước ngoài. Về hệ thống thư viện, trong cuộc CMCN 4.0 bùng nổ nhưng hệ thống thư viện số chưa được quan tâm đúng mức, những số liệu, tài liệu được số hoá không nhiều, nhất là các bài viết, bài nghiên cứu tài liệu luật nước ngoài còn ít. Một số ít các trường có thư viện số như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,… còn phần lớn các cơ sở đào tạo Luật chủ yếu chú trọng đến “diện tích”, số lượng đầu sách, tài liệu và chỗ ngồi, phòng đọc, không gian, phục vụ… mà chưa quan tâm ở mức cần thiết, chưa khuyến khích phát triển đến “tài nguyên số”, “thư viện số”, “tài liệu số” và “quốc tế hóa”. Tài liệu ở thư viện chủ yếu là các sách, giáo trình, tạp chí, văn bản luật, các luận văn, luận án…; chủ yếu tồn tại dưới dạng bản cứng nên rất nhanh lạc hậu, thậm chí bị trái với những thay đổi, bổ sung của pháp luật hiện hành; các tài liệu nếu được số hóa thì cũng là bản chụp các tài liệu hiện có và điều này chỉ giúp dễ hơn trong tiếp cận, lưu trữ chứ không làm cho nguồn tài liệu trở nên hữu ích, cập nhật. Ngoài ra, trình độ tin học, ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của sinh viên, học viên không đồng đều, khó sử dụng công nghệ, tìm kiếm, phân tích tài liệu trực tuyến, tài liệu mở, các bài viết, các bài nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, rất khó để trở thành những sinh viên, học viên xuất sắc khi ra trường sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu, tư vấn luật pháp cho các khách hàng, các dịch vụ pháp lý vượt ra ngoài biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế của cuộc CMCN 4.0. 2.3. Một số giải pháp hoàn thiện về đào tạo nghề Luật ở các cơ sở đào tạo Luật trong bối cảnh CMCN 4.0 Đại hội XI của Đảng xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 483 phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”[3]. Để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo cho cử nhân Luật tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 cần thực hiện các giải pháp sau đây: Thứ nhất, đổi mới chương trình đào tạo, tích cực nâng cao và áp dụng các phương pháp dạy trực tuyến. Hiện nay, khi đại dịch COVID-19 bùng phát thì việc thích nghi trong học tập và làm việc là vô cùng quan trọng. Đại dịch COVID-19 có thể ngăn cản đến trường nhưng không thể ngăn cản học sinh, sinh viên, giảng viên tiếp tục tiếp thu tri thức. Theo đó, đối với các môn học trong chương trình đào tạo, cần thiết kế chương trình học trực tuyến phù hợp. Giảng viên có thể ngồi ở nhà tương tác bình thường với sinh viên, học viên trong các giờ dạy trực tuyến (trực tuyến tích cực). Giải pháp này, phù hợp với bối cảnh công nghệ hiện đại, dữ liệu số… khai thác tài liệu đa dạng, miễn phí. Hình thức học tập này vừa giảm chi phí xã hội cho cả người dạy, người học và đơn vị đào tạo; tiết kiệm thời gian đào tạo vừa góp phần gia tăng tính cạnh tranh của cơ sở đào tạo đã và đang được nhiều nước tiến bộ trên thế giới áp dụng. Ngoài ra, cần mở rộng nguồn chuyên gia, giảng viên quốc tế để tham gia vào quá trình đào tạo Luật ở các cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam. Thứ hai, cần nâng cao năng lực ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Anh pháp lý cho giảng viên và học sinh, sinh viên. Trong bối cảnh mới, điều kiện mới về không gian, phạm vi hoạt động của người làm việc có thể xuyên quốc gia, quốc tế cần khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh pháp lý để đáp ứng trong việc tìm kiếm tài liệu, giảng dạy và thực hiện công việc khi được tuyển dụng. Bổ sung các môn học kỹ năng, nghiệp vụ thực tế khi xây dựng chương trình môn học, chương trình đào tạo. Tạo điều kiện cho sinh viên, học viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế như (công ty, văn phòng luật; văn phòng công chứng; pháp chế cơ quan, viện, tòa án…). Cần liên hệ các chuyên gia, luật sư, người làm thực tiễn tham gia giảng dạy, hỗ trợ đối với các môn học, với mục đích tạo ra những sản phẩm đầu ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đáp ứng yêu cầu công việc và gắn với nhu cầu xã hội. Để làm tốt việc này, các cơ sở đào tạo Luật cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực luật để xây dựng chương trình môn học, chương trình đào tạo; kiểm định chất lượng và đào tạo thực tế cho các cơ sở của mình để gia tăng năng lực cạnh tranh.
- 484 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Thứ ba, cần bổ sung các môn học liên quan nhiều đến quan hệ quốc tế trong xây dựng chương trình đào tạo như: Luật Thương mại quốc tế; Tư pháp quốc tế; Công pháp quốc tế; Luật So sánh; Quản lý tài chính quốc tế… để tạo ra các sản phẩm có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 khi không giới hạn phạm vi lãnh thổ; công việc, dịch vụ pháp lý mang tính chất toàn cầu hóa. Đồng thời, bổ sung các môn học cung cấp tri thức, kỹ năng về “công nghệ số”, “tư liệu điện tử”, “tài nguyên số”, ứng dụng công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ… cho người học trong chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo Luật đáp ứng yêu cầu và hoạt động thực tiễn, tăng tính năng động, linh hoạt cho sinh viên, học viên trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. Thứ tư, cần có sự linh hoạt động hơn về quản lý đào tạo. Quy định về mã ngành, chuyên ngành; những quy định về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, các tiêu chí kiểm định chất lượng… cũng cần có sự điều chỉnh để khuyến khích ứng dụng công nghệ vào đào tạo, giảm chi phí, thời gian cho học sinh, sinh viên và xã hội. Cần chuyển dịch sang “thư viện số”, “tài liệu số”, đa dạng hóa nguồn tài liệu. Tài liệu không chỉ tập trung vào giáo trình, luật, bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án… mà cần cả các tình huống, các loại hợp đồng, các quyết định, các bản án, phán quyết, các cuốn “casebooks”… cần phải được liên tục cập nhật, bổ sung đầy đủ, toàn diện. Thứ năm, cần chủ động, mạnh dạn về tự chủ đại học để đổi mới. Tự chủ đại học là yêu cầu tất yếu để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, xứng ngang tầm khu vực và thế giới. Mỗi một trường đại học đào tạo Luật khi tự chủ sẽ chủ động hơn trong quản lý, điều hành và đào tạo; buộc phải tự nhìn nhận hướng đi, phát triển của mình từ đó tạo cơ hội, phát huy hết những tiềm năng, khả năng, năng lực sáng tạo, đồng thời đạt được đột phát trong tương lai. 3. KẾT LUẬN Trong giai đoạn CMCN 4.0 hiện nay, mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa… đều phát triển không ngừng. Các môi trường, hệ thống đào tạo trên thế giới từng bước tạo đột phá, tìm hướng đi mới cho mình để phù hợp với tri thức mới, bắt kịp toàn cầu hóa. Do đó, các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam càng cần phải thay đổi để không lạc hậu, khó bắt kịp với tình hình chung này. Từ đó, các cơ sở đào tạo Luật không chỉ thay đổi để phát triển mà còn có sự cạnh tranh lẫn nhau với mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm là lực lượng lao động có chất lượng, bắt kịp với trình độ thế giới để nâng tầm vị thế Việt Nam trên thị trường lao động thế giới. CMCN 4.0 vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để các trường có thể tận dụng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này nếu biết ứng dụng mô hình quản trị đại học hiệu quả, hiện đại, chất lượng và cùng với đó là giảm chi phí đào tạo cho người học để gia
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 485 tăng năng lực cạnh tranh. Mặc dù, những giải pháp trên tất nhiên sẽ không đúng với tất cả các cơ sở đào tạo Luật và không thể phân tích đầy đủ mọi khía cạnh của đào tạo Luật, nhưng ở một chừng mực nào đó cho thấy cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn. Mặc dù cần có thay đổi nhưng sự thay đổi này các trường và cơ sở đào tạo Luật cần phải chuẩn bị kỹ càng, không được nóng vội, cần lập ra phương án, kế hoạch cụ thể, có sự học hỏi, tham vấn các trường bạn đã làm tốt công tác đổi mới này để có sự phù hợp, bắt kịp với quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Lê Tiến Châu (2005), “Thực trạng đào tạo Luật hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4. 5. Theo Edward Rubin (2012), “Chính sách lấy người học làm trung tâm”, Legal Education in the Digital age, Edited by Edward Rubin, Cambridge University Press. 6. Legal Education in the Digital age (2012), Edited by Edward Rubin. Cambridge University Press.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học ở trường Đại học văn hóa Hà Nội
9 p | 130 | 25
-
Chất lượng đào tạo cử nhân Báo chí - Truyền thông ở Việt Nam
8 p | 46 | 5
-
Chương trình giáo dục đại học đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Marketing
32 p | 85 | 5
-
Nhìn lại quá trình đưa công nghệ thông tin vào chương trình đào tạo cử nhân ngành Thông tin – Thư viện ở trường Đại học Văn hoá Hà Nội
7 p | 94 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân quản lí giáo dục hệ vừa làm vừa học khoa quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
8 p | 41 | 4
-
Vấn đề sản sinh và tiếp nhận lời nói trong đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất lượng cao
10 p | 20 | 4
-
Đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất lượng cao
12 p | 38 | 4
-
Sự hài lòng của sinh viên về chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học
15 p | 78 | 4
-
Bài giảng Mục tiêu của chương trình đào tạo cử nhân kinh tế đối ngoại chất lượng cao - TS. Khu Thị Tuyết Mai
40 p | 86 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng đến kiểm định chất lượng chương trình theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Ngoại thương
13 p | 158 | 4
-
Đề xuất một số phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 18 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân Quản lí giáo dục hệ phi chính quy của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
9 p | 35 | 3
-
Tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo và cơ quan, doanh nghiệp trong đào tạo cử nhân ngành quản trị văn phòng
5 p | 47 | 3
-
Đánh giá thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân quản lý giáo dục hệ vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 p | 59 | 3
-
Xây dựng và quản lí hiệu quả chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao
5 p | 54 | 3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, đào tạo cử nhân
14 p | 7 | 3
-
Thực trạng năng lực của sinh viên và hệ thống quản lí chất lượng quá trình đào tạo cử nhân ngành Du lịch
6 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn