intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BẤT CẬP: ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

115
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều công sức đã được đổ ra cho việc cải tiến những vấn đề quanh việc thi cử, tuyển sinh các cấp. Cuộc phát động “Hai không” rồi “Bốn không” đã đạt được những kết quả nhất định trong một thời gian, nhưng dần dần chuyện cũ lại tái lập. Lối thoát khỏi sự tụt hậu của nền giáo dục đào tạo vẫn mờ mịt. Sự mờ mịt đó sẽ còn tiếp diễn cho đến khi những người có trách nhiệm có đủ dũng khí nhìn thẳng vào sự thật về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BẤT CẬP: ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN

  1. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BẤT CẬP: ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN Rất nhiều công sức đã được đổ ra cho việc cải tiến những vấn đề quanh việc thi cử, tuyển sinh các cấp. Cuộc phát động “Hai không” rồi “Bốn không” đã đạt được những kết quả nhất định trong một thời gian, nhưng dần dần chuyện cũ lại tái lập. Lối thoát khỏi sự tụt hậu của nền giáo dục đào tạo vẫn mờ mịt. Sự mờ mịt đó sẽ còn tiếp diễn cho đến khi những người có trách nhiệm có đủ dũng khí nhìn thẳng vào sự thật về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sa sút chất lượng và tụt hậu. Sự gian dối trong giáo dục, dù được được gọi bằng cụm từ mỹ miều là “bệnh thành tích” cùng nhiều tiêu cực khác, chẳng khác nào khối u ác tính hủy hoại truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc, quan hệ xã hội và sự phát triển của đất nước, dĩ nhiên cần phải được kiên quyết loại trừ. Vấn đề đặt ra là vì sao tệ nạn đó lại trở nên phổ biến trong ngành như vậy? Vì sao vấn nạn dạy thêm, học thêm ngày càng lan rộng và chưa có điểm dừng? Có phải chỉ vì sự thiếu lương tâm nghề nghiệp của một số thầy cô giáo nào đó? Vì sao ngân sách dành cho giáo d ục tăng nhanh hàng năm, cộng thêm hàng trăm triệu USD vay bổ sung từ nước ngoài cho các dự án giáo dục vẫn không ngăn chặn được sự tuột dốc về chất lượng? Điều gì đang hạn chế chất lượng đào tạo đến mức ấy mặc dù dân ta được đánh giá là hiếu học và thông minh không kém ai? Trách nhiệm này thuộc về ai? Phải chăng cội nguồn của vấn đề nằm ở chỗ triết lý giáo dục và quan niệm về chất lượng giáo dục?
  2. Người ta có thể nêu ra hàng chục lý do để biện minh cho sự yếu kém nói trên như thường thấy, từ thiếu kinh phí, cơ sơ vật chất bất cập, đội ngũ thầy cô thiếu và yếu, phương pháp dạy và học lạc hậu… Những lý do đó đều có thực, nhưng vì sao những lý do không mới đó, thậm chí còn trầm trọng hơn nhiều trong quá khứ, như trong thời chiến tranh, không dẫn đến những vấn nạn tới mức như hiện nay? Với chất lượng giáo dục thấp đến mức một số lớn học sinh không làm được bài thi với mức độ trung bình, thậm chí tại một số trường, không một học sinh nào vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, hay một số không ít học sinh học lên trung học cơ sở mà vẫn đọc không chạy, viết không được, thì chuyện gian lận trong thi cử, chuyện dạy thêm học thêm không trở nên phổ biến mới là lạ. Vì sao? Theo PGS. Văn Như Cương (Tuanvietnam.net, 27/4/2012) thì đó là do “ Hầu hết cái gì cũng giống như cũ, thậm chí là rất cũ. Trong một xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ như VN thì một nền GD dẫm chân tại chỗ là một nền GD bị "bại liệt", nó cản trở sự tiến lên của xã hội. Cách quản lí GD cũ kĩ, quan điểm và triết lí về GD cũ kĩ, hệ thống GD cũ kĩ, chương trình c ũ kĩ, cách dạy cách học cũ kĩ... Đó là những thứ đang làm cho nền GD chúng ta chết dần chết mòn… Nói như vậy để thấy rằng đội ngũ các nhà quản lí GD của ta còn chưa xứng tầm để thực hiện cái quyết định đúng đắn về đổi mới GD” Quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học chỉ đơn giản bằng gia tăng khối lượng kiến thức trong chương trình đã là kiểu tư duy giản đơn, phiến diện, nhưng lại là tư duy thống soái trong một thời gian dài đã dẫn đến kết quả trái ngược. Học sinh sinh viên Việt Nam
  3. học nặng hơn học sinh sinh viên nước ngoài nhưng chất lượng đạt được kém hơn về nhiều mặt là điều đáng buồn, nhưng là một thực tế không thể chối cải. Mặc cho người ta không ngừng hô hào cải tiến phương pháp dạy học và đã có không biết bao nhiêu hội nghị và lớp tập huấn về cải tiến phương pháp dạy, nhưng chất lượng giáo dục vẫn trượt dài. Bộ Giáo duc-Đào tạo đặt ra một yêu cầu rất cấp thiết cho các trường cao đẳng, đại học là đào tạo phải đáp ứng với yêu cầu sát thực của xã hội, nhằm khắc phục điểm yếu cơ bản trong đào tạo. Thế nhưng Bộ vẫn cho ra đời nhiều trường đại học không đáp ứng được bất cứ tiêu chí nào về điều kiện thành lập trường và vẫn kiên trì chủ trương buộc các trường đại học phải dạy theo chương trình khung nặng nề, khá chi tiết và đầy khiếm khuyết được soạn ra để áp dụng trong nhiều năm, bất chấp thực tế các nước phát triển và cả nhiều nước đang phát triển quanh ta không ngừng cải tiến và cải cách chương trình đào tạo của họ để không bị rớt lại so với nhịp tiến nhanh của thời đại. Mục tiêu đào tạo của các chương trình đào tạo đại học của chúng ta đọc nghe rất kêu, nhưng cũng rất xa lạ với thực tế chất lượng đầu ra. Phương châm lấy người học làm trung tâm vẫn mãi là câu khẩu hiệu sáo rỗng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2