intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng thông tin kế toán dưới ảnh hưởng của kế toán sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Chất lượng thông tin kế toán dưới ảnh hưởng của kế toán sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam" phân tích các nội dung liên quan đến chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trong điều kiện các doanh sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật kế toán sáng tạo (KTST). Với mục đích trên, nghiên cứu trình bày về chất lượng TTKT, về KTST. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng thông tin kế toán dưới ảnh hưởng của kế toán sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ TOÁN SÁNG TẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THE QUALITY OF ACCOUNTING INFORMATION UNDER THE IMPACT OF CREATIVE ACCOUNTING IN VIETNAM BUSINESSES ThS. Dương Thị Thanh Hiền, ThS. Mai Thị Quỳnh Như Trường Đại học Duy Tân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu phân tích các nội dung liên quan đến chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trong điều kiện các doanh sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật kế toán sáng tạo (KTST). Với muc đích trên, nghiên cứu trình bày về chất lượng TTKT, về KTST. Đồng thời, nghiên cứu tổng hợp các kỹ thuật KTST và phân tích việc áp dụng các kỹ thuật sáng tạo này ảnh hưởng đến các thuộc tính của chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính (BCTC) như thế nào. Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết thể chế và sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá các tài liệu nghiên cứu liên quan đến KTST và phân tích chất lượng thông tin dưới ảnh hưởng của KTST thông qua các nghiên cứu liên quan. Từ khóa: Kế toán sáng tạo, chất lượng thông tin, kỹ thuật kế toán sáng tạo. ABSTRACT This study analyzes the issues related to the quality of information accounting as businesses increasingly use creative accounting techniques. With the above goal, this study presents about the quality of information accounting and creative accounting. In addition, this study also synthesizes creative accounting techniques and analyzes how these techniques affect the fundamental characteristics of the quality of accounting information on financial statements. The research based on Agency Theory and using synthesis method, evaluate research related to creative accounting and analyze information quality under the influence of creative accounting through the related research Keywords: Creative accounting, information quality, creative accounting techniques 1. Đặt vấn đề Thông tin kế toán (TTKT) được xem là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng bên trong lẫn bên ngoài DN đưa ra các quyết định có liên quan. Do đó, chất lượng thông tin công bố trên BCTC của các DN là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả ra quyết định của người sử dụng thông tin. Nghiên cứu phân tích mức độ ảnh hưởng của thực hành KTST đến chất lượng của TTKT, một mức độ sáng tạo nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng của TTKT trên BCTC. Bằng phương pháp tổng thuật tài liệu, phân tích, đánh giá, nghiên cứu này làm rõ các kỹ thuật KTST phổ biến, đồng thời đánh giá chất lượng TTKT bị ảnh hưởng như thế nào dưới những tác động của KTST. 143
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Chất lượng TTKT trên BCTC Trong lĩnh vực kế toán, dựa trên quy định các thuộc tính của hội đồng chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB, 2018), một số nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa đa dạng về chất lượng TTKT trên BCTC “là khả năng cung ứng các yêu cầu của nhà quản lý nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động của tổ chức giúp họ đưa ra quyết định, giám sát, thực hiện các mục tiêu chiến lược” (Nuryanto, 2013). Jonas và Blanchet (2000) cho rằng nếu dựa theo nhu cầu của người sử dụng thông tin thì chất lượng TTKT trên BCTC được xác định dựa trên cơ sở của tính hữu ích của thông tin đối với người sử dụng thông tin. Theo Schiller và Vegt (2010) thì BCTC có chất lượng nếu TTKT trình bày trung thực và kịp thời. Dựa theo khuôn mẫu của CMKT quốc tế số 01 (IAS 01), có thể kết luận khái niệm về chất lượng TTKT trên BCTC là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đầu tư hiện tại, tiềm năng và người cho vay, chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định”. Các thuộc tính của TTKT được mô tả theo quan điểm của CMKT quốc tế quy định trong IAS 01 - Trình bày BTCT bao gồm hai thuộc tính là thuộc tính cơ bản và thuộc tính bổ sung. Trong đó: Thuộc tính cơ bản bao gồm: tính thích hợp, tính trung thực, tính trung lập và không sai sót; Thuộc tính bổ sung bao gồm: có thể so sánh, có thể kiểm chứng, tính kịp thời, có thể hiểu được. 2.2. Kế toán sáng tạo KTST được hiểu là việc sử dụng kiến thức kế toán để tác động đến số liệu BCTC nhằm mục đích phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) theo cách mà ban điều hành mong muốn, thay vì trình bày trung thực các số liệu này, trong khuôn khổ pháp luật và các quy tắc kế toán cho phép (Yadav, B.,2013). Khái niệm này đồng nhất với quan điểm của Naser (1992) rằng KTST là việc chuyển hóa TTKT tài chính từ số liệu thực tế phát sinh sang số liệu người lập BCTC mong muốn bằng cách lợi dụng các các quy tắc kế toán hiện hành hay phớt lờ một số quy tắc đó (Naser,1992). KTST còn có tên gọi khác như quản trị thu nhập, quản trị lợi nhuận. Trong khi ở Châu Âu, thuật ngữ này được gọi là làm mịn thu nhập, KTST và kế toán thẩm mỹ… (Al Momamani, M. A, 2013). KTST còn được định nghĩa là “một quá trình vận dụng kế toán để tận dụng những sơ hở trong các quy tắc kế toán và lựa chọn các phương pháp đo lường và công bố thông tin” (Naser, K, 1993). Theo Amat, O., Blake, J., & Dowds, J, (1999) thì KTST là một quá trình mà kế toán sử dụng kiến thức của họ về các quy định và quy tắc kế toán để vận dụng vào các BCTC . Hơn nữa, KTST được Gowthorpe, C., & Amat, O. (2005) mô tả là cố ý bóp méo TTKT, thông tin tài chính giữa ban giám đốc và cổ đông đối với những người lập BCTC. Nó được mô tả là một trong những phương thức mà một số công ty sử dụng để đạt được lợi ích trong ngắn hạn hoặc dài hạn (Al Momamani, M. A, 2013) KTST là một cách giảm thiểu sự thay đổi của lợi nhuận hoặc dòng thu nhập theo quyết định của giám đốc công ty (Riedl & Suraj, 2010; Nejad, Zeynali & Alavi, 2013). Siti, Haron & Henny (2013) khẳng định rằng KTST hỗ trợ DNkiểm soát sự khác biệt của lợi nhuận giữa các năm bằng cách chuyển lợi nhuận từ những năm cao điểm sang những năm kém thành công hơn, làm cho sự biến đổi lợi nhuận của tổ chức ít bất ổn hơn. KTST có thể có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài có thể khiến giá cổ phiếu giảm, mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản. Đây 144
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 là căn nguyên của nhiều vụ bê bối kế toán, cũng như nhiều cải cách về quản lý tài chính, đó là lý do tại sao nảy sinh nghi ngờ về tính minh bạch và trung thực của BCTC . Vì KTST thường không vi phạm các quy tắc pháp lý, câu hỏi đặt ra là nó tốt hay xấu. Điều này phụ thuộc vào mục đích cơ bản mà nó được sử dụng và cách thức mà nó được áp dụng. Bhasin (2016) mô tả nó theo một cách rất đẹp: KTST giống như một con dao hai lưỡi – nhà quản lý có thể sử dụng nó theo nghĩa tích cực, hoặc nó có thể lạm dụng nó. Do đó, thủ thuật để làm số liệu trên báo cáo của DN theo cách tốt hơn cuối cùng có thể làm mất hoàn toàn hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về KTST trong tài liệu, nhưng tất cả đều chung một ý tưởng, KTST là việc sử dụng các nguyên tắc, quy tắc và chính sách kế toán tốt nhất để đạt được tổng độ tin cậy của thông tin tài chính một cách sáng tạo. Từ định nghĩa trên, mục tiêu quan trọng nhất của KTST là tối ưu hóa các tiêu chuẩn và nguyên tắc thích hợp để tiếp cận thông tin tài chính đáng tin cậy và chất lượng cao. Tuy nhiên, thực tế lại rất khác vì một số người sử dụng chuyên môn và khả năng thực tế của mình để khai thác các lỗ hổng và giải pháp thay thế trong đo lường kế toán và sử dụng KTST để thao túng và gian lận. 2.3. Lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết đại diện (Agency Theory). Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột có thể nảy sinh giữa chủ sở hữu (cổ đông) và người đại diện của họ (người quản lý). Yadav (2013) cho rằng hành vi KTST có thể phát sinh do vấn đề người đại diện. Do đó, các vấn đề về đại diện là một lý do chính đáng để vượt qua giới hạn của luật hoặc quy định trong thực hành KTST. Lý thuyết dựa trên quan điểm rằng các nhà quản lý đôi khi theo đuổi ý định riêng của họ để gây bất lợi cho các cổ đông. Các ý định mà các nhà quản lý có thể theo đuổi có thể là đảm bảo cho lợi ích của các cổ đông được tối đa hóa, bất kể họ có tham gia vào các hoạt động phi đạo đức (KTST) và điều này có thể khiến các cổ đông thấy số liệu tài chính trở nên tốt hơn. Điều đặc biệt của các nhà quản lý là việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phải được phản ánh rõ ràng trên BCTC . Ellisabeta & Beattrice (2010) tin rằng lý thuyết đại diện được kết nối với KTST, vì có xung đột lợi ích giữa những người sử dụng TTKT. Sheleifter và Vishy (1989) cho rằng các nhà quản lý thường có xu hướng làm lợi cho mình thông qua những hoạt động mà họ kỳ vọng, họ luôn cố gắng làm tăng thu nhập của mình, nhưng lại tìm cách biến đổi lợi nhuận trên BCTC cho phù hợp với mục tiêu cá nhân. Có thể thấy hành động của nhà quản trị có tác động rõ rệt đến KTST (quản trị lợi nhuận) của đơn vị (Lambert, 2007). Shah (2011) cho rằng thu nhập của người quản trị phụ thuộc vào kết quả SXKD của DN, nên họ sẽ không mạo hiểm để chấp nhận các giao dịch đầu tư mang tính rủi ro cao, do vậy lợi ích cá nhân luôn được đề cao hơn lợi ích DN, đã trực tiếp làm giảm tính khách quan của thông tin tài chính. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp và đánh giá các tài liệu nghiên cứu liên quan đến KTST và phân tích chất lượng thông tin dưới ảnh hưởng của KTST thông qua các nghiên cứu trước. Từ những nghiên cứu đó để nhấn mạnh những ảnh hưởng của KTST đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DN. Ngoài ra, nghiên cứu phân tích chuyên sâu các kỹ thuật KTST chính đang được sử dụng và tác động của việc sử dụng chúng đối với các thuộc tính của chất lượng TTKT, đó là: tính dễ hiểu, 145
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tính kịp thời, tính thích hợp, tính trung thực, không sai sót và khả có thể so sánh được của thông tin, cũng như các hậu quả ảnh hưởng của việc sử dụng kỹ thuật KTST này. 4. Phân tích chất lượng TTKT dưới ảnh hưởng của KTST Xuất phát từ tính phức tạp và đa dạng của các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù trong DN, mức độ tinh vi của các thủ thuật KTST ngày càng gia tăng, vì vậy việc nghiên cứu các thủ thuật và dấu hiệu nhận biết các hành vi KTST luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các bên liên quan. Mulford và Comiskey (2002) xác định năm loại kỹ thuật KTST: ghi nhận doanh thu sớm hoặc doanh thu hư cấu, chính sách vốn hóa quá nhiều chi phí và sử dụng thời gian khấu hao dài, báo cáo sai tài sản và nợ phải trả, "tính sáng tạo" còn thể hiện trong tài khoản lãi và lỗ, và các vấn đề liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như đã nêu trên, các thuộc tính phản ánh chất lượng của TTKT được mô tả theo CMKT quốc tế gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính bổ sung. Dưới ảnh hưởng của các kỹ thuật KTST thì chất lượng TTKT sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, cụ thể: Thuộc tính cơ bản: Tính thích hợp, Tính trung thực, Tính trung lập, Tính không sai sót Sử dụng kỹ thuật ghi nhận doanh thu sớm, nhà quản trị có thể đẩy nhanh tiến độ ghi nhận doanh thu để hoàn thành chỉ tiêu báo cáo thu nhập cho một giai đoạn nhất định. Việc ghi nhận doanh thu quá mức là một trong những hình thức phổ biến nhất của điều chỉnh lợi nhuận. Một số cảnh báo bao gồm khoản phải thu tăng vọt so với sự gia tăng của doanh thu và sự gia tăng đáng kể kỳ thu tiền bình quân. Đối với kỹ thuật đầu tiên này, chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa việc ghi nhận sớm doanh thu và ghi nhận doanh thu hư cấu. Nếu đầu tiên là một kỹ thuật thường được thực hành trong KTST, thì kỹ thuật thứ hai là một hành vi bất hợp pháp, một gian lận. Sử dụng kỹ thuật này sẽ không ảnh hưởng đến tính trung thực của TTKT, nhưng sẽ ảnh hưởng đến mức độ thích hợp và trung thực của thông tin. Mức độ trung thực của thông tin sẽ bị ảnh hưởng đến mức thông tin bị bóp méo thực sự, liên quan trực tiếp đến người sử dụng thông tin, hơn thế nữa, các quyết định được đưa ra lúc này sẽ dẫn đến sai lầm. Tính thích hợp của thông tin cũng sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai gần hoặc xa hơn, điều này cũng dẫn đến những quyết định sai được thực hiện dựa trên những thông tin sai, do lợi nhuận "phình to" một cách giả tạo. Từ kỹ thuật ghi nhận doanh thu sớm, dẫn đến những kết quả về lợi nhuận, về thuế bị thay đổi cho thấy được vai trò của nhà quản trị trong việc điều hành thông tin được công bố. Mối quan hệ này được tác giả đề xuất từ lý thuyết đại diện để thấy sức ảnh hưởng của nhà quản trị trong việc cung cấp TTKT cho các đối tượng liên quan. Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định thay đổi doanh thu dựa trên kỹ thuật KTST nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó. Đối với kỹ thuật sử dụng chính sách vốn hóa quá nhiều chi phí và sử dụng thời gian khấu hao dài; nó thực sự liên quan đến hai cách riêng biệt: một mặt vốn hóa các khoản chi tiêu và sử dụng thời gian khấu hao dài, mặt khác, cả hai đều có tác dụng giảm chi phí trong kỳ và do đó làm tăng lợi nhuận. Cách thứ nhất liên quan đến việc ghi nhận một số chi phí cố định (chi phí bảo hiểm, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí phát triển phần mềm, v.v.) sẽ được chuyển vào chi phí trong các năm tính thuế trong tương lai như quá trình phân bổ, vì vậy chúng không được ghi nhận là chi phí của năm hiện tại. Trong kế toán, lợi ích kinh tế thu được từ việc nghiên cứu và triển khai (R&D) 146
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được đánh giá là không chắc chắn. Nghiên cứu một dự án có thể sẽ không bao giờ đưa ra được một sản phẩm mới như đã hứa hẹn, lợi ích kinh tế là không khả thi, hoặc sản phẩm có thể bị lỗi thời bởi sự ra đời sản phẩm nghiên cứu của đối thủ cạnh tranh. Thông thường, quy định kế toán ở các quốc gia yêu cầu chi phí R&D cần được hạch toán vào chi phí. Do vậy, nhà phân tích cần nỗ lực để điều chỉnh sai lệch liên quan đến việc vốn hóa chi phí R&D và điều chỉnh giá trị tài sản hữu hình dựa vào sự thành công của dự án R&D. Do đó tính thích hợp của thông tin sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai liên quan đến việc phân bổ giá trị đầu vào của tài sản sẽ được phân bổ trong một thời gian dài hơn, do đó giá trị thu được cho mỗi thời kỳ sẽ ít hơn dẫn đến chi phí khấu hao thấp hơn. Bằng kỹ thuật này, tính dễ hiểu và khả năng so sánh của TTKT sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thích hợp và trung thực của thông tin. Cần lưu ý rằng hai kỹ thuật đầu tiên nhằm mục đích giảm chi phí, tương ứng là tối đa hóa doanh thu. Chúng được sử dụng để "thay đổi" kết quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đây thường là "yêu cầu" của các nhà quản lý mà thù lao phụ thuộc trực tiếp vào chủ sở hữu doanh nghiệp, đối tượng mong muốn gia tăng lợi nhuận. Đối với kỹ thuật ghi nhận doanh thu quá mức; một kỹ thuật liên quan đến việc thao túng, sửa đổi các khoản mục chi phí thực tế và doanh thu thực tế để để làm thay đổi doanh thu, chi phí hiện tại. DN cũng có thể cố tình điều chỉnh lợi nhuận từ những giao dịch không thường xuyên (bất thường) trở thành lợi nhuận hoạt động thường xuyên. Hoặc trường hợp khi bán hàng, tiền hàng đã nhận được nhưng sản phẩm hay dịch vụ chưa được cung cấp, DN lại ghi nhận doanh thu trong khi bản chất đây là khoản nợ phải trả. Khoản nợ này phản ánh cam kết của DN về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và sẽ được xóa bỏ khi hoàn thành. DN sẽ ghi nhận doanh thu sớm trên cơ sở hóa đơn thu tiền trước khi thực hiện cam kết về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, do vậy, lợi nhuận sẽ được đẩy lên cao hơn. Kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng đến với tính thích hợp của TTKT, TTKT sẽ bị ảnh hưởng bởi việc ghi nhận dòng lưu chuyển của một số thu nhập có tính chất bất thường, do chúng sẽ không có trong các năm tính thuế trong tương lai. Kỹ thuật này cũng ảnh hưởng đến tính trung thực và tính kịp thời của thông tin và trong trường hợp này là các khoản lãi lỗ trên Báo cáo kết quả hoạt động. Dựa trên lý thuyết đại diện có thể khẳng định năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản trị khi vận dụng các kỹ thuật KTST trên có tác động đến một số thuộc tính của TTKT (tính minh bạch, đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời) trên BCTC. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của nhà quản trị có tác động cao tới chất lượng TTKT trên BCTC. Vận dụng lý thuyết đại diện, có một số nghiên cứu đã xác định lợi ích của nhà quản trị có thể làm thay đổi tính trung thực trong BCTC và DN thực hiện các kỹ thuật KTST để điều chỉnh doanh thu, để đạt được ngưỡng lợi nhuận mong muốn hoặc tránh bị lỗ trong kinh doanh. Theo nghiên cứu của Đào Thị Nhung (2020), dựa trên lý thuyết đại diện tác giả đã kiểm định giả thuyết về những tác động tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận (tức là KTST) tới chất lượng TTKT . Kết quả phân tích hồi qui cho cho thấy hành vi quản trị lợi nhuận nói riêng, tức KTST nói chung là nhân tố tác động ngược chiều mạnh nhất với chất lượng TTKT trên BCTC ở các DN xây lắp niêm yết. Nhân tố hành vi quản trị (HVQT) lợi nhuận được xem xét trong nghiên cứu này đề cập tới sự can thiệp có chủ đích của nhà quản trị trong quá trình cung cấp TTKT nhằm đạt được những mục đích cá nhân. Đôi khi vì mục đích cá nhân bởi nhà quản trị thường là những người đầu tư, nắm giữ cổ phiếu nên muốn thao túng (bán đi hoặc mua thêm)…. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Liên (2017), bằng phương pháp tổng thuật tài liệu và khảo sát các DN thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trên địa bàn 147
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng áp dụng KTST ngày càng gia tăng, mức độ áp dụng KTST phụ thuộc vào loại hình DN, động cơ thực hiện KTST của DN chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa lợi ích về thuế, tăng giá trị công ty và hoàn thành kế hoạch được giao; từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực của TTKT đối với người sử dụng. Thuộc tính bổ sung: Tính có thể so sánh, Tính có thể kiểm chứng, Tính kịp thời, Tính có thể hiểu được Khi sử dụng kỹ thuật ghi nhận doanh thu sớm, tính so sánh của TTKT về mặt lý thuyết sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc ghi nhận sớm doanh thu, miễn là phương thức ghi nhận sẽ được duy trì từ năm này sang năm khác. Trong thực tế, điều này khó có thể được đáp ứng vì đây là kỹ thuật "làm mịn doanh thu" kết quả và chuyển thu nhập từ kỳ này sang kỳ khác. Đối với kỹ thuật thổi phồng giá trị tài sản và nợ: tài sản bị thổi phồng có xu hướng ngày càng gia tăng khi nhà quản trị có ý định làm tăng thu nhập. Palepu và các cộng sự (2013) đã tổng hợp các thủ thuật thổi phồng tài sản phổ biến như sau: • Trì hoãn việc ghi giảm giá trị tài sản ngắn hạn: Nếu giá trị của tài sản bị giảm xuống dưới giá trị ghi sổ, theo nguyên tắc thận trọng, kế toán phải ghi giảm tài sản về giá trị thực của nó. Tài sản ngắn hạn giảm xuống có ảnh hưởng tới lợi nhuận bởi vì việc xóa sổ tài sản được tính trực tiếp vào chi phí. Vì vậy, việc trì hoãn ghi giảm tài sản là một cách để nhà quản trị làm tăng lợi nhuận. • Ghi nhận thấp hơn khoản dự phòng đối với nợ xấu: Nhà quản trị đánh giá các khoản mong đợi có thể thu được từ khách hàng và trích lập dự phòng dựa trên ước tính tỷ lệ nợ phải thu khó đòi. Nếu nhà quản trị đánh giá thấp hơn giá trị khoản dự phòng thì tài sản và thu nhập sẽ được đánh giá cao hơn. • Đẩy nhanh tiến độ ghi nhận doanh thu: Nhà quản trị có thể đẩy nhanh tiến độ ghi nhận doanh thu để hoàn thành chỉ tiêu báo cáo thu nhập cho một giai đoạn nhất định. Việc ghi nhận doanh thu quá mức là một trong những hình thức phổ biến nhất của điều chỉnh lợi nhuận. Một số vấn đề sẽ phát sinh bao gồm khoản phải thu tăng vọt so với sự phát triển của doanh thu và sự gia tăng đáng kể kỳ thu tiền bình quân. • Trì hoãn việc ghi giảm giá trị tài sản dài hạn: Việc ghi giảm giá trị của tài sản dài hạn luôn mang tính chủ quan, đặc biệt đối với tài sản vô hình như lợi thế thương mại. Vì thế, nhà quản trị có thể dùng phán đoán của mình để trì hoãn hoặc ghi giảm giá tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Kỹ thuật báo cáo sai tài sản và nợ này thường liên quan đến việc đánh giá quá cao tài sản và đánh giá thấp các khoản nợ phải trả. Mục đích của kỹ thuật này là "làm đẹp" số dư bằng cách trình bày tài sản ròng cao hơn. Kỹ thuật này sẽ không ảnh hưởng đến tính rõ ràng, không sai sót của TTKT; tuy nhiên tính kịp thời và tính có thể hiểu được của thông tin sẽ bị ảnh hưởng do vi phạm nguyên tắc thận trọng, kỹ thuật này sẽ tạo ra những thông tin sai lệch về quy mô nợ và tài sản của một công ty. Các quyết định được thực hiện lúc này sẽ có rủi ro và sẽ dẫn đến giảm vốn hóa của DN trong tương lai. Kỹ thuật này cũng không thể đảm bảo tính so sánh của TTKT, do đó nó cũng ảnh hưởng đến tính so sánh của thông tin. Đối với kỹ thuật làm tăng dòng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - đây là nơi rất dễ tồn tại nhiều thủ thuật của KTST. Nhiều DN cố tình phân loại sai luồng tiền và thường tăng dòng tiền 148
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thuần của hoạt động kinh doanh thông thường. Việc này được thực hiện bằng cách chuyển dòng tiền ra của hoạt động kinh doanh thông thường sang hoạt động động đầu tư. Ngoài ra, kế toán cũng có thể sẽ chuyển dòng tiền vào của hoạt động đầu tư sang hoạt động kinh doanh thông thường. Khi đó người đọc BCTC của DN sẽ yên tâm và cảm thấy có triển vọng đầu tư khi thấy hoạt động kinh doanh thông thường tốt. Một lần nữa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ tin cậy, tính trung thực của TTKT, mà còn là khả năng so sánh của thông tin từ năm tính thuế này sang năm tính thuế khác và từ đơn vị này sang đơn vị khác. Dựa vào thuyết đại diện, Watson và cộng sự (2002) kết luận rằng mục đích chính của BCTC là giám sát sự hiệu quả của những nhà quản lý, còn nhà quản lý sử dụng thông tin công bố để thuyết phục cổ đông rằng họ hành động một cách tốt nhất. Khi lợi ích của cổ đông và nhà quản lý bất đồng, lúc đó xuất hiện khả năng về mối bất hòa những người quản lý. Theo Hussein và cộng sự (2013), động cơ thực hiện KTST phụ thuộc vào đặc thù của từng DN trong từng thời kỳ nhất định. Thông thường, các công ty cổ phần thực hiện KTST nhằm cải thiện kết quả kinh doanh hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, đẩy giá cổ phiếu tăng, từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, động cơ áp dụng KTST của các công ty TNHH và DN tư nhân chủ yếu nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp trong kỳ. Mặt khác, cả hai loại hình DN này đều cần tiếp cận vốn ngân hàng nên các chỉ tiêu trên BCTC sẽ được điều chỉnh thông qua áp dụng KTST cho phù hợp với các tiêu chí cho vay của ngân hàng. Từ đó, lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích rõ cho sự ảnh hưởng lợi ích khi công bố TTKT cho các bên liên quan. Qua đó, các thuộc tính của TTKT, như tính có thể so sánh, tính kịp thời, tính có thể kiểm chứng và tính có thể hiểu được sẽ ảnh hưởng rất lớn theo những động cơ và mục tiêu của nhà quản trị doanh nghiệp. Tóm lại, chất lượng TTKT sẽ bị ảnh hưởng lớn từ việc sử dụng các kỹ thuật KTST – chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, tài sản trên BCTC; từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhận, nghĩa vụ nộp thuế của DN. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các hành vi KTST cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu về minh bạch và chất lượng công bố thông tin. 5. Kết luận và khuyến nghị Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng các kỹ thuật KTST đến tương lai DNvà các quyết định kinh doanh của DNchưa được ban nhà quản trị và kế toán viên quan tâm đúng mức, do các đối tượng này chỉ tập trung vào các lợi ích trước mắt mà chưa quan tâm tới tác động tiêu cực trong dài hạn của các hành vi KTST. Tuy nhiên chất lượng TTKT sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ các kỹ thuật KTST này. Qua những phân tích, đánh giá ở trên, rõ ràng là KTST đang ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Trong hầu hết các trường hợp, việc áp dụng các kỹ thuật này tạo ra hậu quả tiêu cực cho tất cả người dùng, bao gồm người dùng nội bộ - những người ra quyết định của doanh nghiệp. Các quyết định được đưa ra trong điều kiện sử dụng thông tin sai về tình hình của công ty và hoạt động của DNsẽ ảnh hưởng không tốt và chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về tương lai của doanh nghiệp. Hậu quả sẽ ngày càng tăng nếu DNsử dụng các kỹ thuật đánh giá quá mức doanh thu hoặc thực hiện các kỹ thuật này trước khi kết thúc năm tài chính. Kết luận cuối cùng, tính sáng tạo trong kế toán không phải là xấu, miễn là nó được sử dụng để tìm ra những cách tốt nhất để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế nhằm phản ánh một cách chân thực và công bằng thông tin về tài sản và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đó mới thực sự là mục tiêu của kế toán. 149
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amat, O., Blake, J., & Dowds, J. (1999). The ethics of creative accounting. Journal of Economic Literature classification: M41. [2] Al Momamani, M. A. (2013). The Effect of Auditors' Ethics on Their Detection of Creative Accounting Practices: A Field Study. International Journal of Business and Management, 8(13), p118. [3] Bhasin, M. L. (2016), Survey of Creative Accounting Practices: An Empirical Study, Wulfenia Journal, Vol. 23, No. 1, pp. 143-162. [4] Chen, C. J. P., Su, X., Wu, X. (2009), Forced Audit Firm Change, Continued Partner‐Client Relationship, and Financial Reporting Quality. Auditing: A Journal of Practice và Theory, 28(2), 227–246 [5] C. Nicolaescu, L. Risti, D. Tăgăduan (2015), Study regarding the Quality of Accounting Information under the Conditions of using Creative Accounting, Journal of Economics and Business Research 1:182-190. [6] Atul K. Shah (1998), Exploring the influences and constraints on creative accounting in the United Kingdom, European Accounting Review, 7:1, 83-104. [7] Đào Thị Nhung (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNxây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. [8] Ellisabeta, B.D. & Beattrice V.A. (2010). Creative accounting: Players and their gains and losses. Annals of Faculty of Economics, 1(2), 813-819 [9] FASB (1980), “Statement of Financial Accounting Concepts No. 2: Qualitative Characteristics of Accounting Information”. Financial Accounting Standards Board. [10] FASB (1993). “Statement of Financial Accounting Concepts No.2, Qualitative Characteristics of Accounting Information”. Financial Accounting Standards Board. [11] Gowthorpe, C., & Amat, O. (2005). Creative accounting: some ethical issues of macro-and micro- manipulation. Journal of Business Ethics, 57(1), 55- 64. [12] Hussein, H.N., Kasim, N., Aurumugam V. (2013). A Review of Creative Accounting Practices and its Area, Technique and Ways of Prevention, International Journal of Science and Research (IJSR), 4-10. [13] IASB (2010). Conteptual Framework for Financial Reporting 2010. IFRS Foundation. [14] Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000). Assessing quality of financial reporting. Accounting horizons, 14(3), 353-363. [15] KG Palepu, PM Healy, E Peek (2013). Business Analysis and Valuation: IFRS Edition. Cengage Learning Publisher. [16] Lambert, R. (2001). Contracting theory and accounting. Journal of Accounting and Economics, Vol 32, 3−87. 150
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [17] Mulford, C & Comiskey, E (eds.) (2002), The financial numbers game: detecting creative accounting practices, John Wiley & Sons Inc., United States [18] Murphy, K., Shleifer, A. and Vishny, R. (1989). Industrialization and the big push. Journal [19] of Political Economy 97, 1003–26. [20] Naser, K., (1992). A Note on the Use of Creative Accounting, British Accounting Review, 24 (2), 111-118. [21] Naser, K. H. M. (1993). Creative financial accounting-its nature and its use, Prentice Hall. [22] Nejad, H.S. Zeynali, S. & Alavi, S.S. (2013). Investigation of income smoothing at the companies listed on the Stock Exchange by the using of Index Eckel: A case study of Tehran Stock Exchange. Asian Journal of Management Sciences and Education, 2(2), 49-62. [23] Nguyễn Hà Linh (2017), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. [24] Nguyễn Thị Hương Liên, Đào Thị Ngân (2017), Nghiên cứu mức độ sử dụng KTST tai các DNViệt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47- 542. [25] Nuryanto, M., & Afiah, N. N. (2013). The impact of apparatus competence, information technology utilization and internal control on financial statement quality (study on local government of Jakarta province-Indonesia). World Review of Business Research, 3(4), 157-171. [26] Schiller, U., & de Vegt, M. (2010). Interim Reporting and Accounting Quality, SSRN Electronic Journal. Schiller. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1661592 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1661592 [27] 26. Shah, S. Z. A., Butt, S. A., & Tariq, Y. B. (2011). Use or abuse of creative accounting techniques. International Journal of Trade, Economics and Finance, Nejad 2(6), 531-536. [28] Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1989). Management entrenchment. Journal of Financial Economics, 25(1), 123–139. [29] Siti, M.S., Haron, R. & Henny, H.M.T. (2013). Income smoothing and Islam: An evidence from Malaysian Shariah compliant companies. International Journal of Social Science and Humanity, 3(2), 160-162 [30] Watson, A., Shrives, P., & Marston, C. (2002). Voluntary Disclosure Of Accounting Ratios In The Uk. The British Accounting Review, 34(4), 289–313. [31] Yadav, B. (2013). Creative accounting: A literature review. The SIJ Transactions on Industrial, Financial and Business Management, 1(5), 181-193. 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2