CHẤT THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI<br />
NGUYỄN HỒNG MAI<br />
<br />
Tóm tắt: “Nếp sống văn hóa người Hà Nội” là một công trình lớn đã được<br />
xã hội quan tâm từ nhiều năm nay nhưng kết quả của nghiên cứu vẫn chưa đạt<br />
được như mong muốn. Danh hiệu Người Hà Nội là một khái niệm luôn mở và<br />
biến động không chỉ theo trục thời gian mà cả trong những chiều không gian<br />
rộng hẹp khác nhau. Tính chất “Kinh đô văn hóa linh thiêng và hào hoa” của<br />
Thăng Long - Hà Nội truyền thống đã chi phối, điều chỉnh cấu trúc cư dân cũng<br />
như định hình tính cách thanh lịch của con người nơi đây. Bài viết lưu tâm tới<br />
những khó khăn trong việc lưu giữ, bảo tồn sự thanh lịch khi môi trường sống<br />
của người Hà Nội hiện nay đã bị pha tạp. Điều quan trọng nhất hiện nay là người<br />
Hà Nội cần hình thành ý thức và phong cách sống của người thị dân đích thực,<br />
trước hết là tự giác tuân thủ pháp luật và những quy ước chung của cộng đồng.<br />
<br />
1. Người Hà Nội là ai?<br />
Về phương diện quản lý nhà nước, tên gọi này thuộc về tất cả những ai<br />
đang sống và làm việc ổn định ở nơi đây. Trên sáu triệu người có đăng ký<br />
thường trú và tạm trú dài hạn được gọi là người Hà Nội (sau ngày thủ đô mở<br />
rộng năm 2008, một người dân tộc Sán Chỉ dưới chân núi Ba Vì hân hoan khoe<br />
rằng: chỉ sau một đêm, anh ta đã thành người Hà Nội). Ngoài ra, trong nội hàm<br />
của khái niệm này, có lẽ không thể không kể tới một bộ phận không nhỏ những<br />
người quê gốc ở đây đã phiêu bạt nơi chân trời góc bể mà vẫn không nguôi<br />
ngoai nỗi nhớ Thăng Long. Những người con Hà Nội ra đi xây dựng kinh tế mới<br />
Lâm Đồng vẫn muốn níu giữ hoài niệm về quê cha đất tổ trong tên gọi vùng đất<br />
mới - Lâm Hà.<br />
Có người quan niệm danh hiệu này chỉ dành cho người Hà Nội đích thực –<br />
Hà Nội gốc. Tác giả Nguyễn Bích Hà cho biết người Hà Nội gốc chiếm có 7%<br />
trong số bốn triệu dân ở thời điểm trước khi mở rộng (1). Nhưng thế nào là gốc,<br />
cư trú ở đây bao nhiêu đời sẽ được coi là gốc? Một thanh niên có cha và cả ông<br />
sinh trưởng tại Hà Nội, không có ý niệm và cảm xúc gì về mảnh đất chôn rau cắt<br />
rốn của mình, nhưng trong giấy tờ tuỳ thân vẫn phải ghi nguyên quán là Hà Nội,<br />
<br />
anh ta chưa phải người Hà Nội gốc. Theo điều tra tại một địa bàn phố cổ phường Hàng Đào - chưa đến 9% gia đình sống liên tục mười đời (ước khoảng<br />
ba, bốn trăm năm).<br />
Các nguồn sử liệu cho thấy, ngay từ xa xưa, cư dân Thăng Long đã thường<br />
xuyên thay đổi. Khi lựa chọn Thăng Long làm kinh đô, người khai sáng mỗi<br />
vương triều đã kéo về đây một số lượng không nhỏ người trong dòng tộc mình.<br />
Họ Lý từ Đình Bảng xứ Bắc, họ Trần từ Long Hưng, Bảo Lộc xứ Nam, họ Lê từ<br />
Lam Sơn Thanh Hoá, họ Trịnh lại đến từ vùng đất xứ Nghệ… Ngoài tầng lớp quí<br />
tộc, quan lại sống trong thành, còn có một bộ phận “ăn theo” tập hợp bên ngoài<br />
để sản xuất, buôn bán phục vụ. Nhìn chung, tập hợp kiểu dòng tộc ở Thăng<br />
Long có tính thời vụ, một phần vì sự thay thế liên tục của các vương triều (kể cả<br />
việc lẩn tránh sự trấn áp của vương triều mới), mặt khác do tâm lý thích gắn bó<br />
với quê hương của người nông dân. Mặc dù quan niệm “nhà giàu kẻ quê không<br />
bằng ngồi lê Kẻ Chợ”, nhưng với họ, Thăng Long vẫn chỉ là nơi “tá túc”, khi nào<br />
kiếm được chút vốn liếng, họ lại mau chóng trở về quê cũ. Vì vậy, có rất ít gia<br />
đình làm ăn, sinh sống nhiều đời ở Thăng Long.<br />
Dân cư Thăng Long, thời kỳ nào cũng thế, có tỷ lệ rất cao người nhập cư.<br />
Họ phần lớn là dân “tứ chiếng” (đọc chệch từ “tứ trấn”: Nam, Bắc, Đông, Đoài)<br />
và xa hơn nữa. Theo tư liệu của tác giả Hà Đình Đức(*), trong dân số Hà Nội hiện<br />
nay, có 26% gốc Thanh Hoá và 27% gốc Nghệ Tĩnh. Trong truyện ngắn “Khách<br />
ở quê ra”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả khá sâu sắc và hóm hỉnh về bộ<br />
phận người xứ Nghệ đông đúc đang sinh sống ở nơi đây với đầy đủ, trọn vẹn<br />
thói quen ứng xử vùng quê gốc. Tuỳ từng thời kỳ, người nhập cư đến Thăng<br />
Long – Hà Nội với nhiều lý do, động cơ khác nhau. Ví dụ năm 1954 lập lại hoà<br />
bình, sau khi một phần người Hà Nội di cư vào Nam, trong số 53 vạn dân lúc đó<br />
có bao nhiêu người từ chiến khu trở về, từ miền Nam tập kết, có bao nhiêu học<br />
sinh ưu tú các nơi kéo về dùi mài kinh sử tại các trường đại học mới mở hoặc mở<br />
lại ở Thủ đô Giai đoạn sau này cũng thế, mỗi thời kỳ lại thêm, lại bớt một số<br />
lượng người bởi vô số các nguyên nhân chủ quan, khách quan.<br />
Như vậy, có hai căn nguyên chủ yếu dẫn tới sự biến động cũng như tốc độ<br />
tăng dân số Hà Nội. Trước hết, do yêu cầu mở rộng địa bàn Thủ đô. Trong mấy<br />
chục năm qua, Hà Nội đã vài lần nhập tách, và gần đây đã ôm trọn một vùng<br />
đất có bề dày văn hoá - lịch sử là xứ Đoài. Từ diện tích 152 km2 và 53 vạn dân,<br />
nay đã tăng lên 3.344 km2 với 6,2 triệu dân, Hà Nội trở thành thủ đô lớn thứ 17<br />
của thế giới. Sự mở rộng này làm tỷ lệ đô thị của Hà Nội từ 80% giảm xuống<br />
35% và có thêm một vùng nông thôn trung du rộng lớn đang gắng mình đô thị<br />
hoá. Mặt khác, nếu trong truyền thống, người nhập cư ít muốn bén rễ với chốn<br />
kinh kỳ thì thời gian gần đây, Hà Nội là thỏi nam châm không chỉ hút liên tục các<br />
<br />
dòng người từ khắp nơi mà hơn thế, dòng người nhập cư này luôn muốn “sống<br />
chết với Thủ đô” bởi những ưu thế to lớn về chính trị - ngoại giao, về giao lưu và<br />
phát triển kinh tế, văn hoá mà không địa phương nào có được. Về khía cạnh<br />
này, để kiềm chế tốc độ tăng dân số Thủ đô, chỉ có một phương án tối ưu: phát<br />
triển nhanh hơn, mạnh hơn đời sống kinh tế, văn hoá của các vùng miền để<br />
giảm bớt mức độ chênh lệch trong chất lượng sống nói chung cũng như trong cơ<br />
hội học tập và làm việc nói riêng. Chỉ khi ấy, thủ đô mới giải nổi bài toán về sức<br />
ép dân số.<br />
Thăng Long – Hà Nội, trong lịch sử ngàn năm không những biến động về<br />
diện tích, dân số mà cả về cơ cấu dân cư. Không phải lúc nào nơi đây cũng là<br />
kinh đô. Nhà Hồ đã chọn Tây Đô, nhà Nguyễn gắn với địa danh Phú Xuân, sang<br />
thời thuộc Pháp, nước ta bị chia làm ba kỳ, mỗi kỳ có một thủ phủ riêng (Hà Nội<br />
chỉ là thủ phủ của Bắc Kỳ). Đặc biệt là các ông vua triều Nguyễn, do lo lắng tầm<br />
ảnh hưởng của Thăng Long, nên trong khi xây dựng cung đình Huế vẫn không<br />
quên tìm mọi cách hạ thấp địa vị Thăng Long (đổi chữ Long – Rồng thành Long Thịnh, bắt phá bỏ hoàng thành, giảm bớt chiều cao của thành…), nhưng trong<br />
lòng người dân Việt, không nơi nào có thể thay thế được Thăng Long. Giáo sư sử<br />
học Trần Văn Giàu - một người con phương Nam – đã khẳng định: “Thăng Long<br />
<br />
lồng lộng không duy nhất vì nhiệm vụ Thủ đô mà vì cái khác cao xa hơn, sâu<br />
lắng hơn. Thăng Long vừa là một địa chỉ cụ thể, đồng thời mang ý nghĩa khái<br />
quát, bao quát, nó gắn với nền văn minh sông Hồng, cội nguồn của dân tộc”*.<br />
Có thể có lúc nơi đây không phải một kinh đô chính trị, không phải là trung<br />
tâm hoạt động kinh tế lớn nhất nước, nhưng bao giờ Thăng Long – Hà Nội cũng<br />
là một kinh đô văn hoá linh thiêng và hào hoa, nơi qui tụ và lưu giữ hồn dân tộc.<br />
Chính sứ mạng cao quý ấy đã chi phối và điều chỉnh cấu trúc cư dân nơi đây.<br />
Trong truyền thống, văn hoá Thăng long thuộc loại hình văn hoá nông<br />
nghiệp với phần lớn dân cư là nông dân. Thời Lý - Trần, phía tây Hoàng thành có<br />
khu thập tam trại rộng lớn chuyên trồng lúa trồng rau, trồng hoa và các cây<br />
thuốc nam. Danh xưng vùng đất các khu trại đó hiện đã thành tên gọi của<br />
những đường phố lớn: Giảng Võ, Liễu Giai, Đại Yên, Ngọc Hà, Nghi Tàm, Hữu<br />
Tiệp v.v… Cho đến giữa thế kỷ XX, vùng Lò Đúc, gò Đống Đa và dọc đê La<br />
Thành vẫn chủ yếu là hồ ao, ruộng lúa. Tuy nông dân chiếm số lượng đông<br />
nhưng vai trò “kinh đô văn hoá” đã khiến tầng lớp cư dân chiếm vị trí số một của<br />
Thăng Long lại là kẻ sĩ. Họ thường là những người tài trí và ham học từ mọi<br />
vùng quê về đây để trau dồi học vấn, nghề nghiệp và với cả mong ước “có danh<br />
gì với núi sông”. Tại đây, họ có cơ hội, điều kiện tốt nhất để tiếp cận tam cương,<br />
ngũ thường của Nho học, bác ái của Phật học, vô vi của Đạo học, cũng như thời<br />
kỳ cận - hiện đại là các tư tưởng dân chủ mới, các phương pháp, phương tiện<br />
<br />
tiên tiến nhất trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật. Trong danh<br />
mục “Danh nhân Thăng Long” mà chúng ta thống kê hiện nay, những người có<br />
danh tiếng được lựa chọn hầu hết là kẻ sĩ. Chính Thăng Long là mảnh đất màu<br />
mỡ ươm trồng tài năng của họ và ngược lại, nhờ họ mà mảnh đất kinh kỳ này<br />
được rạng rỡ, vẻ vang. Vốn tri thức Đông Tây kim cổ đồ sộ cộng với tài năng,<br />
đặc biệt là khí phách quân tử đã tạo nên thương hiệu “Sĩ phu Bắc Hà” (cũng là sĩ<br />
phu Thăng Long) - một đối tượng giành được sự ngưỡng mộ, vị nể của giới trí<br />
thức trong cả nước. Cũng vì thế, không chỉ quan niệm, tư tưởng, học vấn mà cả<br />
phong cách lối sống, lối hành xử của tầng lớp kẻ sĩ có tác động rất lớn tới các<br />
thành phần khác trong cộng đồng dân cư Thăng Long.<br />
Tầng lớp công thương của Thăng Long xưa được xếp cuối bảng phân loại<br />
tứ dân (sĩ, nông, công, thương) cũng như ở các vùng miền khác. Dù rằng Kẻ<br />
Chợ có phát triển hơn Phố Hiến nhưng nó vẫn rất nhỏ so với đô thị các nước cận<br />
kề. Yếu tố “thị” yếu ớt nhiều so với yếu tố “đô”. Giáo sư Lê Văn Lan đã lưu ý<br />
rằng: tư cách thần dân của cư dân Thăng Long nổi trội hơn nhiều so với tư cách<br />
thị dân – công dân tự do*. Địa vị thấp kém của tầng lớp thương nhân có thể có<br />
nhiều nguyên nhân: do mức độ non yếu của kinh tế hàng hoá; do chính sách “<br />
trọng nông ức thương” của một số vương triều, hoặc do cả sự kỳ thị, nghi ngờ<br />
của dân chúng (trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết “ngẫm ra cho kỹ như hình<br />
con buôn”). Nghề thủ công Thăng Long xưa tuy hội tụ được khá đông thợ<br />
khéo, thợ giỏi nhưng vẫn mang tính chất phường hội làng quê. Chỉ tới đầu thế<br />
kỷ XX, sau các cuộc khai thác thuộc địa, hoạt động công thương mới dần dần<br />
khởi sắc, ý thức thị dân mới bắt đầu manh nha. Một vài khái niệm mới xuất hiện<br />
“bourgeoir” (thị dân) và “petit bourgeoir” (tiểu thị dân), chúng ta vẫn dịch, vẫn<br />
hiểu là “tư sản” và “tiểu tư sản”. Kiểu cư dân - thị dân Thăng Long – Hà Nội<br />
thành hình bao gồm nhiều tầng lớp và địa vị ngày càng được nâng cao của tầng<br />
lớp công thương làm cho đời sống xã hội trở nên linh hoạt hơn, sung túc hơn<br />
(Bảng nhãn Lê Quí Đôn đã từng nhắc: Phi công bất phú, phi thương bất hoạt).<br />
Tuy nhiên dấu tích của tư tưởng thần dân, của gốc tích tiểu nông và đặc biệt<br />
những quan niệm giản đơn và ấu trĩ về nếp sống đô thị đã tạo ra cho Thăng<br />
Long – Hà Nội một sản phẩm đặc thù: những thị dân non mà biểu hiện rõ nhất ở<br />
sự yếu kém trong ý thức tuân thủ pháp luật. Sống giữa Thủ đô mà vẫn không ít<br />
người quen coi thói tục mới là luật, “phép vua thua lệ làng”, luôn tìm cách luồn<br />
lách, lẩn tránh, thậm chí còn chống đối pháp luật. Có lẽ đây cũng là một “truyền<br />
thống cố hữu” gây cản trở khá lớn cho quá trình quản lý và phát triển đô thị hiện<br />
đại.<br />
Chân dung người Thăng Long – Hà Nội biến động khá nhiều qua các giai<br />
đoạn lịch sử như là sản phẩm khách quan của những điều kiện xã hội cụ thể. Cái<br />
gọi là “người Hà Nội truyền thống” cũng rất khó xác định do những biến động<br />
<br />
ấy. Đọc trong sách “Vũ trung tuỳ bút”, chúng ta cũng bắt gặp những nhận xét<br />
của Phạm Đình Hổ về những biến động phong tục ở kinh thành trong vài chục<br />
năm cuối thế kỷ XVIII:<br />
“Khi ta còn nhỏ, phong tục hãy còn chuộng trung hậu, mọi người hàng<br />
<br />
ngày giao tiếp với nhau vẫn có ý khoan dung, giữ thói khiêm nhường. Ai làm<br />
điều gì xằng bậy chỉ sợ người khác biết mà chê cười… Nhưng từ thời chúa Trịnh,<br />
chính sự càng ngày càng nát. Tất cả lễ độ về giao tiếp, thù tạc, ăn uống, cư xử<br />
đều bị sửa lại, mỗi ngày một khác. Tập tục ngày càng kiêu bạc”(2).<br />
Như vậy, khó lòng xác định một chân dung qua muôn vàn biến thiên lịch<br />
sử. Và ngay ở một thời kỳ, chân dung ấy cũng mang những màu sắc rất khác<br />
nhau gắn với khu vực mà người ta cư trú. Có Hà Nội trung tâm phố cổ và có Hà<br />
Nội ngoại ô (ngày càng đẩy ra xa, sau các đường vành đai một, hai, ba, bốn); có<br />
Hà Nội sang trọng kiêu sa để chàng lính trẻ Quang Dũng mơ về “dáng kiều<br />
thơm” và có cả Hà Nội lầm than vất vả; Có Hà Nội mặt tiền xô bồ náo nhiệt và<br />
có Hà Nội lặng lẽ khiêm nhường trong ngõ hẻm v.v.. Cứ đọc và so sánh các tác<br />
phẩm văn chương trước Cách mạng viết về Hà Nội sẽ thấy rất rõ sự đa dạng<br />
này. Người Hà Nội trong “Tố Tâm”, trong “Lá ngọc cành vàng” đâu có giống<br />
người Hà Nội trong “Nhà nghèo”, “Cỏ dại’, và cũng khác xa những kiếp người<br />
trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Đình Lạp. Trong vài thập<br />
kỷ qua, khuôn mặt người Hà Nội còn nhiều hình, nhiều vẻ hơn. Vì thế, việc cố<br />
gắng khái quát hoá, trừu tượng hoá danh hiệu “Người Hà Nội” xem chừng ngày<br />
càng trở nên khó khăn, phức tạp.<br />
2. Có chăng một tính cách người Hà Nội?<br />
Liệu có tính cách người Hà Nội, mẫu số chung cho mọi kiểu người mà<br />
chúng ta vừa nhắc tới không?<br />
Khi bàn về điều này, các nhà nghiên cứu thường liệt kê rất nhiều phẩm<br />
chất (hầu hết là các phẩm chất tốt đẹp) như: yêu nước, yêu hoà bình, giàu lòng<br />
tự hào dân tộc; ham học hỏi, cầu tiến; lao động cần cù và có tay nghề khéo léo;<br />
sống có nghĩa tình v.v.. Nhưng có nhiều người đặt câu hỏi: những phẩm chất<br />
vừa kể đâu phải của riêng người Hà Nội? Một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian<br />
khi khái quát đặc trưng văn hoá gia đình người xứ Nghệ là hoà, hiếu, nhẫn,<br />
tình cũng đã nhận được từ đồng nghiệp câu phát vấn tương tự. Hình như những<br />
phẩm chất ấy, người vùng nào cũng có. Thực ra, mong muốn chỉ ra đặc trưng<br />
hay sự khác biệt trong tính cách con người ở một vùng miền nào đó không phải<br />
dễ dàng, nhất là khi họ có chung một cốt cách dân tộc, có những điều kiện kinh<br />
tế - lịch sử khá tương đồng và luôn có sự giao lưu văn hoá. Nhưng có điều này<br />
<br />