intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 1 Nhà Lý để lại nhiều công trình kiến trúc có tính chất Phật giáo như tháp Báo Thiên (Hà Nội) cao vài mươi trượng (trên 60m), tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi) cao 13 tầng... Đặc biệt có chùa Một Cột, tuy không cao lớn, đồ sộ nhưng lại thanh thoát nhẹ nhàng, biểu trưng chiều sâu văn hóa. Để tưởng nhớ triều Lý, người đời sau có xây Đền Đô (còn gọi là đền Lý Bát Đế) tại đất phát tích của nhà Lý. Đền Đô, tuy không được xây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 1

  1. Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 1 Nhà Lý để lại nhiều công trình kiến trúc có tính chất Phật giáo như tháp Báo Thiên (Hà Nội) cao vài mươi trượng (trên 60m), tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi) cao 13 tầng... Đặc biệt có chùa Một Cột, tuy không cao lớn, đồ sộ nhưng lại thanh thoát nhẹ nhàng, biểu trưng chiều sâu văn hóa. Để tưởng nhớ triều Lý, người đời sau có xây Đền Đô (còn gọi là đền Lý Bát Đế) tại đất phát tích của nhà Lý. Đền Đô, tuy không được xây dựng vào thời nhà Lý, nhưng vẫn mang những đường nét của thời ấy với hình tượng những con rồng, hoa sen, lá sen... Ngoài ra, nhà Lý còn truyền lại nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như múa khiên, đánh cầu và đặc biệt là múa rối nước. 1. Chùa Một Cột Chùa được xây dựng vào năm 1049. Chùa có tên là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Tục truyền rằng một đêm vua Lý Thái Tông nằm một thấy Phật Bà Quan Âm dẫn đi thăm một tòa sen. Vua đem giấc mộng kể lại cho bá quan văn võ nghe. Triều thần cho là điềm gỡ, khuyên vua nên xây một ngôi chùa để cầu phúc.
  2. Chùa có hình dáng như một hoa sen mọc trên nước. Tòan bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao chừng 20m. Các cột gỗ đỡ mái được bố trí uốn lượn chồng chéo tạo nên đường nét của cánh sen. Bên dưới là ao vuông tượng trưng cho đất. Chung quanh là cây cối xum xuê. Tổng thể khu kiến trúc tạo nên được không khí thanh tịnh của chữ Thiền. Chùa Một Cột ngày nay có quy mô nhỏ hơn chùa nguyên thủy vì bị tàn phá và trùng tu lại nhiều lần, nhưng vẫn còn mang dán dấp độc đáo của ngôi chùa Diên Hựu xưa. 2. Đền Lý Bát Đế Làng Cổ Pháp xưa, nay thuộc làng Đình Bảng (huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc), quê hương của Lý Thái Tổ, là nơi hội tụ nhiều kiến trúc cổ. Trong đó có đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua của triều Lý. Đền còn gọi là đền Đô vì do Đô nguyên soái Vũ Kỳ Sỹ xây nên vào năm 1600-1602. Từ khi được xây vào thế kỷ XVII, đền trải qua nhiều thời kỳ bị hư hao nặng. Và đến năm 1952 đền lại bị quân Pháp phá hoại để truy kích du kích Đ ình Bảng. Vào năm 1989, để kỷ niệm 980 năm lên ngôi của Lý Thái Tổ, đền được trùng tu lại y như cũ. Vì thế, do qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện nay không tượng trưng
  3. được hoàn toàn cho nghệ thuật kiến trúc thời Lý, tuy nhiên, đây là nơi cổ kính mang dáng dấp triều Lý, một triều đại đã đặt nền móng vững chắc cho văn hóa dân tộc. Trước khi bước vào đền là hồ bán nguyệt và thủy đình, nơi đây hàng năm, vào dịp hội đền Đô tháng ba âm lịch vẫn thường được tổ chức biểu diễn múa rối nước. Cổng tam quan có năm cửa rộng. Sân rộng có lát đá để đi đến nh à tiền tế và điện thờ trung tâm. Có hai con voi lớn bằng vôi vữa phủ phục chầu tại đây. Có nhà văn chỉ, võ chỉ, nhà hiệu, nhà để kiệu, nhà chủ tế. Hình tượng con rồng uốn lượn, ẩn trong mây, trong lá sen được trang trí trên gỗ hay trên đá gợi nhớ đến thời Đại La trở thành Thăng Long. Hàng năm hội đền được tổ chức trọng thể từ ngày 14 đến ngày 16 tháng ba âm lịch. Các nghi thức của hội này gồm có lễ dâng hương, lễ tế "hiến sinh" và lễ rước. Lễ hiến sinh được cử hành trong cả ba ngày lễ. Vật tế là một con trâu thui. Lệ tế trâu thui xuất phát từ việc vua Lý Thần Tông đền ơn cho sự Minh Không. Nguyên vua Lý Thần Tông bị bệnh mọc lông đầy người, trông giống hổ. Nhà sư Minh Không trị được cho vua. Vì thế, khi ông mất, vua phá lệ cấm giết trâu, cho phép giết một con trâu để tế cho ông. Lễ rước thì được tiến hành từ đền Lý Bát Đế đến
  4. chùa Cổ Pháp. Số kiệu được rước là tám chiếc, tượng trưng cho tám ông vua của triều Lý. Sau đó là các trò chơi như đấu vật, đu dây, chọi gà, cờ người. Những trò chơi này tượng trưng cho sự đấu trí, thi tài chiến lược của các chinh nhân thời Lý. Trong số con cháu nhà Lý còn sót lại, đặc biệt có hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường, hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc. Nguyên vào năm 1226, sau khi nhà Trần lật đổ nhà Lý, Hoàng tử Lý Long Tường, con thứ hai của vua Lý Anh Tông, em của vua Lý Cao Tông, cùng thuộc hạ vượt biển chạy trốn, bị bão đánh dạt vào lãnh thổ Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay). Tại đây Hoàng tử đã có công giúp nước Cao Ly chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông vào năm 1253 và được vua Cao Ly ưu đãi, phong tước là Hoa Sơn Tướng Quân, ngoài ra còn cấp cho thái ấp 30 lý, nhân khẩu 20 hộ. Con cháu của ông cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các vương triều Cao Ly, Triều Tiên. Hiện nay hậu duệ của Hoàng tử gồm có chừng 200 gia đình, đang sinh sống tại Thủ đô Seoul và Youdo-dong và đã truyền đến đời thứ 31. Họ vẫn giữ được gia phả của mình và luôn luôn hướng về đất quê Tổ. Lý Xương Căn, người cháu thứ 26 của Hoàng tử đã trở về quê hương và đã đến đền Đô thắp hương tưởng nhớ đến Tổ tiên oanh liệt của mình (1994). Một hội thảo
  5. khoa học với đề tài: "Lễ hội kỷ niệm Hoàng tử Long Tường" được "Hiệp hội Hợp tác phát triển Văn hóa Kinh tế Hàn-Việt" tổ chức từ 17 đến 22 tháng 10 năm 1994 tại hai địa điểm Seoul và trấn Hoa Sơn (tỉnh Hoàng Hải) có sự tham gia của nhiều nhà sử học Việt Nam và Hàn Quốc. Ngoài ra, một cuộc hành trình của các đại biểu dòng họ về viếng đất Tổ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ lên ngôi vào tháng ba (âm lịch) năm 1995. Ngày 13.4.1995 cuộc hành hương bắt đầu bằng một buổi lễ diễu hành dọc đường Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Ngày hôm sau, cả đoàn đến đền Đô dự lễ hội. Cuộc trở về của di duệ họ Lý ở Hàn Quốc càng thắt chặt mối quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0