intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

181
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về Cách mạng. Tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân châu Mỹ La-tinh từ thời các thuộc địa Anh chiến đấu giành tự do. Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã báo hiệu người Mỹ La-tinh sẽ vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE

  1. CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về Cách mạng. Tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân châu Mỹ La-tinh từ thời các thuộc địa Anh chiến đấu giành tự do. Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã báo hiệu người Mỹ La-tinh sẽ vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc - đều đã giành được độc lập. Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã quan tâm sâu sắc đến việc củng cố lại những kinh nghiệm của chính họ trong việc đoạn tuyệt với chế độ cai trị của châu Âu. Những phong trào đòi độc lập ở châu Mỹ La-tinh đã khẳng định niềm tin nơi họ về quyền tự trị. Năm 1822, Tổng thống James Monroe, trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ La-tinh và đã nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với châu Âu. Chính lúc đó, Nga, Phổ và áo đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào của quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính sách này đi ngược lại với nguyên tắc tự quyết của nước Mỹ. Chừng nào mà Liên minh Thần thánh giới hạn những hoạt động của họ trong phạm vi cựu thế giới thì điều đó không gây lo lắng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
  2. Nhưng khi Liên minh tuyên bố ý định muốn phục hồi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha thì người Mỹ bắt đầu lo âu. Do Mỹ La-tinh có ý nghĩa rất quan trọng với lợi ích thương mại của Anh nên nước Anh đã quyết định ngăn chặn hành động này. Luân Đôn hối thúc mở rộng các bảo đảm của Anh - Mỹ đối với châu Mỹ La-tinh, nhưng Ngoại trưởng John Quincy Adams lại thuyết phục Monroe hành động đơn phương: “Có thể sẽ ngay thẳng, chân thật hơn, cũng như đường hoàng hơn nếu ta tuyên bố những nguyên tắc của mình một cách rõ ràng với Nga và Pháp so với việc leo lên một con thuyền nhỏ đuổi theo tàu chiến của Anh. Tháng 12/1823, khi biết hải quân Anh sẽ bảo vệ châu Mỹ La-tinh chống lại Liên minh Thần thánh và Pháp, Tổng thống Monroe đã nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội công bố những điều mà sau này người ta gọi là Học thuyết Monroe - chối từ chấp nhận bất cứ một sự mở rộng thống trị tiếp theo của châu Âu ở các nước châu Mỹ: Các lục địa châu Mỹ... từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc châu Âu nào tiến hành. Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống [chính trị] của họ tới bất cứ bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta. Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cường quốc châu Âu nào. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương thức nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù nghịch đối với nước M ỹ.
  3. Học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần đoàn kết với các nền cộng hòa mới giành độc lập ở châu Mỹ La-tinh. Những dân tộc này đã công nhận tầm quan trọng của quan hệ chính trị với Hoa Kỳ bằng việc thiết lập các hiến pháp mới của mình theo mô hình của Bắc Mỹ xét trên nhiều phương diện. CHỦ NGHĨA BÈ PHÁI VÀ CÁC CHÍNH ĐẢNG Ở trong nước, nhiệm kỳ tổng thống của Monroe (1817-1825) được mệnh danh là thời đại của những tình cảm tốt lành. Cụm từ này đã thừa nhận chiến thắng về chính trị của Đảng Cộng hòa trước Đảng ủng hộ chủ nghĩa liên bang bị thất bại với tư cách một lực lượng dân tộc. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ có xung đột bè phái và cát cứ. Kết cục của những người theo phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang đã dẫn tới sự chia rẽ thành bè phái trong chính trị và gây rối loạn cho hệ thống đề cử tổng thống của các chính đảng trong Quốc hội. Khi đó, các cơ quan lập pháp bang có thể chỉ định các ứng cử viên. Vào năm 1824, các bang Tennessee và Pennsylvania chọn Andrew Jackson cùng với Thượng nghị sỹ bang Nam Carolina là John C. Calhoun tham gia liên danh. Bang Kentucky chọn Chủ tịch Hạ viện là Henry Clay; bang Massachusetts chọn Ngoại trưởng John Quincy Adams, con trai của vị tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ là John Adams; ủy ban thường trực của Quốc hội - cơ quan bị chế nhạo là phi dân chủ - thì chọn Bộ trưởng Tài chính William Crawford. Nhân cách và tư tưởng cục bộ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả bầu cử. Adams đã thắng cử trong các cuộc bỏ phiếu của đại cử tri từ bang New England và phần lớn bang New York; Clay thắng cử ở các bang Kentucky, Ohio và Missouri; Jackson thắng cử ở miền Đông Nam, các bang Illinois, Indiana, Bắc và Nam Carolina, Pennsylvania, Maryland và New Jersey;
  4. còn Crawford thắng ở các bang Virginia, Georgia và Delaware. Không có ứng cử viên nào đạt đa số phiếu đại cử tri, vì vậy theo các điều khoản của Hiến pháp thì cuộc bầu cử được chuyển sang Hạ viện giải quyết. Tại đây Clay là một nhân vật có ảnh hưởng nhất. Ông ủng hộ Adams, và Adams đã giành được chức tổng thống. Trong nhiệm kỳ này của Adams, những liên minh đảng mới đã xuất hiện. Những người ủng hộ Adams đã lấy tên Những người theo phái Cộng hòa quốc gia để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Chính phủ Liên bang ngày càng đảm đương vai trò lớn hơn trong công cuộc phát triển đất nước. Tuy Adams lãnh đạo đất nước trung thực và có hiệu quả, nhưng ông không phải là một tổng thống được người ta ưa. Adams đã không thiết lập được một hệ thống đường sá và kênh đào quốc gia. Đức tính bộc trực lạnh lùng nhưng giàu chất trí tuệ của ông đã không được lòng bạn bè. Ngược lại, Jackson có sức lôi cuốn quần chúng mạnh mẽ và có bộ máy chính trị hùng mạnh. Những người ủng hộ ông đã hợp lại để thành lập Đảng Dân chủ. Họ cho rằng Đảng này trực tiếp xuất thân từ Đảng Cộng hoà - Dân chủ của Jefferson. Trên thực thế, Đảng Dân chủ cổ súy nguyên tắc chính phủ phân cấp nhưng nhỏ gọn. Tập hợp lực lượng chống Adams, họ đã quy kết tổng thống tham nhũng khi bổ nhiệm Clay làm ngoại trưởng. Trong cuộc bầu cử năm 1828, Jackson đã đánh bại Adams bằng một chiến thắng áp đảo. Jackson vốn là chính khách ở bang Tennessee, một chiến binh chống lại người da đỏ và là người hùng trong trận chiến New Orleans trong chiến tranh năm 1812. Ông đã giành được sự ủng hộ từ quần chúng. Ông lên nắm giữ chức tổng thống nhờ phong trào dân chủ dân túy đang dâng cao. Cuộc bầu cử năm 1828 là dấu mốc quan trọng trong xu thế thể hiện sự tham gia của cử tri ngày càng rộng lớn hơn. Vào thời điểm đó, hầu hết các tiểu bang hoặc đã thông qua quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới da trắng, hoặc đã giảm thiểu yêu cầu về tài sản. Năm 1824, các thành viên của cử tri đoàn ở sáu tiểu bang vẫn được cơ quan lập pháp của bang lựa chọn. Đến năm 1828, các thành viên của cử tri đoàn đã được lựa chọn qua phổ
  5. thông đầu phiếu ở tất cả các bang ngoại trừ hai bang Delaware và Nam Carolina. Những diễn biến này là sản phẩm của một quan điểm rộng rãi cho rằng người dân nên cai trị và chính phủ của tầng lớp tinh túy truyền thống đã đi đến dấu chấm hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2