intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chảy máu đường mật

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

262
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chảy máu đường mật là tình trạng thông thương bất thường giữa một mạch máu trong gan (hay ngoài gan) với đường mật (thường trong gan) hậu quả là máu xuất phát từ đường mạt qua cơ thắt Oddi xuống tá tràng và được tống ra ngoài dưới hình thức nôn máu, ỉa máu. 2) Nguyên nhân chảy máu đường mật: - Sau chấn thương (tụ máu dưới bao, trong nhu mô gan…) - U gan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chảy máu đường mật

  1. Chảy máu đường mật 1. Đại cương: 1) Chảy máu đường mật là tình trạng thông thương bất thường giữa một mạch máu trong gan (hay ngoài gan) với đường mật (thường trong gan) hậu quả là máu xuất phát từ đường mạt qua cơ thắt Oddi xuống tá tràng và được tống ra ngoài dưới hình thức nôn máu, ỉa máu. 2) Nguyên nhân chảy máu đường mật: - Sau chấn thương (tụ máu dưới bao, trong nhu mô gan…) - U gan. - Phồng động mạch gan. - Sỏi hay giun (chảy máu đường mật nhiệt đới):
  2. + áP xe đường mật do giun. + Viêm đường mật do sỏi. + áp xe đường mật do sỏi (khoảng cửa). - viêm túi mật chảy máu. - Sau 1 số thủ thuật Chẩn đoán điều trị: Loét ống mật chủ do dẫn lưu Kehr. 1) Giải phẫu bệnh: thông thương ống mật trong gan với: - đẫng mạch gan - động mạch cửa - động mạch trên gan + thông thương giữa động mạch và ống mật gan trái. + Viêm tắc tĩnh mạch cửa + Viêm đường mật nhiễm khuẩn chảy máu. 2) Sinh lí bệnh: Mật ứ đọng gây nhiễm khuẩn, viêm loét và áp xe thành ống mật chủ dẫn đến chảy máu.
  3. 3) triệu chứng kinh điển: Tam chứng Hemobilia: đau bụng, vàng da, nôn máu. 2. triệu chứng lâm sàng: 1) Chảy máu đường mật thường gặp trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lí về gan mật (giun chui ống mật, áp xe đường mật…) tuy vậy vẫn có thiể gặp trên bệnh nhân không có tiền sử gì về gan mật. 2) Cơ năng: - Chảy máu đường tiêu hoá trên: nôn máu, đi ngoài phân đen: + Máu nôn: những cục máu hay các thỏi máu dài hình bút chì (do máu chảy trong đường mật đông lại theo hình khuôn đường mật). + Phân đen khẳm, nát không thành khuôn, có khi lẫn màu đỏ. + Chảy máu không theo quy luật nào cả nhưng dai dẳng từng đợt, kéo dài gây tĩnh mạch nặng. + Chảy máu thường xuất hiện sau các cơn đau bụng quặn dữ dội vùng gan, nôn xong: hết đau hay đỡ hơn (do máu đông lại gây dãn căng đường mật được tống ra ngoài)
  4. 3) Toàn thân: - hội chứng vàng da tắc mật: Nhiều mức độ, đôi khi kín đáo dễ nhầm với dấu hiệu mất máu. - Tình trạng nhiễm khuẩn: + Sốt cao 39 - 40C trong các đợt viêm đường mật tiến triển. + Môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi. - Tình trạng mất máu cấp: Nhiều mức độ: + Nặng: Shock, truỵ mạch, huyết áp tụt. + Nhẹ: toàn trạng gần như bình thường. 4) Thực thể: - Gan to. - Túi mật to. - Rung gan (+) 3. Cận lâm sàng:
  5. 1) Xét nghiệm: 3 biểu hiện: - Mức độ mạch máu: Hồng cầu giảm, Hb giảm, Hct giảm (nhiều mức độ). - Mức độ tắc mật: Bilirubin máu tăng, photphatase kiềm tăng. - dấu hiệu nhiễm khuẩn: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân tăng. - xét nghiệm giúp Chẩn đoán phân biệt với xơ gan: + Amoniăc máu: + Điện di protein máu. + Phản ứng keo loại 2) Nội soi tiêu hoá: - Chỉ định: khi toàn trạng bệnh nhân tương đối ổn định (huyết áp > 90mmHg). - Hình ảnh: máu chảy từ bóng Valter ra (loại trừ máu chảy từ thực quản hay dạ dày – tá tràng. 3) Chụp mật tuỵ ngược dòng: Hình ảnh:
  6. - Nguyên nhân tắc mật. - Hình ảnh ổ áp xe:nhoè thuốc ở phần tận đường mật 4) Chụp động mạch gan chọn lọc: - Là phương tiện Chẩn đoán có tính chất đặc hiệu nhất. - Hình ảnh: + ổ đọng thuốc + thuốc sang đường mật ở thì muộn. 5) Chụp gan xa: vị trí chảy máu. 6) Siêu âm gan mật: Hình ảnh: - tắc mật do sỏi. - ổ áp xe gan nhỏ (có thể là nơi thông thương giữa mạch máu và đường mật) 4. Chẩn đoán phân biệt: 1) Chảy máu do loét dạ dày tá tràng:
  7. - toàn thân: tuỳ mức độ chảy máu. - nhiễm khuẩn: không sốt. - Tính chất nôn: máu lẫn thức ăn. - Khám: dấu hiệu mất máu. - Xquang: chụp dạ dày. - xét nghiệm: mất máu. - nội soi. 2) Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: - Toàn thân: nặng, có biểu hiện của suy gan. - nhiễm khuẩn: không sốt. - Tính chất nôn: Máu đỏ tươi. - Khám: mạch máu + xơ gan - Xquang: chụp thực quản. - xét nghiệm: mất máu + suy gan.
  8. - Nội soi: nội soi thực quản. 2. điều trị: 1) Hồi sức tích cực: - Truyền máu ngay nhằm đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy hiểm. Số lượng máu và Chỉ định phụ thuộc vào: mạch, huyết áp, số lượng hồng cầu, Hb, Hematocrit. - Bồi phụ nước, điện giải. - Đặt sonde dạ dày tá tràng: rửa và theo dõi tình trạng chảy máu còn hay không. - Theo dõi tình trạng toàn thân để đánh giá máu vẫn tiếp tục chảy hay đã cầm. + Các biểu hiện: nôn máu, phân đen. + Các dấu hiệu sinh tồn. - Sử dụng kháng sinh đường mật: mục đích: + Diệt vi khuẩn đường mật.
  9. + hạn chế lên men thối đường ruột do vi khuẩn phân huỷ máu. + thụt tháo: tránh ứ trệ ruột và làm bệnh nhân dễ chịu. 2) phẫu thuật: Chỉ định khi tình trạng chảy máu không cầm hoặc khi xác định nguyên nhân. - Mở ống mật chủ lấy nguyên nhân gây tắc mật (sỏi, giun, máu cục …) - Rửa đường mật bằng huyết thanh ấm: nước mật trong: kiểm tra tình trạng chảy máu. - kiểm tra đường mật ngay nếu có điều kiện. - Nếu máu đã cầm (đặt dẫn lưu Kehr) - Nếu máu còn chảy: + Thắt động mạch gan riêng. + Cắt vùng gan có nguồn chảy máu (trường hợp tốt nhất là xác định được vị trí trước mổ) thường Chỉ định cho cắt gan trái. - Cắt túi mật khi:
  10. + Viêm dày. + bóp khôg xẹp (do máu đông đã tổ chức hoá gây tắc cổ túi mật). + Sỏi kết hợp. + Khi có chảy máu ở túi mật. Viêm túi mật hoại tử hay viêm hoại tử ống mật chủ 1. Cơ chế: Sỏi gây tắc ống mật chủ làm túi mật căng quá mức + viêm nhiễm gây hoại tử lác đác. 2. Lâm sàng: Tương tự viêm phúc mạc mật. 3. Siêu âm: Sỏi ống mật chủ + túi mật to, thành dầy. 4. điều trị: Mổ cấp cứu: - Lấy sỏi ống mật chủ.
  11. - Cắt túi mật + dẫn lưu Kehr. Các biến chứng khác: VIII. 1. Truỵ tim mạch đột ngột do: - nhiễm khuẩn nhiễm độc. - Thương tổn ở tim do tắc mật. 2. Viêm thận cấp: Các chất ứ đọng trong đường mật trào ngược vào máu và bài tiết qua thận gây nên. - Lâm sàng: đái ít. - cận lâm sàng: ure máu tăng, ure nước tiểu giảm. 3. Viêm tắc tĩnh mạch cửa và nhiễm khuẩn huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2