intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế biến thức ăn dặm cho con yêu

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

150
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn dặm là một giai đoạn dinh dưỡng quan trọng đối với bé, khi bé chuyển từ ăn sữa hoàn toàn sang ăn thức ăn. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé còn non nớt do vậy việc chuẩn bị thức ăn cho bé cần hết sức cẩn trọng, tuy vậy mẹ không nên quá căng thẳng vì thực ra việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé lại dễ dàng hơn so với mẹ hình dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế biến thức ăn dặm cho con yêu

  1. Chế biến thức ăn dặm cho con yêu
  2. Ăn dặm là một giai đoạn dinh dưỡng quan trọng đối với bé, khi bé chuyển từ ăn sữa hoàn toàn sang ăn thức ăn. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé còn non nớt do vậy việc chuẩn bị thức ăn cho bé cần hết sức cẩn trọng, tuy vậy mẹ không nên quá căng thẳng vì thực ra việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé lại dễ dàng hơn so với mẹ hình dung. Trong bài này: 1. Đảm bảo an toàn thực phẩm - Giữ sạch bếp núc - Tránh nhiễm bẩn chéo - Nhiệt độ bảo quản 2. Cách chế biến từng loại bột ăn dặm - Rau củ quả - Thịt & gia cầm - Cá - Đậu (*) Lưu ý về nêm nếm gia vị 3. Chuyển tiếp sang thức ăn thô 4. Lưu ý khi chuẩn bị thức ăn cho bé Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bé đã sẵn sàng để mở rộng khẩu vị của mình và nếm những món ăn đầu tiên trong đời. Bạn luôn muốn tự tay chuẩn
  3. bị những thứ tuyệt với nhất cho con mình, và một trong số đó chính là những bữa ăn ngon lành cho con yêu. Hơn thế, với những bữa ăn do chính tay mẹ chuẩn bị, mẹ luôn biết được chính xác bé đang được ăn những gì và giá trị dinh dưỡng của nó, và tất nhiên các bữa ăn chuẩn bị tại nhà thì luôn tiết kiệm hơn là mua sẵn. Nhiều bà mẹ băn khoăn là khi bé được 6 tháng tuổi, họ đã đi làm trở lại và thời gian dành cho con không còn được như trước, vậy làm sao có thể chuẩn bị được thức ăn cho con chu đáo nếu như không có người giúp việc? Bạn đừng lo, nấu ăn cho trẻ thực ra cũng không phức tạp hơn việc nấu nướng thông thường là mấy; vẫn chỉ là những nguyên liệu tự nhiên và giàu dinh dưỡng mà gia đình bạn vẫn dùng, chỉ khác ở cách chế biến mà thôi. Đảm bảo an toàn thực phẩm Chúng ta đều biết rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp nhà giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhưng khi bạn bắt đầu nấu nướng cho bé, việc này càng cần phải nâng cao hơn nữa vì hệ tiêu hóa và miễn dịch còn rất non nớt của bé. Giữ sạch bếp núc: Bạn không cần phải khử trùng tất tật mọi thứ trong bếp, nhưng hãy luôn giữ tủ chạn và các vật dụng, thiết bị nhà bếp sạch sẽ. Tạo thói quen luôn rửa tay trước khi bắt đầu làm bếp. Giữ cho khăn lau, giẻ và bọt biển luôn sạch. Tránh nhiễm bẩn chéo: Mầm bệnh có thể chuyển từ thịt cá sống sang các loại thực phẩm khác. Cất trữ riêng biệt các loại thực phẩm tươi sống trong ngăn riêng của tủ lạnh và rửa sạch tay, tủ chạn, thớt, dụng cụ và chén đĩa có
  4. tiếp xúc với các loại thực phẩm này. Nấu chín thịt, trứng và cá trước khi ăn, không cho trẻ ăn đồ tái sống. (Ảnh: Inmagine) Nhiệt độ bảo quản: Vi trùng và mầm bệnh sinh sôi mạnh nhất khi nhiệt độ ở giữa ngưỡng nóng và lạnh – tức môi trường ấm. Vì vậy, hãy giữ thức ăn ở mức lạnh hoặc nóng. Không để thức ăn của bé ở nhiệt độ phòng bình thường lâu hơn 2 giờ và đổ bỏ những thức ăn thừa để lâu quá giới hạn này. Không dùng lại thức ăn thừa mà bé đã không ăn hết. Đừng tiếc bạn nhé! Một khi thìa thức ăn đã được đút vào miệng, nó có thể đem theo vi khuẩn từ miệng vào chỗ thức ăn còn lại và sinh sôi. Cách chế biến từng loại bột ăn dặm cho bé
  5. Một khi bạn bắt tay vào việc chế biến thức ăn dặm cho bé, bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc này. Cẩm nang đơn giản này dành cho các bà mẹ có con trong giai đoạn ăn dặm – từ 6 đến 9 tháng tuổi. Rau củ quả nấu chín Củ cải, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, cà rốt, bắp ngô, đậu xanh, rau xanh, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, củ dền, khoai lang, đậu hạt, táo, xoài, lê là những nguyên liệu phổ biến bạn có thể dùng để chế biến bột ăn dặm cho bé. Các bước chế biến cơ bản: 1. Rửa sạch và bóc vỏ; loại bỏ hạt, cuống và lõi. 2. Hấp, luộc hoặc bỏ lò cho đến khi chín nhừ. 3. Thêm nước lọc hoặc nước dùng để tạo thành một hỗn hợp bột sệt. 4. Đựng trong hũ đậy nắp kín, trữ trong tủ lạnh hoặc ngăn đông. Các loại trái cây nghiền nhuyễn không cần phải qua bước nấu chín.
  6. (Ảnh: Inmagine) Thịt và gia cầm Bắc chảo đảo sơ thịt bê, thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gà với một ít dầu hạt cải đến khi thịt không còn hồng (khoảng 7 phút), đổ bỏ dầu mỡ thừa. Cho số thịt này vào máy xay sinh tố với 1 chén nước lọc hoặc nước dùng chứa ít sodium (khoảng 250ml nước với mỗi 250g thịt tươi). Xay nhuyễn thành hỗn hợp bột mịn. Cá Hấp chín phi lê cá loại bỏ xương và da (tươi hoặc đã xả đông) trong khay hấp trong từ 5-10 phút, hoặc cho đến khi dễ dàng gỡ thịt. Kiểm tra xương dăm còn sót lại, sau đó tán bằng nĩa (dĩa) hoặc nghiền bằng máy xay với nước hấp. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng với cá, bạn nên để đến khi bé được 12 tháng hãy cho bé thử ăn cá. Đậu Đậu phụ là nguyên liệu chế biến thức ăn dặm rất tiện lợi và không cần phải nấu nướng. Đơn giản bạn chỉ cần nghiền mịn đậu phụ tươi, tốt hơn nên chọn loại đậu phụ non, có thể hâm nóng một chút nếu mẹ kỹ tính. Bạn có thể cho bé ăn bột hơi ấm hoặc ở nhiệt độ bình thường. (*) Chống chỉ định đối với bột ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi Muối: Thận của bé không thể thải lọc muối và sodium, do vậy bạn không nên nêm muối vào bột ăn dặm của bé, rửa thật sạch các loại rau quả nếu
  7. trước đó bạn có ngâm muối khử trùng. Hãy đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi hãy cho bé ăn các món có chứa hoặc ướp muối. Đường: Bạn không cần phải tăng độ ngọt cho những món rau củ quả nghiền vốn đã có độ ngọt tự nhiên. Thức ăn ngọt chỉ góp phần gia tăng nguy cơ sâu răng cho những chiếc răng sữa non nớt của bé. Mật ong: Hãy đợi đến lúc bé được tròn 12 tháng trước khi cho mật ong vào thức ăn của bé để tránh nguy cơ ngộ độc sơ sinh. Sau khi tròn năm, hệ tiêu hóa của trẻ đã trưởng thành đủ để đối mặt với vi khuẩn. Chuyển tiếp sang thức ăn thô Khi bé đã ăn bột nghiền quen, bé có thể sẵn sàng để làm quen với những loại thức ăn đặc hoặc thô hơn. Cho bé thử và tăng dần độ thô của thức ăn lên từng ít một, đầu tiên với việc trộn thêm một ít bột thô hơn, sau đó là thức ăn tán (chứ không xay mịn) và sau cùng là thức ăn bốc tay mềm. Lưu ý khi chuẩn bị thức ăn dặm cho bé Dán nhãn khi cất trữ: Điều này là cần thiết để kiểm soát hạn sử dụng của thức ăn, nên nhớ rằng thức ăn chế biến tại nhà luôn có hạn sử dụng ngắn hơn thức ăn mua sẵn. Trong điều kiện chế biến đúng cách và bảo quản tốt trong hũ kín, thức ăn của bé có thể dùng được trong vòng 3 ngày, nếu cấp đông trong ngăn đá, thời gian này là 3 tháng. Hãy vứt bỏ thức ăn đã quá hạn. Dụng cụ nhà bếp thiết yếu: Ưu tiên cho các dụng cụ dùng để nghiền. Nếu bạn có một cái rây tốt, việc chuẩn bị thức ăn cho bé có thể đơn giản và nhanh chóng hơn bằng cách dùng muỗng lớn miết thức ăn đã nấu chín nhừ
  8. qua rây thành bột nhão cho bé. Tiện hơn, bạn có thể sắm một máy xay tay mini để xay những lượng nhỏ thức ăn hoặc máy chế biến thức ăn đa dụng. Bạn cũng cần những chiếc hũ có nắp đậy kín hoặc khay nước đá và túi bọc cấp đông. Chọn thực phẩm hữu cơ: Thực phẩm được nuôi trồng bằng phương pháp truyền thống, không bón phân hóa học được chứng minh là tốt hơn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn có thể chọn mua những loại thực phẩm này hoặc nếu có thể, hãy trồng một vườn rau xanh riêng cho nhà mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2