intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế định về tài sản ruộng đất trong pháp luật Triều Nguyễn - Huỳnh Công Bá

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chế định về tài sản ruộng đất trong pháp luật Triều Nguyễn" trình bày về chế độ sở hữu ruộng đất công và chế độ sử dụng ruộng đất tư trong pháp luật Triều Nguyễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế định về tài sản ruộng đất trong pháp luật Triều Nguyễn - Huỳnh Công Bá

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CHẾ ĐNNH VỀ TÀI SẢN RUỘNG ĐẤT TRONG<br /> PHÁP LUẬT TRIỀU NGUYỄN<br /> Huỳnh Công Bá<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết trình bày về chế độ sở hữu ruộng đất công và chế độ sở hữu ruộng đất tư trong<br /> pháp luật triều Nguyễn (1802-1884). Trong chế độ sở hữu ruộng đất công bao gồm ruộng đất<br /> công của nhà nước và ruộng đất công của làng xã. Trong chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân bao<br /> gồm các loại ruộng đất của quý tộc, quan lại, địa chủ và nông dân tư hữu. Những quy định về<br /> các chế độ ruộng đất này đã được nêu ra trong Hoàng Việt luật lệ và Đại Nam hội điển sự lệ.<br /> <br /> 1.1. Trong lịch sử nhân loại, ý niệm quyền sở hữu tư nhân đã đến với xã hội loài<br /> người ngay từ giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy, khi con người biết sử dụng các<br /> công cụ bằng kim khí và do đó mà những của cải “thừa” bắt đầu xuất hiện. Trong thời<br /> kỳ này, quyền sở hữu tư nhân được hạn chế vào các vật phNm săn bắt, hoặc tự tay người<br /> ta chế tạo ra, nghĩa là những đồ vật mà ngày nay được liệt vào các động sản. Các đồ vật<br /> ấy họp thành gia sản của mỗi cá nhân và không ai có quyền được xâm đoạt đối với chủ<br /> của nó.<br /> Nói cách khác, trong lịch sử nhân loại, quyền sở hữu các động sản được coi như<br /> một sắc thái của tự nhiên pháp và đã xuất hiện trước quyền sở hữu về bất động sản.<br /> Ngày nay, nhiều luật gia đã giải thích quyền sở hữu ấy như là sự kết tinh về sức lao<br /> động của con người. Vì đã làm việc khó nhọc mới kiếm ra được nó nên người chế tạo ra<br /> nó được quyền làm chủ các đồ vật ấy trong thành phần gia sản của mình và họ có quyền<br /> được hoàn toàn hưởng dụng hoặc sử dụng chúng theo ý muốn của mình, mà không một<br /> ai được phép chiếm đoạt nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những tài sản chung của<br /> cộng đồng và chúng đã bị những người có thế lực trong xã hội tìm cách chiếm hữu, dẫn<br /> đến sự phân hóa giàu nghèo và sự hình thành giai cấp trong xã hội.<br /> 1.2. Đến khi nghề nông ra đời và phát triển, tư liệu sản xuất cơ bản trong nông<br /> nghiệp là ruộng đất đã trở thành một thứ tài sản và là loại bất động sản. Đồng thời, đây<br /> cũng chính là loại tài sản đóng vai trò quan trọng nhất, trong khi đó các động sản chỉ<br /> còn giữ một vị trí khiêm tốn, được coi như những thứ tài sản phụ, không quan trọng.<br /> Cũng do đó mà trong cổ luật La Mã đã có quan niệm cho rằng “động sản là vật ti tiện”<br /> (res mobis, res vilis), có nghĩa là vật nhỏ mọn, không đáng giá trị gì. Sở dĩ như vậy là vì<br /> nhờ có ruộng đất mà người ta mới sản xuất ra được thóc gạo và ngũ cốc để nuôi sống<br /> 25<br /> con người hoặc để đổi chác lấy các đồ vật khác. Và do đó, ruộng đất đã được xem là<br /> nguồn gốc cơ bản của tất cả các loại tài sản khác. Cũng có thể nói, những biểu hiện cụ<br /> thể về quan hệ sở hữu đối với tài sản ruộng đất trong một quốc gia chính là cơ sở tồn tại<br /> của các loại hình sở hữu trong xã hội.<br /> 2.1. Đối với xã hội phong kiến Việt Nam, một xã hội lấy nông nghiệp làm gốc<br /> (dĩ nông vi bản) thì tài sản quan trọng nhất, đồng thời cũng là tư liệu sản xuất quy định<br /> các quan hệ kinh tế - xã hội giữa người và người ở trong nước chính là tài sản về ruộng<br /> đất (tức điền sản). Do đó, từ khá lâu, giá trị về ruộng đất đã được người Việt Nam nhận<br /> thức một cách sâu sắc là: “Tấc đất, tấc vàng”. Và nhà nước phong kiến các thời đều ban<br /> hành các văn bản pháp luật để xác định về chế độ sở hữu đối với tài sản ruộng đất trong<br /> phạm vi quốc gia. Như vậy, muốn hiểu biết về chế độ ruộng đất ở Việt Nam không thể<br /> không thông qua nguồn tư liệu luật pháp của các đời. Ở triều Nguyễn, đó là tác phNm<br /> Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới thời vua Gia Long cùng với các Sắc chiếu được ban<br /> hành bổ sung trong các đời vua sau Gia Long là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.<br /> 2.2. Quyền sở hữu về tài sản ruộng đất trong xã hội Việt Nam đã phải trải qua<br /> một quá trình diễn biến đặc biệt, đánh dấu sự xuất hiện song song của hai chế độ sở hữu<br /> về ruộng đất: chế độ công hữu và chế độ tư hữu. Trong đó, chế độ tư hữu, theo quy luật<br /> khách quan, đã ngày một mở rộng. Đến thời triều Nguyễn, chế độ tư hữu về ruộng đất ở<br /> Việt Nam đã chiếm một tỉ lệ áp đảo so với chế độ công hữu về ruộng đất. Theo một<br /> thống kê đương thời do Nguyễn Công Tiệp tiến hành cho biết, đến thời Minh Mạng, số<br /> lượng ruộng đất tư trong cả nước là 2.816.221 mẫu, chiếm 82,92% tổng diện tích ruộng<br /> đất thực canh trong cả nước (3.396.584 mẫu), trong khi ruộng đất công chỉ chiếm<br /> 580.363 mẫu (khoảng 17,08% trên tổng diện tích ruộng đất thực canh). Bên cạnh đó, do<br /> tính tự trị của làng xã đã hình thành ở các địa phương một bộ phận ruộng đất riêng,<br /> thuộc quyền sở hữu của tập thể làng xã mà nhà nước các cấp không thể tác động được:<br /> đó là loại ruộng công bản của làng xã. Đây là loại ruộng đất thuộc về sở hữu công cộng,<br /> nhưng là của tập thể làng xã. Như vậy, có thể khẳng định rằng dưới triều Nguyễn đã tồn<br /> tại ba loại sở hữu ruộng đất: thứ nhất là sở hữu ruộng đất của nhà nước bao gồm quan<br /> điền (thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước) và quan điền bản xã hay công điền,<br /> công thổ (thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước); thứ hai là sở hữu ruộng đất của<br /> làng xã (tức ruộng công bản); và thứ ba là sở hữu ruộng đất của tư nhân (cá nhân và hộ<br /> gia đình). Từ ba loại sở hữu ruộng đất trên có thể quy về hai loại hình sở hữu ruộng đất<br /> sau đây: sở hữu ruộng đất công cộng và sở hữu ruộng đất tư nhân. Tuy nhiên, quyền sở<br /> hữu tối cao về toàn bộ ruộng đất trong cả nước cũng vẫn thuộc về vị Hoàng đế, bởi vì<br /> Hoàng đế có toàn quyền trưng dụng và điều chỉnh quyền sở hữu về ruộng đất trong<br /> phạm vi cả nước.<br /> 2.3. Chế định về ruộng đất công nhà nước: Đây là loại ruộng đất thuộc quyền<br /> quản lý trực tiếp của nhà nước, bao gồm: ruộng sơn lăng, tịch điền, đồn điền, quan điền,<br /> quan trại... Về phương thức canh tác, nhà nước lấy nông phu ở các làng xã lân cận để<br /> 26<br /> cày cấy ruộng tịch điền, ở khu vực kinh đô họ được trả lương (mỗi tháng một quan tiền<br /> và một phương gạo), ở các địa phương họ được miễn thuế thân và tạp dịch. Sản phNm<br /> thu hoạch từ ruộng tịch điền được đem nộp vào kho của nhà nước. Đối với quan điền,<br /> quan trại nhà Nguyễn sử dụng một phần để ban cấp cho các đối tượng đặc biệt làm<br /> ruộng thờ cúng, số còn lại đem phát canh cho dân sở tại hoặc các vùng lân cận cày cấy<br /> giống như ruộng tư của nhà nước. Còn đối với đồn điền thì chủ yếu sử dụng lao động<br /> của binh lính hoặc những tù phạm để canh tác, sản phNm thu hoạch được đem nộp vào<br /> kho công. Với phương thức canh tác và sử dụng sản phNm trên đây, nhà nước phong<br /> kiến trung ương thể hiện vai trò của người chủ sở hữu thực sự trên loại ruộng đất này.<br /> Nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước, Điều 90 Luật Gia Long quy định việc<br /> trừng phạt đối với những người lén cày cấy trộm ruộng đất công của nhà nước. Theo đó,<br /> phàm những kẻ cậy quyền thế lén lút cày cấy, gieo trồng hoặc cướp chiếm hoa lợi nơi<br /> ruộng đất công của nhà nước, thì nếu phát hiện sẽ bị trừng phạt, cứ mỗi mẫu trở xuống<br /> là 50 roi, thêm 5 mẫu thì phạt thêm 1 bậc tội, nhưng tối đa là 100 trượng; đối với loại<br /> ruộng xấu thì được cho giảm tội 1 bậc (tức là phạt 40 roi), nhưng tối đa cũng chỉ lên đến<br /> 90 trượng, truy thu những hoa lợi mà y đã cướp chiếm trên ruộng đất đó để đem trả về<br /> cho nhà nước1.<br /> 2.4. Chế định về ruộng đất công làng xã: Đây là loại sở hữu ruộng đất thuộc<br /> quyền quản lý gián tiếp của nhà nước, thông qua bộ máy quản lý làng xã. Nó vốn là loại<br /> ruộng đất của công xã, trở thành ruộng đất công của làng xã qua bao đời và bao gồm<br /> các loại: công điền, công thổ, thân minh đình, hồ ao... Làng xã được nhà nước giao<br /> nhiệm vụ trực tiếp phân chia ruộng đất công cho nhân dân trong xã cày cấy và nộp tô<br /> thuế cho nhà nước. Ở đây, quyền lực của nhà nước được thể hiện một cách rõ nét thông<br /> qua chính sách quân điền.<br /> Lợi ích của nhà nước đối với ruộng đất công làng xã chính là các nghĩa vụ về tô<br /> thuế và lao dịch của người xã dân phải gánh vác hằng năm. Đó cũng chính là cơ sở về<br /> kinh tế và xã hội cho sự ổn định và phát triển của nhà nước trung ương tập quyền.<br /> Chính vì vậy, ngay sau ngày thành lập, nhà nước Nguyễn cũng giống như các nhà nước<br /> phong kiến khác ở Việt Nam trước đây, đã phải lo giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông<br /> dân trong các làng xã. Sắc chiếu năm Gia Long nguyên niên (1802) quy định vấn đề sở<br /> hữu ruộng đất bị bỏ hoang trong thời kỳ loạn lạc và được canh tác lại. Theo đó, phàm<br /> các ruộng đất công hay tư đã bị chính quyền thời Tây Sơn đem cấp cho người khác thì<br /> tùy theo ruộng, đất, hồ ao công hay tư, phải trả lại cho chủ cũ hay làng xã được quản<br /> nghiệp và cày cấy, rồi chiếu theo đẳng hạng để đánh thuế. Riêng các ruộng đất tư sản<br /> của nhà Tây Sơn cùng với công điền, công thổ, quan trại của nhà Lê do chính quyền<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 305-307.<br /> 27<br /> Tây Sơn chiếm dụng, thì đều sung làm ruộng đất công2.<br /> Do tình trạng khởi nghĩa nông dân thường xuyên diễn ra, nên trong suốt thời<br /> gian trị vì của triều Nguyễn, các vua Nguyễn sau Gia Long cũng đều có những nguyên<br /> tắc cấp ruộng đất hoang hóa cho các dân ly tán hồi cư trở về bản quán làm ăn3. Đến khi<br /> Hoàng Việt luật lệ ra đời, ở Điều 84, pháp luật triều Nguyễn quy định: Tại những nơi<br /> dân cư phải phiêu tán vì loạn lạc, nếu sau này họ trở về nguyên quán mà trong nhà<br /> không có đủ người để canh tác như xưa, thì nhà nào cày cấy thực sự bao nhiêu cho phép<br /> được theo diện tích ấy mà nộp thuế. Nhưng nếu chiếm dụng quá nhiều ruộng đất mà<br /> làm không hết, phải bỏ hoang, thì bị phạt 30 roi (nếu bỏ hoang từ 3 đến 10 mẫu). Nếu<br /> diện tích bỏ hoang tăng thêm 10 mẫu nữa thì tội sẽ gia tăng thêm 1 bậc, nhưng tối đa<br /> cũng chỉ đến 80 trượng, số ruộng đất bỏ hoang ấy bị đem sung công. Ngược lại, nếu là<br /> xã có đinh nhiều mà ruộng ít thì cho phép được làm đơn xin cấp các ruộng đất hoang ở<br /> những khu vực lân cận để cày cấy, quan ty sở tại sẽ chiếu theo khả năng canh tác thực<br /> sự mà cấp ruộng đất cho. Đối với những ruộng đất nhà nước không sử dụng nữa hoặc<br /> mới được bồi trúc thì nhà nước cho phép được nhập làm ruộng đất công làng xã4. Sắc<br /> chiếu năm Minh Mạng thứ 3 (1822) quy định, đối với các ruộng xuất phòng (tức ở<br /> những nơi đóng đồn binh) bị bỏ hoang từ lâu năm thì cho phép được sát nhập vào các<br /> làng xã lân cận để làm thành công điền, đem chia cho xã dân cày cấy. Đến Sắc chiếu<br /> năm Minh Mạng thứ 8 (1827) còn quy định đối với những dòng sông cũ đã được bồi lấp<br /> và có thể cày cấy được thì cho phép sát nhập vào các làng xã lân cận để chia cho xã dân<br /> canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Và Sắc chiếu năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà<br /> vua một lần nữa quy định, đối với đất lở và đất bồi cho phép dân các xã có đất bị lở<br /> xuống sông được phép khai khNn những bãi tân bồi do phù sa của những nơi đất lở và<br /> bồi thành để làm thành công điền bản xã5.<br /> Để bảo vệ ruộng đất công làng xã, nhà nước đã ra lệnh cấm không được bán đứt<br /> hay cầm cố ruộng đất công làng xã. Chẳng hạn, lệnh cấm ban hành vào năm 1803 nêu<br /> rõ: “Theo lệnh cũ thì công điền, công thổ cho dân gian, quân cấp đem bán riêng là có<br /> tội”6, “nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ mua bán riêng với nhau, việc phát<br /> giác ra thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người cùng đứng tên<br /> trong văn khế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong<br /> <br /> <br /> 2<br /> Nội các triều Nguyễn. Đại Nam điển lệ. trang 159, đoạn 113. Dẫn theo: Vũ Văn Mẫu. Cổ luật Việt Nam<br /> lược khảo. Quyển II. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1968, trang 160.<br /> 3 Nội các triều Nguyễn. Đại Nam hội điển sự lệ. trang 161, đoạn 113 và 114. Dẫn theo: Vũ Văn Mẫu. Cổ<br /> <br /> luật Việt Nam lược khảo. Quyển II. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1968, trang<br /> 160.<br /> 4 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 292-295.<br /> 5 Deloustal. Sưu tập các sắc lệnh chính yếu về luật pháp triều Nguyễn. Dẫn theo: Vũ Văn Mẫu. Cổ luật<br /> <br /> Việt Nam lược khảo. Quyển II. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1968, trang 160.<br /> 6<br /> Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục chính biên. Tập III. NXB Sử học, Hà Nội, 1963, trang<br /> 126.<br /> 28<br /> văn khế vẫn phải truy trả cho dân trong xã; lại theo lệ, lấy một mẫu ruộng để thưởng<br /> cho người tố cáo, được hưởng hoa lợi trong thời gian 3 năm”7. Cũng để bảo vệ quyền sở<br /> hữu của nhà nước, Điều 90 Luật Gia Long quy định về việc lén lút cày cấy ruộng đất<br /> công làng xã. Theo đó, phàm những kẻ cậy quyền thế lén lút cày cấy gieo trồng hoặc<br /> cướp chiếm hoa lợi nơi ruộng công của làng xã, nếu phát hiện sẽ bị phạt cứ mỗi mẫu trở<br /> xuống là 50 roi, thêm 5 mẫu thì phạt thêm 1 bậc tội, nhưng tối đa là 100 trượng; đối với<br /> loại ruộng xấu thì được giảm 1 bậc tội (tức là 40 roi và tối đa là 90 trượng), cho truy thu<br /> những hoa lợi mà y đã cướp chiếm trên ruộng đất công làng xã để trả về cho làng xã8.<br /> Một biểu hiện khác thể hiện quyền lực của nhà nước trung ương đối với sở hữu<br /> ruộng đất làng xã là việc nhà nước cho ban hành chính sách quân điền, biến bộ máy<br /> quản lý làng xã thành người giúp việc cho nhà nước trong việc quản lý đối với ruộng<br /> đất công làng xã. Nhà Nguyễn đã cho thi hành chính sách quân điền ngay sau khi triều<br /> đại được thành lập (1804). Theo Lệ năm Gia Long thứ 3 (1804), quy định cứ hạn ba<br /> năm làng xã tiến hành quân cấp một lần; đến kỳ quân cấp các làng xã phải đem chia đều<br /> các ruộng nhất đẳng, nhị đẳng và tam đẳng hiện có trong làng xã cho các dân đinh trong<br /> xã. Các ruộng xấu hay tốt đều được cấp cho dân đinh một cách công bằng, và phải tránh<br /> việc để cường hào xâm chiếm hết những ruộng đất tốt và chia các ruộng đất xấu cho<br /> người khác9. Đến năm 1840 (Minh Mạng thứ 21), nhà vua tiếp tục ra Sắc chiếu về vấn<br /> đề quân phân công điền. Theo đó, ngoại trừ các binh điền được cấp cho binh lính làm<br /> ruộng lương, còn lại các công điền công thổ khác đem quân phân cho tất cả dân đinh<br /> trong xã, gồm: viên chức, binh lính, thợ thuyền và tráng đinh. Việc đánh thuế điền thổ<br /> và sưu dịch phải cho công bằng dựa trên sổ sách đã định. Theo Điều 78 Luật Gia Long<br /> quy định: Nếu hữu ty làm sai, thu thuế đinh điền đối với xã dân không công bằng thì bị<br /> phạt 100 trượng và bắt phải sửa lại. Nếu thượng ty không chịu thụ lý hồ sơ do dân kiện<br /> thưa về việc thu thuế không công bằng thì cũng bị phạt 80 trượng. Nếu quan ty do nhận<br /> của đút lót mà làm sai trái thì phải dựa vào tang vật, khép vào tội “làm cong vẹo pháp<br /> luật” mà xét xử10.<br /> Để có điều kiện thực hiện chính sách quân điền, đồng thời quản lý được ruộng<br /> đất và người cày trong các làng xã, triều đình nhà Nguyễn đã cho thiết lập lại sổ địa bạ<br /> và đinh bạ. Theo quy định của Điều 73 Luật Gia Long thì quân, dân, thầy, thợ đều phải<br /> lấy làng gốc của mình để làm nơi ổn định. Và một khi được hưởng quyền lợi ở làng xã<br /> thì họ phải chịu nghĩa vụ đối với nhà nước. Nếu trá mạo để được miễn hoặc tránh thuế<br /> thì bị phạt 80 trượng. Quan ty nếu dối trá chuyển đổi từ hạng lính ra hạng dân, cải đổi<br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Nội các triều Nguyễn. Đại Nam hội điển sự lệ. Quyển 38. NXB Thuận Hóa, Huế, 1993.<br /> 8 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 305-307.<br /> 9<br /> Deloustal. Sưu tập các sắc lệnh chính yếu về luật pháp triều Nguyễn. Dẫn theo: Vũ Văn Mẫu. Cổ luật<br /> Việt Nam lược khảo. Quyển II. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1968, trang 154.<br /> 10 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 285-286.<br /> <br /> 29<br /> loại dân làm loại thợ để được miễn thuế và nghĩa vụ, làm xáo trộn sổ sách thì cũng bị trị<br /> tội như trên. Quân dân ở vào trường hợp đó nếu không chịu cải chính sự dối trá của<br /> mình thì sẽ bị phạt 100 trượng, bắt sung lính và phát phối ra biên giới xa11. Ở Điều 74<br /> Luật Gia Long còn quy định: Nếu Xã trưởng che giấu số trai tráng trong làng để làm<br /> người cày ruộng cho mình thì nếu giấu 1 đinh phải phạt 60 trượng, giấu thêm 1 đinh nữa<br /> thì bị phạt thêm 1 bậc tội, giấu từ 7 cho đến 8 dân đinh thì bị phạt 60 trượng đồ 1 năm,<br /> nếu Nn giấu 9 đinh thì phải tăng thêm 1 bậc tội phạt 70 trượng đồ 1 năm rưỡi, cứ thế mà<br /> tiếp tục tăng lên12. Theo Điều 84 Luật Gia Long, nhà nước trừng phạt khá nặng những<br /> trường hợp không kê khai ruộng đất công làng xã vào sổ bộ để trốn thuế. Phàm âm mưu<br /> Nn lậu ruộng đất, khai là ruộng gò, ruộng hoang nhàn, ruộng tốt chuyển thành ruộng xấu<br /> để trốn thuế thì từ 1 đến 5 mẫu bị phạt 40 roi và cứ trốn thuế thêm 5 mẫu thì tội lại gia<br /> tăng thêm 1 bậc, cho đến tối đa là 100 trượng, ruộng đất bị đem sung sông và phải trả số<br /> thuế Nn lậu cho nhà nước. Lý trưởng nếu biết việc Nn lậu mà không tố giác thì cũng bị<br /> khép vào tội đồng phạm13. Ngoài ra, cũng trong Luật Gia Long có nhiều điều khoản nói<br /> về việc thu lúa thuế (các điều 110, 111, 112, 113) và về tội trốn thuế (Điều 132). Đồng<br /> thời, quy định các Lý trưởng và sai dịch có trách nhiệm phải thu thuế theo định kỳ và<br /> nộp cho nhà nước. Nếu gian dối về điền lương thì bị xử trượng, và truy thu để nộp vào<br /> kho của nhà nước. Đối với những ruộng đất làng xã do nhà nước sử dụng hay bị sụt lở<br /> hoặc ở những nơi bị thiên tai, hoạn nạn, mùa màng thất bát thì quan ty phải tra xét đúng<br /> sự thực và được nhà nước cho phép miễn hoặc giảm thuế. Chẳng hạn, Sắc chiếu năm<br /> Minh Mạng thứ 8 (1827) quy định: Khi các công thổ bị truất hữu để làm việc công ích<br /> như đê điều thì các làng xã được cho miễn giảm thuế về các số ruộng đất đã bị truất hữu.<br /> Chính sử của triều Nguyễn cũng cho biết, vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), 18 làng xã<br /> thuộc các huyện Thanh Liêm, Thanh Trì (nay thuộc tỉnh Hà Đông), Gia Lâm (nay thuộc<br /> tỉnh Bắc Ninh), Phúc Thọ (nay thuộc tỉnh Sơn Tây) đã được miễn thuế về các ruộng đất<br /> bị sụt lở, cùng với 470 mẫu đất thổ đã bị truất hữu để làm quan trạm, quan lộ và đê điều.<br /> Có thể nói, nhà nước Nguyễn đã rất quan tâm đến ruộng đất công làng xã, bởi vì<br /> đây chính là cơ sở ổn định của xã hội.<br /> 2.5. Chế định về ruộng đất tư nhân: Luật Gia Long quy định vấn đề tư hữu<br /> ruộng đất trong Quyển 3 với nhan đề là Hộ luật, bao gồm 66 điều khoản. Trong quyển<br /> này, có một chương Điền trạch gồm 10 điều (từ Điều 84 đến Điều 93) liên hệ đến các<br /> vấn đề ruộng đất, vườn tược, trong đó có nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề ruộng<br /> đất tư hữu. Ngoài ra, Luật Gia Long còn quy định về việc quản lý đối với “cựu điền” và<br /> “trang điền” để tránh tình trạng bỏ hoang lãng phí đối với ruộng đất.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 274.<br /> 12 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 275-276.<br /> 13 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 292-295.<br /> <br /> 30<br /> Trước hết là việc nhà nước có những chế định bảo vệ đối với quyền tư hữu về<br /> ruộng đất. Điều 87 Luật Gia Long đã quy định về tội bán lén ruộng đất của người khác<br /> một cách trái phép, hoặc bán những ruộng đất dùng vào việc thờ tự tổ tiên (ruộng hương<br /> hỏa). Theo đó, phàm đem bán trộm ruộng đất của người khác, hoặc đem ruộng đất xấu<br /> của mình đánh tráo ruộng đất tốt của người khác, mạo nhận ruộng đất của người khác<br /> làm ruộng đất của mình, chấp giữ sau thời hạn những ruộng đất người ta bán thục cho<br /> mình và cả việc xâm chiếm ruộng đất của người khác đều bị trị tội. Đối với việc bán lén<br /> ruộng đất của người khác từ 1 mẫu trở xuống đều phải phạt 50 roi. Nếu thêm 5 mẫu thì<br /> bị phạt thêm 1 bậc tội, nhưng tối đa là 80 trượng đồ 2 năm. Nếu cưỡng chiếm hồ ao,<br /> vườn nhà của người khác, không kể mẫu sào, đều bị phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm14.<br /> Đối với ruộng đất hương hỏa, Điều 87 (khoản lệ) Luật Gia Long quy định: Phàm<br /> con cháu đem bán lén ruộng đất thờ cúng do ông bà tổ tiên để lại đến 50 mẫu thì xử<br /> chiếu theo luật về tội bán lén tài sản hương hỏa và đem sung lính, phát phối ra biên giới<br /> xa. Nếu bán dưới 50 mẫu và lén bán nghĩa điền thì xử tội theo bán trộm ruộng nhà nước<br /> mà trị tội. Nếu người mua biết rõ sự việc bán lén nhưng vẫn mua, hoặc cùng với người<br /> con cháu bàn lập mưu kế để mua thì cũng bị tội y như người con cháu phạm tội đó. Và<br /> cho thu hồi lại tài sản để giao trả lại cho trưởng tộc quản lãnh, còn tiền bán thì bị tịch<br /> thu đem sung công. Nếu người mua không biết rõ sự việc bán lén thì không phải tội.<br /> Một điều lưu ý là đối với những tự sản cũng như nghĩa điền bị bán lén thì trưởng tộc<br /> phải tập họp con cháu trong gia tộc để thống nhất ý kiến, xác định đúng sự việc bán lén,<br /> mới được phép đem trình quan. Nếu kết quả tra xét cho thấy không phải là tài sản chung<br /> của tộc họ thì người khai báo bị buộc vào tội vu cáo người khác và bị trị tội15.<br /> Cũng ở Điều 87 Luật Gia Long, nếu cùng tranh chấp đất đai, việc chưa được<br /> giải quyết rõ ràng, mà đem điền sản đó nói dối là của mình, mờ ám hiến tặng cho quan<br /> trên, hoặc người có thế lực quan trọng, thì cả người hiến lẫn người nhận đều bị phạt 100<br /> trượng đồ 3 năm. Trong tất cả các trường hợp, số ruộng bán lén hay hiến lén cũng như<br /> tiền đã nhận được sau khi bán lén ruộng đất của người ta, cùng với vật sản xuất ra từ<br /> ruộng đất ấy (như vàng, bạc, đồng, thiếc, sắt cục...), hoa lợi thu hoạch trong năm trên<br /> ruộng đất ấy, đều bị truy thu đem sung công hoặc đem trả lại cho người chủ của nó. Nếu<br /> công thần mắc phải những lỗi này thì vẫn chiếu luật xử tội và tâu lên để nhà vua định<br /> đoạt, truy thu tiền bán trộm cũng như hoa lợi đã cướp bán để trả lại cho chủ cũ16.<br /> Ở Điều 90 Luật Gia Long đã trừng phạt cả về tội lén lút cày cấy ruộng tư của<br /> người khác. Theo đó, phàm lén lút cày cấy gieo trồng hoặc cướp chiếm hoa lợi nơi<br /> ruộng vườn của người khác, bị thưa với quan, sẽ phạt cứ mỗi mẫu trở xuống là 30 roi,<br /> <br /> <br /> <br /> 14 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 300-303.<br /> 15 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 295-299.<br /> 16 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 300-303.<br /> <br /> 31<br /> tội tăng thêm một bậc nếu diện tích cày cấy lén lút tăng thêm 5 mẫu, nhưng hình phạt<br /> tối đa cũng chỉ đến 80 trượng là cùng. Các ruộng đất và hoa lợi đó phải hoàn lại cho chủ<br /> của nó17.<br /> Điều 92 Luật Gia Long đã trừng phạt đối với tội ăn trộm dưa và quả trong trong<br /> vườn ruộng của người khác. Phàm tự tiện lấy ăn những dưa, quả trồng trong vườn ruộng<br /> người khác thì buộc tội theo tang vật. Tính gồm những dưa quả đã ăn trộm làm thành<br /> tang vật để áp dụng hình phạt. Nếu giá trị từ 1 lạng bạc trở xuống thì phạt 10 roi, 2 lạng<br /> phạt 20 roi, cứ thế đến tối đa là 60 trượng, đồ 1 năm. Nếu ngắt bỏ, làm hư thối thì tội<br /> cũng như vậy18.<br /> Điều 91 Luật Gia Long còn trừng phạt về tội hủy hoại những mùa màng trên<br /> ruộng của người khác. Theo đó, phàm cố ý chặt phá những loại cây trồng trên ruộng của<br /> người khác thì kể theo tang vật là những vật bị phá hư ấy, chiếu theo tội ăn trộm của<br /> người ta để xử, cho được miễm xăm chữ, nhưng thiệt hại dù lớn bao nhiêu thì hình phạt<br /> cũng chỉ tối đa là 100 trượng, lưu 3000 dặm. Nếu do sơ ý làm hư hại thì được giảm 3<br /> bậc tội so với trường hợp cố ý làm hư hại, nhưng phải bồi thường lại các vật bị hư hại<br /> cho chủ của nó19.<br /> Khác với luật Hồng Đức, luật pháp dưới triều Nguyễn đã quy định về nghĩa vụ<br /> tô thuế đối với ruộng đất tư hữu. Theo đó, tất cả ruộng đất tư hữu của quý tộc, quan lại,<br /> nhân dân đều phải nộp thuế cho nhà nước theo biểu thuế đối với ruộng đất tư. Ngay cả<br /> đối với ruộng tư của những người trong họ nhà vua cũng phải chịu thuế. Điều 84 (khoản<br /> lệ) quy định đối với ruộng đất do người trong họ nhà vua mua ở các làng xã và giao cho<br /> quản trang quản lý việc canh tác, nhưng nếu quản trang dựa vào uy thế của chủ không<br /> chịu nộp thuế cho chính quyền địa phương thì phải điều tra cNn thận và đem người quản<br /> trang đó ra xử tội theo luật công thần Nn lậu ruộng đất. Nếu người tông thất biết mà vẫn<br /> chấp chứa thì giao cho nha môn sát nghị, nhưng vẫn truy thu tiền thuế. Nếu quản quan ở<br /> địa phương a tòng che dấu thì quan doanh trấn nơi đó được phép tham tấu lên vua để<br /> giao cho bộ nghị xử20. Đối với ruộng đất tư của công thần, Điều 86 Luật Gia Long quy<br /> định: Về các ruộng đất tư của nhà các quan công thần phải nộp thuế. Theo đó, núi và<br /> ruộng đất của các công thần do vua ban cấp để ân thưởng thì không phải chịu thuế và<br /> được ghi vào sổ riêng. Còn những ruộng đất tư của các công thần mua lại của các tư<br /> nhân thì phải chịu thuế và giao cho người quản trang đem hết số ruộng đất ấy khai báo<br /> cho quan sở tại ghi vào sổ bộ, chiếu theo ngạch cùng loại ruộng đất để nộp thuế giống<br /> như ruộng dân. Nếu trái lệnh, âm mưu che giấu, thì người quản trang phải tội. Tội nặng<br /> nhẹ sẽ dựa theo số ruộng trốn thuế nhiều hay ít: nếu từ 1 mẫu đến 3 mẫu thì bị phạt 60<br /> <br /> <br /> 17 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 305-307.<br /> 18 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 309-310.<br /> 19 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 307-309.<br /> 20 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 292-295.<br /> <br /> 32<br /> trượng, nếu tăng thêm 3 mẫu ruộng Nn lậu nữa thì hình phạt sẽ tăng thêm 1 bậc, nhưng<br /> tối đa hình phạt chỉ đến đồ 3 năm và đánh 100 trượng. Còn ruộng đất trốn thuế thì bị<br /> đem sung công, nhưng vẫn phải đem ruộng đất đó chiếu theo số mẫu, số năm và số<br /> ngạch thuế để truy thu tiền thuế nộp vào kho của nhà nước. Nếu Lý trưởng và quan lại<br /> hữu quan hùa nhau khám xét không thực, hoặc biết mà không chịu tố cáo thì cũng phải<br /> tội giống như người quản trang; còn ngược lại, nếu không biết tình trạng Nn giấu thì<br /> không phải tội21.<br /> Đối với những trường hợp bị thiên tai, mất mùa, luật pháp triều Nguyễn cũng<br /> cho phép việc miễn giảm thuế đối với chủ ruộng đất tư. Điều 85 Luật Gia Long quy<br /> định về việc khám xét thuế ruộng bị tai ương mất mùa do hạn hán, lụt lội hay sâu hại<br /> cắn phá. Theo đó, phàm trong nước gặp phải những tai ương thì nên miễn thuế ruộng<br /> đất. Quan hữu ty nếu nhận được báo cáo mà không thân báo lên thượng ty và không tự<br /> mình hoặc cử người đến tận nơi để khám xét thực hư thì bị phạt 80 trượng. Nếu Lý<br /> trưởng hoặc Giáp thủ ở nơi ấy thông đồng với nhau thêm bớt, đem ruộng thu hoạch<br /> được bảo là ruộng hư hại, hoặc ngược lại, đem ruộng bị hư hại bảo là ruộng thu gặt<br /> được để làm chuyện gian dối với quan trên hoặc là để hại dân, thì đều phạt mỗi người<br /> 100 trượng, bãi chức, không kể thứ bậc. Còn nếu có đầy đủ các chứng cứ về sự thực hư<br /> hại thì được cho miễn giảm thuế. Nếy Lý trưởng, Giáp thủ thông đồng với quan trên<br /> được cử về kiểm tra để khai báo không thực thì bị phạt nặng. Nếu quan lại làm nhiệm<br /> vụ kiểm tra cùng với Lý trưởng, Giáp thủ vốn không vì tham nhũng, mà do sơ hở mất<br /> cảnh giác, bị người ta khai báo không thực, thì nếu số diện tích khai báo không thực đó<br /> chỉ từ 10 mẫu trở xuống được cho miễn tội, còn từ 10 mẫu trở lên đến 20 mẫu thì phạt<br /> 20 roi, nếu nhiều thêm 20 mẫu thì phạt thêm 1 bậc tội, nhưng tối đa là 80 trượng. Và<br /> trong các mức phạt kể trên, người quan lại đó đều được phép cho lưu dịch tiếp tục làm<br /> việc. Đối với người chủ ruộng khai man, nếu số ruộng khai man từ 1 mẫu đến 5 mẫu thì<br /> bị phạt 40 roi, nếu số ruộng khai man nhiều hơn thì cứ mỗi 5 mẫu cho tăng thêm 1 bậc<br /> tội, nhưng tối đa cũng chỉ 100 trượng mà thôi. Phải tính gồm số lượng ruộng đất mạo<br /> khai Nn thuế đó và quy chiếu theo thời gian Nn thuế để truy thu và đem nộp vào kho<br /> công22.<br /> 3. Qua các điều khoản dẫn dụng trên đây cho thấy trong Hoàng Việt luật lệ có<br /> những điều khoản quy định về vấn đề tài sản ruộng đất của nhà nước và của tư nhân ở<br /> nước ta hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Nhưng nếu so sánh những quy định về tài sản ruộng<br /> đất trong pháp luật triều Nguyễn với các điều khoản trong dân luật hiện đại, thì chúng ta<br /> có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt rất sâu sắc từ quan niệm cho đến kỹ thuật pháp lý.<br /> Không những trong cổ luật chúng ta không tìm thấy những danh từ như quyền sở hữu,<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 21 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 299-300.<br /> 22 Nguyễn Văn Thành. Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 295-299.<br /> 33<br /> quyền chấp hữu, quyền ứng dụng thu lợi, quyền địa dịch..., mà cả các phương pháp thủ<br /> đắc hay bảo vệ quyền sở hữu cũng hoàn toàn khác hẳn so với nội dung của pháp luật<br /> hiện đại. Do đó, có thể nói, trong lĩnh vực tài sản về ruộng đất, nền pháp luật Việt Nam<br /> đã hoàn toàn đổi mới kể từ khi chúng ta tiếp xúc với kỹ thuật pháp lý của Tây phương.<br /> Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong cổ luật Việt Nam nói chung, và trong<br /> pháp luật triều Nguyễn nói riêng, đã thiếu vắng những quy định về vấn đề tài sản ruộng<br /> đất, hoặc những quy định ấy là quá sơ lược, mà thực ra, nếu nghiên cứu một cách đầy<br /> đủ, chúng ta cũng sẽ thấy rằng những quy định đó không đến nỗi quá thiếu sót. Thậm<br /> chí, nó cho thấy là nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung, và nhà nước phong kiến<br /> Nguyễn nói riêng, đã rất quan tâm đến tài sản ruộng đất và cũng đã có những quy định<br /> khá tinh vi trong việc bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước và của tư nhân. Nhờ<br /> những quy định cụ thể và chặt chẽ đó mà nó đã góp phần trong việc ổn định trật tự xã<br /> hội và bảo vệ quyền lợi của người dân trong các làng xã.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận. Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1958.<br /> 2. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo. Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn,<br /> 1962.<br /> 3. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo. Quyển II. Trường Đại học Luật khoa Sài<br /> Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1968.<br /> 4. Vũ Văn Mẫu, Pháp luật nhập môn. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài<br /> Gòn, 1973.<br /> 5. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược giảng. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất<br /> bản, Sài Gòn, 1973.<br /> <br /> 6. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn<br /> xuất bản, Sài Gòn, 1973.<br /> 7. Vũ Văn Mẫu, Pháp luật thông khảo. Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản, Sài<br /> Gòn, 1974.<br /> 8. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội điển sự lệ. Quyển 38. NXB Thuận Hóa, Huế,<br /> 1992.<br /> <br /> 9. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên. Tập III. NXB Sử học, Hà<br /> Nội, 1963.<br /> 10. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài), Hoàng Việt luật lệ. Tập II. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 34<br /> CULTIVATED LAND REGULATIONS IN THE LAWS<br /> OF NGUYEN DYNASTY<br /> Huynh Cong Ba<br /> College of Pedagogy, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> This article gives a full explaination of the regulations of common cultivated land and<br /> private cultivated land of Nguyen dynasty (1802-1884). The common cultivated land included<br /> state cultivated land and village cultivated land. The private cultivated land include that of<br /> aristocracies, mandarins, landowners and peasants. These regulations were presented in the<br /> Hoang Viet luat le and Dai Nam hoi dien su le.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 35<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2