Nội dung Text: Chế độ ăn uống cho người viêm gan mạn tính
Chế độ ăn uống cho người viêm gan mạn tính
Tôi năm nay 45 tuổi, bị viêm gan mạn tính, hiện bệnh đã ổn định. Xin hỏi bác sĩ, để duy trì kết quả
điều trị tốt tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Đoàn Thị Phương (Hà Tĩnh)
Gan được ví như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan.
Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì
có lợi cho gan mà không ảnh hưởng đến chức năng gan là điều quan trọng nhất mà người bị viêm gan nên
biết. Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong 4 nhóm rau cải và trái cây, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ
sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng, chiều
cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để chống lại bệnh tật, tái tạo gan. Các
thức ăn cần có nhiều vitamin A (gan gà, gan lợn..) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…).
Rau cải và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh
đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…). Mỗi ngày, bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa
để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai. Mỗi ngày dùng 75g thịt hay cá,
trứng. Nên ăn cá béo giàu omega – 3; thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm,
magie... nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu
mè. Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiểu tối đa các chất quá
béo, quá ngọt. Người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một
lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng