YOMEDIA
ADSENSE
Chế độ kế toán HCNS
118
lượt xem 26
download
lượt xem 26
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyếtđịnh số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chế độ kế toán HCNS
- Những nội dung mới của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quyết định 19 12:00 - Thứ sáu, Theo TCKTO 19/01/2007 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được ban hành theo quyết định 19 có những nội dung mới so với chế độ kế toán theo quyết định số 999, đó là: I. Bổ sung tài khoản và nội dung kế toán các khoản đầu tư tài chính. Việc bổ sung nội dung kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn phù hợp với cơ chế tài chính hiện nay đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật mà không áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ và các đơn vị hành chính Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Theo đó, đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới 1 năm (tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc mua vào với mục đích bán chứng khoán khi có lời (cổ phiếu, trái phiếu) để tăng thu nhập và các loại đầu tư khác như góp vốn, góp tài sản vào các vào các đơn vị khác có thời hạn thu hồi không quá 1 năm với mục đích tăng thu nhập. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn các đơn vị hành chính sự nghiệp được phép đầu tư, gồm: Trái phiếu: trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng. Chứng khoán có giá trị khác Các khoản đầu tư ngắn hạn khác, gồm: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng; Chuyển tài sản, tiền vốn từ quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ các nguồn khác không phải của ngân sách Nhà nước cấp hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để góp vốn vào đơn vị khác;
- Dùng vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác để đem góp vốn… Đầu tư tài chính dài hạn là việc mua các chứng khoán có thời gian thu hồi trên một năm, hoặc góp vốn với đơn vị khác bằng tiền, bằng hiện vật và các hoạt động đầu tư khác có thời gian thu hồi trên một năm. Hoạt dộng đầu tư dạn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm: Mua trái phiếu: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty. Góp vốn vào các đơn vị khác. Đầu tư dài hạn khác: gửi tiết kiệm, cho vay để nhận lãi có thời hạn trên một năm. Phương pháp kế toán 1. Kế toán đầu tư chứng khoán Khi mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112,… Mua trái phiếu nhận lãi trước: + Khi mua trái phiếu căn cứ vào chứng từ mua, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 331(3318): Lãi nhận trước Có TK 111, 112, … : Số tiền thực trả + Định kỳ tính và phân bổ lãi nhận trước theo số phải thu từng kỳ: Nợ TK 331(3318) Có TK 531: Lãi phân bổ kỳ này + Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán, ghi: Nợ TK 111, 112,… Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
- + Khi mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, … + Định kỳ tính lãi phải thu từng kỳ, ghi: Nợ TK 111, 112, 311(3118), … Có TK 531: Lãi định kỳ + Khi thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi; Nợ TK 111, 112, 311(3118), … Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Lãi của kỳ đáo hạn Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn: + Khi mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, … + Định kỳ tính số lãi phải thu từng kỳ từ đầu tư trái phiếu, ghi: Nợ TK 311(3118) Có TK 531: Số lãi + Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112,… Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn Có TK 311(3118): Tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền kỳ này. Khi bán chứng khoán: + Trường hợp bán chứng khoán có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, … Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Chênh lệch giá bán > giá gốc
- + Trường hợp bán chứng khoán bị lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112, … Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán
- Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,… Nợ TK 631: Lỗ góp vốn Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp Trường hợp đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác: + Trường hợp có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, … Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp Có TK 531: Lãi nhượng lại + Trường hợp lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,… Nợ TK 631: Lỗ góp vốn Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp 3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính khác Khi xuất tiền đầu tư tài chính khác, ghi; Nợ TK 121(1218), 221(2218) Có TK 111, 112, … Thanh lý, nhượng bán đầu tư tài chính khác: + Trường hợp có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, … Có TK 121(1218), 221(2218): Giá gốc Có TK 531: Lãi thanh lý, nhượng bán. + Trường hợp lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112,… Nợ TK 631: Lỗ thanh lý, nhượng bán. Có TK 121(1218), 221(2218): Giá gốc Gửi tiền có kỳ hạn: + Khi gửi tiền vào ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, ghi:
- Nợ TK 121(1218), 221(2218) Có TK 111, 112 + Định kỳ nhận tiền lãi tiền gửi, ghi: Nợ TK 111, 112,… Có TK 531: Số lãi tiền gửi Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước: + Khi xuất quỹ để gửi tiền có kỳ hạn, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2218) Có TK 111, 112 Có TK 331(3318): Tiền lãi nhận trước + Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ ghi vào thu nhập kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 331(3318) Có TK 531: Lãi kỳ này Khi khoản tiền gửi đến hạn thu hồi, ghi: Nợ TK 111, 112,… Có TK 121(1218), 221(2218): Tiền gốc Trường hợp tiền lãi có kỳ hạn nhận lãi sau: + Khi xuất tiền để gửi tiền để gửi tiền có kỳ hạn, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2218) Có TK 111, 112 + Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo, ghi: Nợ TK 311(3118) Có TK 531 + Khu hồi khoản tiền lãi có kỳ hạn đến ngày đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 121(1218), 221(2218): Tiền gốc
- Có TK 311(3118): Tiền lãi đã ghi vào thu nhập các kỳ trước Có TK 531: Tiền lãi của kỳ đáo hạn. II. Bổ sung tài khoản và nội dung kế toán các khoản thu chưa qua ngân sách Nội dung kế toán này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có tiếp nhận tiền, hàng viện trợ không hoàn lại và các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước. Theo đó, thì toàn bộ các khoản tiền, hàng viện trợ và các khoản thu phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng được để lại chi, đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi qua ngân sách thì không được ghi tăng nguồn kinh phí. Đồng thời, đơn vị không được xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách năm các khoản chi từ các khoản tiền, hàng viện trợ từ số phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách. TK 521Thu chưa qua ngân sách, có 2 tài khoản cấp 2: TK 5211Phí, lệ phí TK 5212Tiền, hàng viện trợ Phương pháp kế toán 1. Các khoản thu phí, lệ phí Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí, ghi: Nợ TK 111, 112,… Có TK 511(5111) Số phí, lệ phí đã thu được Nhà nước cho để lại đơn vị để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí, ghi: Nợ TK 511(5111) Có TK 461(4612) Số phí lệ phí đã thu phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng được để lại sử dụng khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách thì kế toán bổ sung kinh phí, ghi: Nợ TK 511(5111) Có TK 461(4612) Cuối kỳ, kế toán xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp NSNN được để lại chi theo quy định nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách, ghi:
- Nợ TKI 511(5111) Có TK 521(5211) Sang kỳ kế toán sau, đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về khoản phí, lệ phí đã thu của kỳ trước phải thu ngân sách được để lại chi, ghi: Nợ TK 521(5211) Có TK 461(4612) 2. Đối với tiền, hàng viện trợ Khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662,… Có TK 521(5212) Nếu nhận viện trợ bằng TSCĐ, đồng thời ghi: Nợ TK 661, 662 Có TK 466: Nguyên giá TSCĐ Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền, hàng viện trợ đã tiếp nhận, kế toán kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí liên quan, ghi: Nợ TK 521(5212) Có TK 461, 462, 441 Trường hợp nhận viện trợ có chứng từ ngay khi tiếp nhận, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662,… Có TK 461(4612), 462, 441 Nếu nhận viện trợ bằng TSCĐ, đồng thời ghi: Nợ TK 661, 662 Có TK 466: Nguyên giá TSCĐ III. Phương pháp kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ được sửa đổi như sau: 1. Đối với TSCĐ có nguồn gốc từ ngân sách
- Ghi giảm TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 466: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211, 213: Nguyên giá Số chi về thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 111, 112, … Số thu về thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 111, 112, 152 Có TK 511(5118) Chênh lệch thu lớn hơn chi thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào tài khoản liên quan theo quy định, ghi: Nợ TK 511(5118) Có TK 333, 461(4612), 462, 342, 431(4314),… Chênh lệch chi lớn hơn thu thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào tài khoản liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền, ghi: Nợ TK 661(6612), 662 Có TK 511(5118) 2. Đối với TSCĐ có nguồn gốc từ vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh Ghi giảm TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 511(5118): Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211, 213: Nguyên giá Số chi về thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 511 (5118) Nợ TK 311(3113) Có TK 111, 112, …
- Số thu về thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 111, 112, 152 Có TK 511(5118) Có TK 333(3331) Chênh lệch thu lớn hơn chi thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 511(5118) Có TK 421(4212) Chênh lệch chi lớn hơn thu thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 421(4212) Có TK 511(5118) IV. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái được thay đổi như sau: 1. Đối với hoạt động hành chính sự nghiệp Khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu chưa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án bằng ngoại tệ được quy đối ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Bộ tài chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đơn vị không được đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (TK 111, 112, 113, các TK phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ) của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án thuộc nguồn kinh phí ngân sách nước hoặc có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án được kết chuyển vào TK 413. Phương pháp kế toán Khi tiếp nhận các khoản kinh phí bằng ngoại tệ: + Khi nhận kinh phí do ngân sách cấp bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá Bộ tài chính (BTC) công bố, ghi: Nợ TK 111(1112), 112(1122), 152, 211, 661(6612): Tỷ giá BTC công bố Có TK 461(4612): Tỷ giá BTC công bố
- + Nhận kinh phí dự án bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá BTC công bố, ghi: Nợ TK 111(1112), 112(1122), 152, 211, 662: Tỷ giá BTC công bố Có TK 462: Tỷ giá BTC công bố Mua nguyên vật liện, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ mua ngoài bằng ngoại tệ bằng nguồn kinh phí dự án viện trợ dùng cho hoạt động dự án hoặc bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động hành chính ự nghiệp: + Trường hợp thanh toán ngay số tiền mua, ghi: Nợ TK 152, 153, 211, 661, 662: Tỷ giá BTC công bố Nợ TK 413: Số chênh lệch giữa Tỷ giá ghi sổ (TGGS)>Tỷ giá BTC Có TK 111(1112), 112(1122): TGGS Có TK 413: Số chênh lệch giữa TGGSTỷ giá ngân hàng thanh toán Có TK 112(1122): TGGS Có TK 413: Số chênh lệch giữa TGGS
- Có TK 413 + Kết chuyển lãi tỷ giá, ghi: Nợ TK 413 Có TK 661, 662 2. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh được kết chuyển vào TK 531 (nếu lãi tỷ giá), hoặc 631 (nếu lỗ tỷ giá). Phương pháp kế toán Mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ dung cho sản xuất, kinh doanh: + Nếu thanh toán ngay, ghi: Nợ TK 152, 153, 155 (1552), 211, 213: Tỷ giá thực tế (TGTT) Nợ TK 631: Chênh lệch giữa TGTT>TGGS Có TK 111(1112), 112(1122): TGGS Có TK 531: Chênh lệch giữa TGTT TGGS TK 331 Có TK 111(1112), 112(1122): TGGS Có TK 531: Chênh lệch giữa TGGS TK 111, 112 TGTT Có TK 111(1112), 112(1122): TGGS Có TK 531: Chênh lệch giữa TGGS
- Khi phát sinh các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ, ghi: Nợ TK 111(1112), 112(1122): TGTT Có TK 531: TGTT Có TK 333(3331): TGTT Cuối năm tài chính, đánh giá lại số dư các tài khoản có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, ghi: + Nếu TGTT>TGGS: Đối với tiền mặt, tiền gửi, nợ phải thu có gốc ngoại tệ: Nợ TK 111(1112), 112(1122), 311 Có TK 413: Chênh lệch TGTT>TGGS Đối với nợ phải trả cố gốc ngoại tệ, ghi: Nợ TK 413: Chênh lệch TGTT>TGGS Có TK 331, 334, 335 + Nếu TGTT
- Nợ TK 413 Có TK 631
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn