intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ kế toán mới: Giảm bớt công việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

445
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kể từ ngày 1/1/2007, hơn 90% trong tổng số khoảng 230.000 doanh nghiệp (DN) hiện có sẽ thực hiện chế độ kế toán (CĐKT) mới được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Theo ông Đặng Thái Hùng, Phó vụ trưởng Vụ CĐKT - kiểm toán (Bộ Tài chính), việc thực hiện CĐKT mới sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho DN, song vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho bản thân DN và cơ quan quản lý nhà nước......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ kế toán mới: Giảm bớt công việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Chế độ kế toán mới: Giảm bớt công việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Kể từ ngày 1/1/2007, hơn 90% trong tổng số khoảng 230.000 doanh nghiệp (DN) hiện có sẽ thực hiện chế độ kế toán (CĐKT) mới được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Theo ông Đặng Thái Hùng, Phó vụ trưởng Vụ CĐKT - kiểm toán (Bộ Tài chính), việc thực hiện CĐKT mới sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho DN, song vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho bản thân DN và cơ quan quản lý nhà nước. Thưa ông, được biết nhiều nước trên thế giới chỉ thực hiện một CĐKT áp dụng chung cho mọi loại hình DN không phân biệt quy mô. Vậy tại sao, Việt Nam lại ban hành 2 CĐKT? Theo quy định, DN nhỏ và vừa (NVV) có quy mô vốn tối đa 10 tỷ đồng hoặc có số lao động tối đa 300 người. Trên thực tế, hoạt động của những DN này không đa dạng, phong phú như DN lớn, yêu cầu quản lý đơn giản… Đây là đặc thù của DNNVV Việt Nam. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của bản thân DN, cơ quan quản lý cần phải xây dựng một CĐKT đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với quy mô, trình độ của DNNVV. Cũng để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Tài chính còn cho phép DNNVV linh động trong thực hiện. Cụ thể như thế nào, thưa ông? Căn cứ vào Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, DNNVV sẽ nghiên cứu, cụ thể hoá và áp dụng CĐKT, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, lựa chọn hình thức sổ sách kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực hoạt động, từng loại hình DN. So với CĐKT áp dụng cho DN lớn, thì CĐKT áp dụng cho DNNVV đơn giản bao nhiêu lần? DN lớn phải thực hiện CĐKT được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó, đối tượng này phải thực hiện đầy đủ 26 chuẩn mực kế toán, trong khi đó, DNNVV chỉ phải thực hiện đầy đủ 7 chuẩn mực, giảm bớt 7 chuẩn mực và không thực hiện tất cả các nội dung trong 12 chuẩn mực khác. Cụ thể, về hệ thống tài khoản, nếu như DN lớn phải thể hiện 86 tài khoản cấp 1, thì DNNVV chỉ thực hiện 51 tài khoản và ngay việc thể hiện tài khoản cấp 1, DNNVV cũng được tinh giản rất nhiều nội dung. Thưa ông, một trong những lý do mà ngân hàng ngại cấp vốn cho DNNVV là đối tượng này thường không minh bạch trong báo cáo tài chính. Việc giảm bớt nghĩa vụ báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, sổ sách kế toán sẽ khiến khoảng cách giữa ngân hàng và DNNVV nới rộng ra? Mặc dù tinh giản, nhưng những yêu cầu bắt buộc DNNVV phải thể hiện trong CĐKT đều đảm bảo thực hiện theo đúng những quy định của Luật Kế toán, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những thông tin mà DNNVV phải công bố trong CĐKT đảm bảo phản ảnh đúng đắn, chính xác, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho mọi đối tượng muốn sử dụng thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của DN. Chỉ có khoảng 23% số DN nhà nước có vốn trên 10 tỷ đồng, vậy tại sao lại không cho phép những DNNVN này được tinh giản CĐKT? Dù quy mô vốn lớn hay nhỏ thì những DN này đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước, nên cần phải có yêu cầu quản lý cao hơn. Cũng như công ty cổ phần, khi đã niêm yết thì bắt buộc phải thực hiện yêu cầu quản lý cao hơn. Tôi cũng xin nói thêm rằng, Bộ Tài chính khuyến khích mọi DN thực hiện CĐKT áp dụng đối với DN có quy mô lớn.
  2. Nhưng khi DN bị huỷ niêm yết thì họ sẽ quay trở lại thực hiện theo CĐKT áp dụng cho DNNVV nếu họ có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng? Họ có quyền, nhưng không nhất thiết phải thực hiện. Tôi nghĩ rằng, nếu DN nào đó bị huỷ niêm yết thì họ vẫn phải thực hiện CĐKT như đối với một DN lớn, bởi trên thị trường không có công ty niêm yết nào có vốn dưới 10 tỷ đồng. Tức là cho phép DNNVV lựa chọn hoặc thực hiện theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hoặc thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC? Đúng vậy, chỉ có điều, nếu như DN lớn thì buộc phải thực hiện Quyết định 15/2006, còn DNNVV khi thực hiện Quyết định này phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phải thực hiện ít nhất trong thời gian 2 năm. Tôi xin nhắc lại là, nếu thực hiện Quyết định 15/2006/QĐ- BTC, DNNVV chỉ cần thông báo chứ không phải báo cáo, đề nghị, xin phép cơ quan thuế; khi chuyển lại thực hiện theo Quyết định 48/2006/ QĐ-BTC cũng chỉ cần thông báo lại cho cơ quan thuế. Đối với DNNVV áp dụng Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, nhưng do giảm bớt nhiều chuẩn mực sẽ khiến một số DN không bảo đảm yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh thì sẽ phải giải quyết ra sao? DNNVV được quyền bổ sung những nội dung mà họ thấy cần thiết, nhưng chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Điều này sẽ khiến áp lực công việc dồn về Bộ Tài chính, thưa ông? Tôi nghĩ áp lực công việc không nhiều. Thực tế cho thấy, không có nhiều DN đề nghị bổ sung nội dung chuẩn mực kế toán. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung thường chỉ xảy ra với một số ít DN ngành xây dựng do đặc thù là thanh toán theo tiến độ công trình, nhưng cũng có một số DN thực hiện thanh toán theo kế hoạch. Admin (Theo Đầu tư)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2