50<br />
<br />
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG<br />
<br />
<br />
TEUN STRUYCKEN<br />
Chủ tịch Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế<br />
<br />
<br />
PHẦN DẪN ĐỀ<br />
<br />
Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức<br />
tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống<br />
nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là<br />
Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi<br />
nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn<br />
tham khảo.<br />
<br />
I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG<br />
<br />
Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và<br />
chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B).<br />
<br />
A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN<br />
HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG<br />
<br />
Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ<br />
quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và<br />
chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người<br />
phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hoặc ít ra tài sản riêng của mỗi<br />
người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những<br />
khoản nợ của người vợ hoặc người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng<br />
phá sản hoặc mất khả năng trả nợ.<br />
<br />
Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống<br />
gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một<br />
hình thức cho phép hai người khác giới hoặc cùng giới đăng ký sống chung với nhau.<br />
Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho<br />
các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các<br />
trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả<br />
pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ đề của bài viết.<br />
<br />
Pháp luật của các nước đều ít nhiều chứa các quy định tối thiểu về quan hệ tài sản<br />
giữa vợ và chồng. Tập hợp các quy định tối thiểu này tạothành chế định "chế độ tài<br />
sản cơ bản giữa vợ và chồng". Trong Tư pháp quốc tế, có một xu hướng rất rõ nét coi<br />
chế định này là một chế định riêng, bao gồm các nghĩa vụ tài sản cơ bản của người<br />
này đối với người kia. Tức là mỗi người phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu của<br />
người kia và phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của gia đình do người kia<br />
cam kết.<br />
<br />
Cần phải phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ cấp dưỡng giữa vợ<br />
và chồng. Ranh giới phân biệt hai lĩnh vực này đôi khi không rõ ràng, nhất là trong<br />
trường hợp xảy ra ly hôn. Khi đó, thẩm phán có thẩm quyền xác định, và nếu thấy cần<br />
thiết sẽ giao tài sản của người này cho người kia hoặc giao tài sản chung của hai vợ<br />
chồng cho một người với lý do để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (theo pháp luật của<br />
Anh). Nếu trên thực tế hai vợ chồng đã sống ly thân và đưa đơn ra tòa xin ly hôn thì<br />
nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc phạm vi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
51<br />
<br />
Thừa kế: Cũng cần phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ thừa kế<br />
giữa vợ và chồng. Trong nhiều trường hợp, việc xác định một quy định liên quan đến<br />
quyền của người vợ hoặc người chồng còn sống đối với tài sản của người kia thuộc<br />
nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hay nhóm quan hệ thừa kế không phải lúc nào<br />
cũng hiển nhiên, dễ dàng.<br />
<br />
Trợ cấp hưu trí: Các cơ quan nhà nước và không ít doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên<br />
của mình một chế độ về trợ cấp hưu trí. Chế độ này không chỉ liên quan đến bản thân<br />
người lao động làm việc cho cơ quan hay doanh nghiệp đó. Trong trường hợp người lao<br />
động chết đi, nó còn có liên quan đến vợ (hoặc chồng) và con chưa đến tuổi thành<br />
niên của người lao động đó. Mặc dù trợ cấp hưu trí có giá trị kinh tế đáng kể, tuy<br />
nhiên Tư pháp quốc tế xếp quan hệ này vào một chế định riêng, chứ không thuộc<br />
nhóm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.<br />
<br />
Tóm lại, trên đây tôi đã xem xét đến vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và<br />
chồng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề xác định luật áp dụng.<br />
<br />
B. XÁC ĐỊNH LUẬT ÁP DỤNG<br />
<br />
1. Yếu tố hệ thuộc để xác định luật áp dụng<br />
<br />
Không thể phủ nhận rằng chế định tài sản giữa vợ và chồng liên quan chặt chẽ tới chế<br />
định kết hôn. Quan hệ hôn nhân không chỉ là quan hệ riêng giữa vợ và chồng mà nó<br />
còn liên quan đến người thứ ba.<br />
<br />
Điều này được công nhận ngay cả ở những nước mà về nguyên tắc, việc kết hôn<br />
không ảnh hưởng gì đến tài sản của hai người (luật của Anh, luật của các nước hồi<br />
giáo).<br />
<br />
Chúng ta không thể bỏ qua việc xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ<br />
và chồng. Cả người vợ, người chồng và người thứ ba đều quan tâm đến việc quan hệ<br />
pháp lý của họ do luật nào điều chỉnh. Do đó, nên xây dựng những quy định cụ thể và<br />
rõ ràng và tránh tình trạng phụ thuộc vào các giải pháp tình thế mỗi khi nảy sinh vấn<br />
đề.<br />
<br />
Trước đây, ở nhiều nước, vấn đề này tương đối phức tạp vì người phụ nữ đã kết hôn bị<br />
coi là người không có năng lực pháp luật. Nhìn chung, phong trào giải phóng phụ nữ<br />
đã mang lại kết quả tốt đẹp vì quan niệm coi người phụ nữ đã kết hôn không có năng<br />
lực pháp luật đã bị bãi bỏ. Ngày nay, chúng ta đã có ý thức về các quyền cơ bản của<br />
con người trong đó có quyền bình đẳng giới.<br />
<br />
Về luật áp dụng: Cần phải xác định khuôn khổ pháp lý phù hợp áp dụng đối với quan<br />
hệ giữa vợ và chồng. Cụ thể, cần phải lựa chọn giữa luật của nước mà hai người cùng<br />
mang quốc tịch hay luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng.<br />
<br />
Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch thì cần phải tìm ra một giải pháp thay thế, đó<br />
là luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng.<br />
<br />
Do các nước tham gia đàm phán không chấp nhận giải pháp về một quy phạm xung<br />
đột duy nhất nên Công ước 78 là kết quả của một sự thỏa hiệp. Tính chất phức tạp<br />
của vấn đề đã giải thích tại sao các bên tham gia không đạt được thành công.<br />
<br />
Trước khi Công ước 78 có hiệu lực, trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, ý chí<br />
của vợ và chồng đối với việc lựa chọn luật áp dụng đóng vai trò khá quan trọng. Ý chí<br />
này thường được suy đoán. Trên cơ sở suy đoán, vợ và chồng đều mong muốn lựa<br />
chọn áp dụng luật của nước nơi cư trú chung đầu tiên của hai vợ chồng.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
52<br />
<br />
Chính điều này đã giúp chúng ta làm rõ một quan niệm tương đối mới, đó là quyền tự<br />
do ý chí của hai vợ chồng. Công ước 78 cho phép hai vợ chồng tự do lựa chọn luật<br />
điều chỉnh chế độ tài sản giữa hai người, tuy nhiên quyền tự do lựa chọn này vẫn bị<br />
hạn chế trong một phạm vi nhất định (Điều 3, Công ước 78).<br />
<br />
Do việc suy đoán không đủ căn cứ để khẳng định việc lựa chọn luật áp dụng của hai<br />
vợ chồng nên cần phải thể hiện sự lựa chọn trong một cách rõ ràng. Ít nhất, giữa hai<br />
vợ chồng phải thể hiện sự lựa chọn bằng văn bản viết và ký tên (Điều 12).<br />
<br />
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, giới trẻ rất thích đi đây đó, chính vì vậy một quy<br />
phạm xung đột mềm dẻo sẽ phù hợp với tình hình thực tế hơn.<br />
<br />
Cũng như trong lĩnh vực thừa kế, giả thiết lý tưởng là chọn được một hệ thống pháp<br />
luật duy nhất điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, một<br />
số nước rất khó chấp nhận việc quan hệ sở hữu, ngay cả khi đó là quan hệ sở hữu<br />
giữa hai vợ chồng, được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác với hệ thống<br />
pháp luật của nước nơi có tài sản. Điều này giải thích tại sao Công ước 78 cho phép vợ<br />
và chồng lựa chọn luật áp dụng đối với tài sản của hai người là luật nơi có tài sản, có<br />
thể là 1 hoặc nhiều hệ thống pháp luật (khoản 3 điều 3 Công ước 78). Quy định này<br />
cho phép tránh gặp phải một số phiền phức.<br />
<br />
2. Thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng và đặc biệt là thay đổi luật áp dụng đối<br />
với chế độ tài sản giữa vợ và chồng.<br />
<br />
Trước đây, quy định nội luật của phần lớn các nước công nhận nguyên tắc chế độ tài<br />
sản giữa vợ và chồng không thể thay đổi. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây,<br />
nguyên tắc này đã dần dần bị bãi bỏ. Điều này đã được phản ánh trong luật tư pháp<br />
quốc tế. Người ta không còn phản đối một cách mạnh mẽ việc thay thế luật điều chỉnh<br />
chế độ tài sản giữa vợ và chồng áp dụng từ khi tiến hành nghi thức kết hôn bằng luật<br />
của một nước khác. Có hai trường hợp thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản<br />
giữa vợ và chồng là: thay đổi theo ý chí của vợ và chồng thể hiện qua văn bản và thay<br />
đổi đương nhiên.<br />
<br />
Việc thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một ý tưởng hay<br />
do vậy chúng ta nên xem xét đến tầm quan trọng của nó. Công ước 78 là một cơ hội<br />
để chúng ta suy ngẫm về điều này.<br />
<br />
a. Tầm quan trọng của việc thay đổi luật áp dụng<br />
<br />
Trước hết, đó là trường hợp thay đổi luật áp dụng sau khi hai vợ chồng có văn bản thể<br />
hiện ý chí của mình: hai vợ chồng lựa chọn luật trong nước của một nước khác thay<br />
thế cho luật trong nước đã được áp dụng trước đó.<br />
<br />
Điều này có nghĩa là gì? Cần phải giải thích cụ thể tầm quan trọng của việc "lựa chọn".<br />
Theo quan điểm của một số người, chỉ cần "lựa chọn" luật của một nước khác (lựa<br />
chọn đơn thuần) thì sẽ phải áp dụng chế độ tài sản giữa vợ và chồng quy định trong<br />
hệ thống luật đó. Việc lựa chọn luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng<br />
theo quy phạm của luật tư pháp quốc tế không thể không được thể hiện trong nội luật<br />
của hệ thống pháp luật được lựa chọn.<br />
<br />
Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, cần phải nhớ rằng giữa hai<br />
vợ chồng đã có quan hệ pháp luật về tài sản trước khi hai vợ chồng lựa chọn một hệ<br />
thống pháp luật khác để áp dụng đối với quan hệ này trong thời kỳ hôn nhân. Quan hệ<br />
pháp luật này không thể bị thay thế bằng một quan hệ pháp luật khác. Hệ quả pháp lý<br />
thông thường nhất của việc lựa chọn một hệ thống pháp luật khác có lẽ chỉ là mối<br />
quan hệ pháp luật ban đầu tiếp tục tồn tại. Thông thường, hai vợ chồng không gặp<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
53<br />
<br />
phải vấn đề khó khăn gì bởi vì các quy định có hiệu lực bắt buộc của luật được lựa<br />
chọn khá tự do, cho phép hai vợ chồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng hôn nhân<br />
những điều khoản phù hợp với mình. Do đó, người ta thường cho rằng quan hệ pháp<br />
luật đã xác lập không phải áp dụng các quy phạm có hiệu lực bắt buộc của pháp luật<br />
đã lựa chọn.<br />
<br />
Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp các bên trong hợp đồng thương mại<br />
thỏa thuận về việc để quan hệ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật<br />
khác với hệ thống pháp luật đã áp dụng trước đó. Tức là vẫn cùng một loại quan hệ<br />
hợp đồng đó nhưng lại chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật khác. Ở đây<br />
không phải một hợp đồng khác thay thế cho hợp đồng trước đó.<br />
<br />
Nếu chúng ta chấp nhận rằng quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng không thay đổi dù<br />
luật áp dụng đối với quan hệ đó thay đổi thì điều đó dẫn đến hệ quả pháp lý là nếu hai<br />
vợ chồng muốn thay đổi quan hệ pháp luật của mình và lựa chọn chế độ tài sản giữa<br />
vợ và chồng là một chế độ tài sản khác trong khuôn khổ hệ thống pháp luật mới được<br />
lựa chọn thì họ phải tiến hành thêm một thủ tục phụ nữa.<br />
<br />
Ví dụ: một cặp vợ chồng người Anh khi kết hôn đã lựa chọn chế độ tài sản giữa vợ và<br />
chồng là chế độ tài sản riêng theo pháp luật Anh. Sau đó, họ muốn chọn luật áp dụng<br />
là luật Hà Lan để thay đổi chế độ tài sản riêng thành chế độ tài sản chung toàn bộ.<br />
Cặp vợ chồng này phải tiến hành hai thủ tục sau: trước hết, họ phải chọn luật áp dụng<br />
đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng là luật Hà Lan. Thứ hai, họ phải làm những thủ<br />
tục mà pháp luật Hà Lan yêu cầu để thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng: tức là<br />
chuyển từ chế độ tài sản riêng thành chế độ tài sản chung toàn bộ. Ưu điểm của giải<br />
pháp này là hai vợ chồng phải tính đến hệ quả pháp lý của quyết định thay đổi luật áp<br />
dụng của mình nếu không họ buộc phải tiến hành thanh lý chế độ tài sản trước đó.<br />
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét từng phương thức thay đổi luật áp dụng.<br />
<br />
b. Theo Công ước 78, trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng có thể lựa chọn pháp luật<br />
của nước khác để áp dụng cho chế độ tài sản của mình (xem điều 6).<br />
<br />
Chúng ta đều đồng ý cho rằng chính điều luật này cũng cho phép hai vợ chồng đồng<br />
thời được lựa chọn chế độ tài sản phù hợp với mình được quy định trong nội luật của<br />
hệ thống pháp luật đã chọn. Tuy nhiên, họ phải thể hiện rõ điều này.<br />
<br />
Chúng ta cũng cần phải xem xét hệ quả pháp lý của việc "lựa chọn đơn thuần"<br />
<br />
c. Trường hợp thứ hai về thay đổi luật áp dụng là trường hợp thay đổi đương nhiên.<br />
Có thể nói rằng cuộc sống của vợ và chồng thay đổi một cách căn bản sau khi tiến<br />
hành nghi thức kết hôn. Do đó, hai vợ chồng có thể có lý do hợp lý để lựa chọn luật<br />
của một nước khác áp dụng cho chế độ tài sản của hai người thay cho luật của nước<br />
đang được áp dụng. Sau khi thay đổi luật áp dụng, cuộc sống của hai người chịu sự<br />
điều chỉnh của một khuôn khổ pháp luật hoàn toàn khác.<br />
d. Liệu việc bắt buộc hai vợ chồng đương nhiên thay đổi luật áp dụng đối với chế độ<br />
tài sản của mình có phù hợp không? Những nhà đàm phán Công ước 78 cho rằng, dù<br />
thế nào, cũng không thể thực hiện điều này trong trường hợp luật áp dụng đối với chế<br />
độ tài sản giữa vợ và chồng là do hai người lựa chọn và trường hợp hai vợ chồng đã<br />
lập hợp đồng hôn nhân. Tuy nhiên, nếu không phải hai trường hợp trên đây thì việc<br />
thay đổi luật áp dụng là phù hợp, đặc biệt trong những trường hợp sau đây:<br />
<br />
o khi hai vợ chồng cùng thường trú tại quốc gia mà cả hai người mang quốc tịch<br />
hoặc khi hai vợ chồng nhập quốc tịch của nước mà họ có nơi cư trú thường xuyên,<br />
khi đó nước có nơi thường trú của hai vợ chồng và nước mà hai vợ chồng mang<br />
quốc tịch là một.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
54<br />
<br />
o khi hai vợ chồng cùng thường trú ở một nước trong thời gian 10 năm thì luật<br />
của nước đó sẽ được áp dụng thay thế cho luật được áp dụng trước đó.<br />
<br />
Điểm hạn chế đầu tiên của việc thay đổi đương nhiên luật áp dụng xảy ra nếu hai vợ<br />
chồng không muốn thay đổi luật áp dụng đối với chế độ tài sản của mình, nhất là<br />
trong trường hợp thứ 2. Nhược điểm này càng lớn hơn nếu chúng ta cho rằng việc<br />
thay đổi luật áp dụng nhất thiết dẫn đến việc thay đổi chế độ tài sản của hai vợ chồng<br />
để nó phù hợp với luật mới.<br />
<br />
Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân, một cặp vợ chồng người Anh cư trú ở Hà Lan. Chế độ<br />
tài sản giữa vợ và chồng là chế độ tài sản riêng hai người không hề có gì chung. Sau<br />
10 năm cư trú tại Hà Lan, chế độ tài sản riêng theo pháp luật Anh của hai vợ chồng bị<br />
thay thế bằng chế độ tài sản chung toàn bộ theo pháp luật Hà Lan. Điều này khiến<br />
cho họ hoàn toàn bị bất ngờ và không thoải mái.<br />
<br />
Ngược lại, nếu chúng ta cho rằng, trong trường hợp cụ thể, một quan hệ pháp luật<br />
được xác lập sau khi nghi thức kết hôn được tiến hành thì chúng ta có thể cho rằng<br />
quan hệ pháp luật này sẽ tồn tại mãi mãi và chỉ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp<br />
luật của nước mới được lựa chọn. Nếu theo cách quan niệm này thì nhược điểm nói<br />
trên không còn nặng nề nữa. Nếu hai vợ chồng thực sự muốn chuyển chế độ tài sản<br />
thành chế độ tài sản chung toàn bộ thì họ phải tiến hành thêm một thủ tục phụ nữa<br />
như trường hợp quy định trong pháp luật Hà Lan. Trong trường hợp này, hai vợ chồng<br />
đã tính đến hậu quả pháp lý của việc thay đổi chế độ tài sản đối với tài sản và các<br />
khoản nợ của mình.<br />
<br />
II. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ<br />
<br />
Yếu tố hệ thuộc trong trường hợp hai vợ chồng không cùng quốc tịch và không thường<br />
trú trong cùng một nước ngay sau khi kết hôn<br />
<br />
Sau khi kết hôn 15 tháng, người phụ nữ Trung Quốc mới đến sống cùng người chồng<br />
là người Hà Lan: khoảng thời gian này tương đối dài cho nên không thể áp dụng hệ<br />
thuộc nơi thường trú đầu tiên của hai vợ chồng. Theo khoản 3 điều 4 Công ước 78,<br />
yếu tố hệ thuộc là nơi có quan hệ mật thiết gắn bó nhất.<br />
<br />
Hệ quả pháp lý của chế độ tài sản giữa vợ và chồng với người thứ 3, đặc biệt là với<br />
những người có quyền<br />
<br />
Điều 9 Công ước 78 đã khẳng định nguyên tắc về hệ quả pháp lý của chế độ tài sản<br />
giữa vợ và chồng đối với người thứ 3 tuy nhiên điều luật này cũng quy định thuận lợi<br />
cho người thứ ba ngay tình. Một nước ký kết Công ước mà vợ hoặc chồng hoặc người<br />
thứ ba thường trú ở nước thì nước đó cho phép người thứ ba sử dụng các điều kiện về<br />
công bố công khai để yêu cầu hệ quả pháp lý của chế độ tài sản giữa vợ và chồng với<br />
mình. Quốc gia ký kết phải đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề này.<br />
<br />
Các văn bản về việc định đoạt tài sản<br />
<br />
Liệu chế độ tài sản giữa vợ và chồng có phải là một căn cứ để xác định năng lực pháp<br />
lý của người vợ hoặc chồng trong việc lập một văn bản về việc định đoạt một số tài<br />
sản như một căn nhà chung hay các tài sản của họ không?<br />
<br />
Những hợp đồng quan trọng<br />
<br />
Những người giao kết hợp đồng chuyên nghiệp không bao giờ cố gắng một cách vô ích<br />
để xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc xác định chế<br />
độ tài sản giữa vợ và chồng quy định trong nội luật: họ chỉ yêu cầu có chữ ký của hai<br />
vợ chồng.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
55<br />
<br />
Ví dụ: trong trường hợp ký hợp đồng vay mượn để mua một căn nhà chung có tài sản<br />
thế chấp là chính căn nhà đó.<br />
<br />
Trên thực tế, việc xác định luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng<br />
thường chỉ xảy ra khi ly hôn. Trong trường hợp đó, cần phải xác định xem có tài sản<br />
chung nào không để tiến hành phân chia tài sản.<br />
<br />
Nếu tài sản là bất động sản nằm ở nước ngoài là tài sản chung thì việc xác định thẩm<br />
quyền của tòa án cũng không được rõ ràng.<br />
<br />
Việc xác định tài sản là của hồi môn của người vợ khi kết hôn theo pháp luật của các<br />
nước hồi giáo: trong trường hợp ly hôn vấn đề này cũng thường gây tranh chấp.<br />
<br />
Khi người vợ hoặc người chồng chết<br />
<br />
Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng chết, cần phải giải quyết tình trạng phức<br />
tạp nảy sinh. Theo trật tự lô gíc, trước hết cần phải thanh lý chế độ tài sản giữa vợ và<br />
chồng sau đó mới có thể xác định được những tài sản nào là tài sản để thừa kế.<br />
<br />
Hậu quả của việc áp dụng hai hệ thống luật khác nhau đối với chế độ tài sản giữa vợ<br />
và chồng và đối với vấn đề thừa kế<br />
<br />
Cần thấy rằng việc áp dụng hai hệ thống pháp luật khác nhau có thể không mang lại<br />
kết quả như mong muốn. Đây là một vấn đề cổ điển trong tư pháp quốc tế. Trong<br />
trường hợp này, nhà lập pháp của hệ thống pháp luật này có thể điều chỉnh pháp luật<br />
về thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho người vợ hoặc chồng còn sống còn nhà lập pháp<br />
của hệ thống pháp luật kia lại quy định những điều khoản về việc đảm bảo quyền lợi<br />
cho người còn sống trong khuôn khổ pháp luật về chế độ tài sản giữa vợ và chồng.<br />
Nếu áp dụng hai hệ thống pháp luật khác nhau, pháp luật về thừa kế của nước A và<br />
pháp luật về chế độ tài sản giữa vợ và chồng của nước B, có thể dẫn đến trường hợp<br />
hoặc các điều kiện đảm bảo có lợi cho người vợ hoặc người chồng còn sống bị chồng<br />
chéo nhau hoặc ngược lại: trong cả hai hệ thống pháp luật đều không quy định các<br />
điều kiện đảm bảo có lợi cho người vợ hoặc người chồng còn sống. Trong trường hợp<br />
đó, chúng ta cần phải tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Để giải quyết vấn đề này,<br />
nên sử dụng các nguyên tắc của xung đột luật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />