intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chè khoai tía Huế

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không khó để nhận ra chè khoai tía là món đặc sản xứ Huế với màu tím than giống màu áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa. Cách nấu món chè này rất đơn giản, không khác mấy với chè đậu xanh đánh nhưng mùi vị thì đậm đà, thoáng chút hương gừng vừa nồng lại vừa ấm bụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chè khoai tía Huế

  1. Chè khoai tía Huế
  2. Không khó để nhận ra chè khoai tía là món đặc sản xứ Huế với màu tím than giống màu áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa. Cách nấu món chè này rất đơn giản, không khác mấy với chè đậu xanh đánh nhưng mùi vị thì đậm đà, thoáng chút hương gừng vừa nồng lại vừa ấm bụng. Ảnh: Hanoilive Nguyên liệu: 300gr khoai lang tím có thịt màu tím than, lớp vỏ mỏng, màu tím sậm hơn một chút (không phải loại khoai dương ngọc nhiều bột và hơi khô hay khoai mỡ nhiều nước nhưng không dẻo và màu tím nhợt nhạt). Vài lát gừng già (không nên dùng gừng non, sẽ không thơm bằng); 100gr đường. Cách làm
  3. _ Khoai lang tím gọt vỏ, cắt khúc vuông và luộc chín với nước xăm xắp. Nước luộc khoai lang ra màu tím đậm; dùng nước này nấu chè, chè sẽ có màu tím rất đẹp mà lại thơm. _ Cho khoai đã luộc chín vào máy xay sinh tố cùng với 1 hoặc 1 chén rưỡi nước luộc khoai, xay thật mịn. _ Sên khoai với đường trên lửa nhỏ, khuấy nhẹ nhàng, đều tay và liên tục để chè không bị dính nồi cho đến khi thấy hơi nặng tay là có thể tắt lửa và hạ ngay nồi khỏi bếp nếu không độ nóng của bếp sẽ tiếp tục làm sít nồi. _ Trước khi tắt bếp khoảng 2-3 phút cho gừng vào cho thơm; lúc ăn thì gắp gừng ra. _ Múc chè ra chén khi còn nóng, dùng tay vỗ nhẹ vào thành chén cho chè láng mặt; để một lúc, chè sẽ đặc lại như chè đậu xanh đánh và cũng có một lớp ván cứng trên bề mặt. Nếu em bé nhà bạn thích ăn lớp ván này thì chỉ múc lưng chén chè. Nếu muốn ăn chè thật dẻo, mềm hơn thì múc đầy 2/3 chén. Người Huế thường không cho đá vào chè vì “ăn chè mà bỏ đá răng biết được chè của o nớ có dẻo, ngọt vừa miệng khôn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2