Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất
lượt xem 169
download
Bán được giá căn nhà của mình và di chuyển về nhà mới là một trong những sự kiện khó quên của mỗi người. Bạn có hài lòng với giá cả của việc mua bán hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị tốt hay không của bạn trước khi thương lượng gía cả? Mục đích của chúng tôi là giúp, chia sẻ với người bán những thông tin, kinh nghiệm tốt để giúp giảm thiểu những lo lắng cũng như bất lợi trong việc thương lượng giá cả với người mua. Những việc cần làm trước khi thương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất
- Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất Bán được giá căn nhà của mình và di chuyển về nhà mới là một trong những sự kiện khó quên của mỗi người. Bạn có hài lòng với giá cả của việc mua bán hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị tốt hay không của bạn trước khi thương lượng gía cả? Mục đích của chúng tôi là giúp, chia sẻ với người bán những thông tin, kinh nghiệm tốt để giúp giảm thiểu những lo lắng cũng như bất lợi trong việc thương lượng giá cả với người mua.
- Những việc cần làm trước khi thương lượng giá cả: Nếu bạn chẩn bị tốt, đây sẽ là thế mạnh của bạn. 1. - Căn nhà, mảnh đất phải trong tình trạng tốt nhất có thể về hình thức cũng như giấy tờ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những bất lợi mà người mua có thể đưa ra để thương lượng với bạn để giảm giá. 2. Nếu có thể, cố gắng tìm hiểu xem, người mua có nhiệt tình mua hay không? họ có bị áp lực phải mua nhà gấp hay không? và đồng thời cũng đừng để lộ cho người mua biết mình đang bị áp lực cần bán bán gấp. " Ví dụ: chúng tôi cấn bán gấp căn nhà này vì chúng tôi đang cần tiền để trả cho căn nhà mới mà chúng tôi vừa mới đặt cọc ...” 3. - Thu thập thông tin về những căn nhà, mảnh đất đã giao dịch trong khu vực gần với nhà đất của bạn, bạn có thể vào congviendiaoc.vn, truy cập vào mục tìm theo địa phương, lựa chọn tỉnh thành, rồi quận huyện, phường xã nơi có nhà đất của bạn. Bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin bổ ích về giá rao bán của các địa ốc đang rao bán tại congviendiaoc.vn. Đây là thông tin quan trọng để đưa ra giá rao bán địa ốc của bạn. Ngoài ra bạn có thể nhờ đến dịch vụ định giá chuyên nghiệp, uy tín của một số công ty địa ốc. Tuy nhiên việc sử dụng những thông tin có được phải thật hợp lý. Ví dụ, bạn đang ở một thị trường mà giá địa ốc đang nóng, thì bạn có thể gia tăng giá rao bán so với thông tin thẩm định giá mà bạn có được từ 5-10%. Còn nếu thị trường địa ốc đang có nguy cơ đóng băng, bạn có thể sử dụng những thông tin thẩm định giá như một công cụ để ấn định giá bán, sẽ là thông minh nếu bạn có thể tìm ra những lợi điểm về địa ốc của bạn so với những địa ốc đã giao dịch hoặc những lợi điểm mà giấy chứng nhận định giá của công ty định giá không hoặc quên đưa vào. Bạn hãy dùng những lợi điểm này để thương lượng được giá tôt hơn.
- 4. - Bạn hãy thực hành thương lượng giá, bằng cách đưa ra các giả thuyết mà người mua có thể đề cập tới để xin giảm giá. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bạn thương lượng giá chính thức với người mua. 5. - Theo như thông tin mà chúng tôi có được, bạn sẽ có cơ hội thành công tới 80% so với người mua vì bạn chuẩn bị tốt hơn người mua, bạn biết rõ thị trường địa ốc tại khu vực địa ốc của bạn. Hơn thế nữa, không ai có thể hiểu biết về địa ốc của bạn hơn bạn. 6. - Hãy chuẩn bị tinh thần để khước từ những người trả giá quá thấp hay những yêu cầu quá đáng không thể chấp nhận được từ người mua. Lưu ý những thủ thuật của người mua, thuê Qua kinh nghiệm, chúng tôi thấy một số điều bạn có thể gặp trong khi thương lượng giá với người mua. Những điều này có thể làm bạn không hài lòng vì bạn đã chào giá bán hợp lý nhưng người mua vẫn không chấp nhận và đưa ra những lí do này nọ đòi giảm giá. Chính vì vậy bạn cần phải chuẩn bị tưởng tốt để có những giải pháp phù hợp, không nên tỏ ra bất bình quá thái. Hãy mỉm cười và trả lời một cách từ tốn cho người mua. Thường thì những điều sau xảy ra khi mà thỏa thuân mua bán gần như đã đạt được: · Người mua cần thông qua người thứ ba “có quyền quyết định cao hơn” để đi tới thỏa thuận cuối cùng. Ví dụ như cần ai đó xem xét lại cấu trúc, chất lượng của căn nhà xem có đúng là chất lượng như đã được thông báo hay không? Hoặc cần người nào đó rành về hợp đồng mua bán xem xét lại hợp đồng xem có gì không thỏa đáng hay không? Hay Ba Mẹ tôi cho tiền mua nhà nên tôi cần phải thông qua trước khi đi diến kết luận cuối cùng…. Thực ra đây là một cách để tìm lý do đòi giảm giá. Vì vậy để tránh điều này, trước khi thương lượng
- giá cả, bạn nên hỏi người mua có cần ai khác nữa không? để đi đến quyết định cuối cùng của việc mua bán. · Chiến thuật gặm nhấm: người mua liên tục đưa ra những lý do này nọ để giảm giá làm bạn bực bội vò đầu bứt tóc… cách tốt nhất để tránh trường hợp này là trong khi thương lượng bạn nên ghi chép lại tất cả những thỏa thuận đã đạt được, từng điểm một và thật rõ ràng, rành mạch với người mua. Thông thường, người mua sẽ khó có cơ hội để quay lại gạt bỏ những thỏa thuận đã đạt được. · “Người thứ ba” đây là trường hợp tương tự như trường hợp Người mua cần thông qua người thứ ba “có quyền quyết định cao hơn” ở trên. Để thực hiện điều này, người thứ ba ở một nơi khác, không tham gia thương lượng giá trực tiếp nhưng luôn trao đổi thông tin với người mua thông qua điện thoại (chính vì vậy mà người bán không thể biết được người này cũng như không thể phán đoán được phản ứng của người này trong quá trình thương lượng giá). Để tránh điều khó chịu này, trước khi họp thương lượng giá, người bán nên yêu cầu người mua thông báo cho biết tất cả các thành viên tham gia thương lượng giá phải có mặt trong buổi thương lượng giá chính thức đó. · “Đề nghị bất ngờ” trong một số trường hợp, người mua bất thình lình đưa ra một đề nghị nào đó liên quan đến việc mua bán bất động sản, mục đích nhằm làm bạn ngạc nhiên và dễ đi đến những quyết định có lợi cho người mua. Để tránh trường họp này, bạn nên tìm cách hòa hoãn, cần thời gian để xem xét lại những đề nghị đó và trả lời sau. Bằng cách này bạn sẽ không bị đi lạc đề những điểm bạn cần thương lượng. · “Thổi bong bóng” người mua liên tục đặt câu hỏi mà không đưa ra bất cứ phản ứng nào của họ về những vấn đề bạn trả lời họ. Mục đích của họ là thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để tạo lợi thế cho bước tiếp theo của việc thương lượng giá và bạn có cảm giác như bị ép buộc trả lời họ. Để tránh trường
- hợp này bạn nên phản ứng lại bằng cách thay vì trả lời, hãy đặt câu hỏi ngược lại họ. · Thương lượng nhẹ nhàng Sau đây là một số điều bạn nên lưu ý, chúng có thể giúp bạn tiến hành thương lượng giá một cách nhe nhàng thoải mái: · Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra một giá bán mà bạn chấp nhận được. Bất cứ một sự trả giá nào cũng phải hợp lý và công bằng. · Tôn trọng những điều quan trọng mà người mua quan tâm. Bạn có thể nâng cao vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách tôn trọng, đáp ứng một số những điều quan tâm chính của người mua. (Ví dụ: người mua lo lắng về thủ tục vay trả góp, bạn am hiểu vấn đề này và sẵn sàng giúp họ) · Hãy chuẩn bị những thỏa hiệp mà bạn có thể chấp nhận được. (Nếu bạn muốn đạt được tất cả các điểm trong thương lượng, việc thương lượng giá sẽ đi vào bế tắc) · Hãy đặt những vấn đề ít quan trọng qua một bên nếu bạn không thể đồng ý cho một số vấn đề không quan trọng lắm. Hãy tập trung vào những vấn đề chính, quan trọng hơn. Sau khi đã đạt được thỏa thuận cho những vấn đề chính, bạn sẽ dễ dàng tìm ra nhũng giải pháp cho những vấn đề còn lại.
- Sau đây là một số thủ thuật bạn có thể tham khảo trong thương lượng giá: Yên lặng Yên lặng (lắng nghe) là một cách rất lợi hại trong thương lượng giá mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn đưa ra giá bán và chờ đợi phản hồi của người mua, hãy kiên nhẫn ngồi đợi. Hầu hết mọi người cảm thấy không thoải mái khi cuộc đối thoại bị ngưng lại. Người mua (và những người đi cùng, người môi giới) sẽ trông chờ bạn nói nước đôi về giá cả mà bạn vừa đưa ra (đối với người môi giới đi cùng, họ không có ràng buộc gì ngoài việc đạt được hoa hồng trong vụ mua bán này). Bạn đừng nói gì hết, thường thì người đối diện sẽ tìm cách phá vỡ sự im lặng này bằng cách đưa ra những đề nghị. (bạn sẽ cảm nhận được sự không thoải mái của họ thông qua lời nói, cử chỉ của họ, nhưng không sao thương lượng là thương lượng mà bạn) Giả sử người mua cũng biết chiến thuật này của bạn, sau một khoảng thời gian nhất định, bạn nhắc lại điều kiện về giá cả. Chú ý tuyệt đối không đưa ra một đề nghị hay nhượng bộ nào về giá cả., chỉ nhắc lại mà thôi. Điều này sẽ buộc người đối diện phải đưa ra phản hồi và thông thường kèm theo một nhượng bộ nào đó. Rụt rè Rụt rè là cách mà bạn thể hiện phản ứng của bạn thông qua cử chỉ, hành động của bạn trước những đề nghị từ phía người mua mà không cần phải tranh cãi hay dùng lời lẽ đáp trả. Nó như thông điệp báo cho người đối diện rằng bạn biết đâu là giới hạn của bạn và họ không nên vượt qua giới hạn đó. Tới gần cuối của phương pháp này bạn nên kết hợp với phương pháp “Yên lặng” sẽ mang lại hiệu quả cao. Chú ý đừng làm gì khác, nếu không bạn sẽ rơi vào thế yếu trong thương lượng giá.
- Hãy dành thời gian để luyện tập chúng một cách thuần thục và sử dụng chúng thật đúng lúc. Bạn sẽ hài lòng và ngạc nhiên với kết quả đạt được. Giống như mọi cuộc thương lượng khác, thương lượng giá cả nhà đất cũng yêu cầu bạn dành thời gian chuẩn bị thật chu đáo, luyện tập thuần thục các kỹ năng và áp dụng đúng nơi, đúng lúc, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Nhaban.com chúc bạn thành công.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn