intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHIẾC BÁT GỐM MEN NGỌC THỜI TRẦN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

169
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ gốm sứ Lý Trần trong lịch sử đã có bước phát triển rất cao, đóng góp nhiều trong diện mạo kiến trúc cung điện, hoa viên với những đầu rồng men ngọc to lớn (0m80 cao) tìm được ở Hoàng thành Vào một chiều đẹp trời, tôi có anh bạn thân mời đi xem đồ gốm sứ, nhân đó xem bức tranh Tô Vũ chăn dê để trao đổi ý kiến giúp anh. Đường đi làng cổ quanh co, đến nơi anh tự mở cánh cửa sắt, qua ngõ nhỏ tới sân rộng, tràn ngập đôn chậu, dàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHIẾC BÁT GỐM MEN NGỌC THỜI TRẦN

  1. CHIẾC BÁT GỐM MEN NGỌC THỜI TRẦN
  2. Đồ gốm sứ Lý Trần trong lịch sử đã có bước phát triển rất cao, đóng góp nhiều trong diện mạo kiến trúc cung điện, hoa viên với những đầu rồng men ngọc to lớn (0m80 cao) tìm được ở Hoàng thành Vào một chiều đẹp trời, tôi có anh bạn thân mời đi xem đồ gốm sứ, nhân đó xem bức tranh Tô Vũ chăn dê để trao đổi ý kiến giúp anh. Đường đi làng cổ quanh co, đến nơi anh tự mở cánh cửa sắt, qua ngõ nhỏ tới sân rộng, tràn ngập đôn chậu, dàn lan, cây cảnh, toàn đồ gia tộc truyền lại, được đặt trong kiến trúc mới hôm nay. Nhà tôi có một thời đã phải chạy trốn các đồ vật này, bố tôi đã từng cưa bộ bát bửu để đóng ghế đẩu và bán giá cắm để họ tiện quân cờ. Chủ khách bắt tay mừng gặp mặt vào nhà. Hai anh em vào chiếu ngồi trong ánh sáng của khuôn cửa rộng tràn đầy, chiếu rõ các đồ xưa. Nhấp môi ly trà xanh, tôi mải ngắm nhìn khắp gian phòng bài trí đầy cổ vật của tiền nhân, trong không gian tĩnh lặng, thi thoảng, làn gió nhẹ lay động các giò lan đang đua sắc, ngát hương. Thật sự thanh bình trong không gian làng quê cổ Ngọc Hà, Ba đình lịch sử. Lúc đó chủ nhân mang ra một chiếc bát gốm men ngọc bắt sáng long lanh từ phía tối, đến đặt trên đôn gỗ cổ. Một chiếc bát men ngọc thời Lý Trần, với màu men xanh lục mát nhẹ, hình lá sen vô cùng bắt mắt, đầy quyến rũ, dáng vẻ tao nhã, bình dị, tạo dáng thanh thoát. Chiếc bát men ngọc có kích thước lớn, khoảng 30cm, miệng loe rộng, đáy rất nhỏ, thành bát xiên hơi cong một chút lên miệng. Về tạo hình, gợi cho ta cảm giác một lá sen bánh tẻ đang sắp xòe ra, với hình lượn cong nhấp nhô, chạy bao vòng quanh miệng bát
  3. nổi gồ lên, điểm các sống lá đều, tạo ra các mảng hình sáng tối, nổi chìm, hiện lên một vẻ đẹp trang nhã, giản dị, mang phong cách trang trí Phật giáo. Trong giai đoạn lịch sử Thời Lý Trần đạo Phật là quốc giáo, quốc vương, hoàng gia đều tôn sùng đạo Phật và nhà vua đứng đầu các phái thiền: Thảo đường thời Lý, Trúc lâm thời Trần ở nước ta. Nhìn lên lòng bát gốm, ba phần trang trí có bố cục phân chia rất chi li, tính toán khoảng cách hợp lý, từ thành miệng trang trí dải đường triện nét thanh đều đơn giản ở thành bát còn dựng chéo đứng, đến ngả dần vào lòng bát và một vòng tròn, trang trí đối xứng mô típ rồng mây đuổi nhau, trên diện tích hình chiếu, dáng thân rồng uốn lượn uyển nhã, một chân trước duỗi ra giơ vuốt, một chân co lại phía sau, phối hợp với mảng thân cong. Hai chân sau choãi ra nâng cong uốn thân rồng, phía đuôi vút ra phía sau như trả lại nhịp điệu lượn cong của rồng trong không gian, nối tiếp đám mây bay bạt theo ngọn gió của đuôi rồng. Phần đầu rồng là một mảng lớn, tư thế vươn cao, há miệng mạnh mẽ, sau tai bờm rồng bay vút cao, uốn lượn nhịp điệu hòa cùng với vây lưng, thân rồng phía dưới, tạo ra một mảng mô típ rồng mây có bố cục khoáng đạt, chặt chẽ về mảng hình. Đôi rồng là mô típ trang trí chủ thể trong đồ án đăng đối không đều nhau hoàn toàn. Tiếp đến là hai vòng tròn kết thúc mô típ lưỡng long ở vòng thành bát để lại phần tâm tròn, đáy lòng bát được trang trí đôi cá với dong rêu, là loại mô típ rất phổ biến thời Lý Trần. Họa tiết đôi cá đuổi nhau, bố cục đăng đối, đặt so le với trang trí rồng tạo ra một bố cục tổng thể chính phụ rất rõ ràng với bố cục mảng hình,
  4. đường nét sắc sảo, chắc khỏe. Những hoa văn trong lòng bát được diễn tả tinh tế, đường nét khắc điêu luyện, được in nổi bằng khuôn in. Trong cuốn Gốm Việt Nam, họa sĩ Trần Khánh Chương đã viết: “Trong lòng đĩa bát thời Lý ta thường gặp những đồ án mà bố cục chung cố tình không đều đặn... hoa văn có khi được in bằng khuôn in nhưng thường là những nét khắc tay rất công phu. Phủ lên toàn bộ sản phẩm là một lớp men xanh mát, có độ trong như ngọc mà người ta thường gọi là men ngọc hay men Đông thanh. Qua lớp men trong, tuỳ nét khắc to hay nhỏ, nông hay sâu mà hoa văn hiện lên với độ đậm nhạt khác nhau, khi ẩn, khi hiện, kín đáo, trang nhã. Trên những bát đĩa thuộc loại này, hoa văn có khi được in bằng khuôn in, nhưng thường là những nét khắc tay rất công phu. Đây hẳn là loại sản phẩm “cao cấp”, có lẽ là đồ gốm gia dụng của tầng lớp quý tộc. Chiếc bát gốm men ngọc vẽ rồng này chắc chắn là đồ thuộc tầng lớp đại quý tộc vương công. Thời Trần nhiều vương gia có dinh phủ, có quân đội riêng. Hình rồng này ta có thể thấy được sự tiếp nối của thời Lê sơ trong một bát hoa lam vẽ rồng phát hiện ở thành cổ khu A TK XV. Lối họa tiết in nổi ta cũng tìm thấy trong Hoàng thành một nắp hộp đồ gốm men xanh lục (vert glazed) thuộc dòng gốm có mầu sắc men quyến rũ, hoa văn trang trí đẹp, các đề tài hoa lá, trong đó những đồ tinh xảo trang trí rồng tìm thấy trong Hoàng thành hố A9MR là một tiêu bản tư liệu đặc sắc. Chiếc bát gốm miệng rộng hình lá sen men ngọc này được làm từ đất sét trắng. Khi cầm lên có cảm giác dầy dặn, xương đất được lọc kỹ, với mầu men xanh lục có độ thủy tinh trong nên độ bóng khá cao, nhìn dịu mắt, mát tay. Xương gốm chạm khắc rồng tinh tế được phủ men dày nên hoa văn có chiều
  5. sâu lung linh. Bát men ngọc trang trí rồng thuộc TK XIII, XIV này còn nguyên vẹn hiếm thấy, đạt tới những tiêu chuẩn điển hình trong gốm sứ, dáng hình thanh nhã, họa tiết khoáng đạt, tinh tế, rồng mây uyển nhã, lớp men của loại đất đá ô xít cô ban nhiều, tinh khiết nên đạt được sắc độ xanh trong, mát nhẹ nổi tiếng một thời và là tiêu bản quý hiếm. Đồ gốm sứ Lý Trần trong lịch sử đã có bước phát triển rất cao, đóng góp nhiều trong diện mạo kiến trúc cung điện, hoa viên với những đầu rồng men ngọc to lớn (0m80 cao) tìm được ở Hoàng thành. Lịch sử nghệ thuật tạo hình, gốm sứ là thời kỳ phục hưng văn hóa của Đại Việt sau 10 thế kỷ bị xâm lược đã vươn lên chói sáng, mẫu mực và niềm tự hào của gốm Việt Nam. Trịnh Quang Vũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2