intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược và chương trình Quốc gia 2002-2004

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến lược và Chương trình Quốc gia hàng năm sẽ xem xét lại, tiếp tục cụ thể hóa, hoặc sửa đổi danh mục những hành động cần thiết, lựa chọn các công cụ phân bổ dựa vào kết quả thực hiện phù hợp cho năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ chi tiết nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược và chương trình Quốc gia 2002-2004

  1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN CHÂU Á CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA (2002 - 2004 ) TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tháng 12 năm 2001
  2. NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN CHÂU Á CHIẾN LƯỢC VẢ CHƯƠNG TRÌNH Quốc GIA (2002 - 2004 ) TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tháng 12 năm 2001
  3. Tài liệu này được dịch ra từ nguyên bản tiếng Anh để phục vụ đông đảo bạn đọc hơn. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chinh thức của Ngân hàng Phát triển châu Á và chỉ nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này mới đáng tin cậy (nghĩa là chỉ nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này mới được chinh thức cóng nhận và có hiệu lực). Do vậy, bất cứ trich dẫn nào cũng phải tham khảo nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này.
  4. GIÁ TRỊ ĐÓNG TIỀN TƯƠNG ĐƯƠNG (Tính đển ngày 30 tháng 11 năm 2001) Đơn vị tiền tệ Đồng (Đ) Đ1.00 $0,00007 $1,00 Đ15.088 CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADF Quỹ phát triển châu Á ADTA hỗ trợ kỹ thuật tư vấn ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam-Á CAPE đánh giá chương trình hỗ trợ quốc gia CDF khuôn khổ phát triển toàn diện coss nghiên cứu chiến lược tác nghiệp quốc gia CPRGS Chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện CPV Đảng cộng sản Việt Nam CSP chiến lược và chương trình quốc gia ESW nghiên cứu kinh tê và ngành FDI đầu tư nước ngoài trực tiếp GDP tổng sản phẩm quốc nội GMS Tiểu vùng Mê Kông mở rộng HDI Chỉ số phát triển con người HIV/AIDS Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải IDG Mục tiêu phát triển quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế l-PRSP tài liệu chiến lược giảm nghèo giữa kỳ JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản MOLISA Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội NGO tổ chức phi chính phủ ODA hỗ trợ phát triển chính thức PAR Cải cách hành chính công cộng PBA phân bổ dựa vào kết quả thực hiện PPTA hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án PRGF Quỹ giảm nghèo và tăng trưởng PRSC Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo PSO hoạt động của khu vực tư nhân PTF Tác vụ nghèo đói SEDS Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội SME doanh nghiệp vừa và nhỏ SOCB ngân hàng thương mại Nhà nước SOE doanh nghiệp Nhà nước TA hỗ trợ kỹ thuật UN Liên hiệp quốc GHI CHÚ (ị) Năm tài chính (FY) của Chính phủ trùng với năm lịch. (■') Trong báo cáo này, “$” chỉ Đô la Mỹ.
  5. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT 5 ' I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1 A. Các đặc điểm chính của Việt Nam 1 B. Các xu hướng hiện tại về chính trị, kinh tố v ĩ mô, và xã hội 1 c. Mức phát triển hiện nay 2 D. Những ưu tiên và triển vọng phát triển 6 II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA ADB 11 A. Tóm tắt thực tố vể trợ giúp của ADB 11 B. Tình hình thực hiện vốn vay 12 c. Đánh giá tóm tắt vể trợ giúp của ADB 12 III. CHIẾN LƯỢC CỦA ADB 16 A. Giảm nghèo 16 B. Những ưu tiên chiến lược cho sự trợ giúp của ADB 16 c. Những mối quan tâm xuyên suốt 21 D. Rủi ro và những Biện pháp giảm nhẹ 22 IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 23 A. Phương thức hỗ trạ của ADB 23 B. Sự tham gia của hiệp hội dân sự, khu vực tư nhân và cấc chính quyển 24 địa phương c. Tăng cường năng lực của Chinh phủ 25 D. Điều phối viện trợ 25 V. CHƯƠNG TRÌNH H ỗ TRỢ 3 NĂM 28 A. Các mức cấp vốn và kết quả thực hiện 28 B. Chương trình cho vay 28 c. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật 28 D. Nghiên cứu kinh tế và ngành 29 VI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 29 A. Các chỉ sô đã được thống nhất về kết quả thực hiện 30 B. Quy trinh vá kế hoạch giám sát 30 PHỤ LỤC 31
  6. TÓM TẮT Việt Nam đã có thành tích đầy ấn tượng về giảm nghèo trong những năm 90. Tỉ lệ nghèo đã giảm đi trên 20% điểm từ năm 1993 đến 1998 với những thành tựu bổ sung vể các chỉ sô khác vê chất lượng cuộc sống. Việt Nam đã vượt một số chì tiêu theo các mục tiêu phát triển quôc tê (IDGs), nhất là trong việc giảm nghèo và tỉ lệ nhập học d tiểu học. Mặc dù có những thành tựụ như vậy nhưng với gán 40% dân số vẫn còn dưới ngưỡng nghèo và một tỉ lệ đáng kể dân số nằm ỏ ngay sát trên ngưỡng nghèo, thì công cuộc giảm nghèo vẫn còn là một thách thức lớn. Các mục tiêu phát triển và chỉ tiêu giảm nghèo của Chính phủ được nêu rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (SEDS) 2001-2010, các chiến lược ngành và trong dự thảo Chiên lược Giảm nghèo và Tăng trưàng toàn diện (CPRGS). Các nhà làm chính sách ở Việt Nam đang điêu chỉnh các mục tiêu và chỉ tiêu nhằm tính đến những cơ hội và trò ngại đặc thù của Việt Nam. Chinh phủ dự tính rằng có thể giảm nghèo đảng kể thông qua tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ và công bằng xã hội và thõng qua việc phát triển bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnh. Nhìn chung cách tiếp cận đó là cân đối trong đó không những chỉ là một chiến lược tăng trưởng mà còn là các chính sách phát triển xã hội và cải cách các cơ quan công cộng. Tuy nhiên, cần phải sắp xếp thứ tự Ưu tiên rõ ràng hơn đối với các mục tiêu và có các mối Nên kết rõ ràng giữa các chỉ tiêu và hành động chính sách. Chỉ tiêu giảm tỉ lệ nghèo xuống gần 12% điểm trong giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ là tham vọng. Chỉ tiêu tăng trưỏng trung hạn 7,5% hàng năm cũng ỏ mức cao, do mức tăng trưông chậm lại trong những năm gấn đây và môi trường bên ngoài xấu đi. Ti lệ giảm nghèo nhanh của Việt Nam từ năm 1992 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là nhờ (i) các cuộc cải cách hướng vào thị trường đợt đẩu tiên, đặc biệt là các cuộc cải cách về quyền sử dụng đất, qua đó cải thiện cơ chế khuyến khích người nông dân và (ii) các nguồn đẩu tư nước ngoài đổ vào khi nền kinh tế được mâ cửa. Nay tiềm năng tăng trưỏng từ các cuộc cải cách ban đẩu này đã cạn. Tiến bộ hơn nữa trong giảm nghèo sẽ tùy thuộc vào việc tạo ra tăng trưdng rộng trên cơ sỏ sử dụng nhiều nhân công và giải phóng tiềm năng tăng năng suất cho cả khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mõ hinh tăng trưồng và tạo việc làm này sẽ đòi hỏi phải loại bỏ những trỏ ngại cho sự phát triển của khu vực tư nhãn, tăng tốc độ thu nhập của hoạt động nông trại và ngoài nông trại và dựa vào tiến bộ trong phát triển vốn con người. Các hoạt động của ADB ở Việt Nam được nối lại vào năm 1993. Nghiên cứu chiến lươc tác nghiệp quốc gia (COSS) gần đây nhất cho Việt Nam được soạn thảo vào năm 1995. Trong khi trọng tâm là tăng trưỏng bình đẳng, việc bao gổm nhiều ngành và sự phân tán về địa lý của chương trình ra đời do kết quả nghiên cứu, trong một số trường hợp, đã làm giảm đi tác động phát triển của các hoạt động trợ giúp của ADB. Việc thực hiện chương trình lúc đầu cũng chưa được tốt do các cơ quan thực hiện chưa quen vãi cách tiếp cận và các thủ tục của ADB. Đề xuất cách tiếp cận của chiến lược và chương trình quốc gia (CSP) cho giai đoạn 2002-2004 được tóm tắt trong HÍnh vẽ Chiến íược và chương trinh quốc gia được đề xuất sẽ có những ưu tiên sau đây vể đề tài ngành và địa lý để đảm bảo tăng trưỏng đến được vởi người nghèo :
  7. Hình 1: Khái quát Chiến lược và C hương trìn h Q uốc gia của V iệt Nam Các nguyên tắc thực hiện Mức chon loc Sở hữu Quốc qia Quan hê đối tác ♦ Chọn ngành và tiểu ngành theo ♦ Phù hơp với khuôn ♦ Tích CƯC trong điều phối viên ảnh hưởng của giảm nghèo và khổ CPRGS và trợ và đổng tài trợ tăng trưởng SEDS ♦ Đăt trong tâm đia lý vào những ♦ Tham gia vào Tổ Công tác vùng nghèo hơn chống nghèo và các quan hệ đối tác với một số ngành được chọn Các uu tiên chiến lược đối với hỗ trợ của ADB Tăng trưởng bền vững Phát triển xã hội Điều hành tốt Trọng tâm địa lý Các chủ để xuyên suốt toàn diện vào Miến Trung Phát triển nông thôn ♦ Hỗ trợ cho phổ ♦ Cải oách hành ♦ Các dự án cải ♦ Môi trường: giải cậpgiáo dục chính công thiện sinh kế ở quyết thông qua phát ♦ Sản xuất và đa dạng hoá trung học nhằm cấp cộng đồng triển thể chế và các nông nghiệp thông qua tăng cường nguổn ♦ Xây dựng năng và đa dạng hoá hoạt động quản lý tăng cường nghiên cứu, lực địa phương để vốn con người và trồng rừng gắn với khuyến nông, và các thể hỗ trợ cho việc ♦Trong vùng, các cơ hội giải quyết đói nghèo, chế thị trường phân quyển phát triển Cd sỏ quản lý các nguồn ♦ Cải thiện khả hạ tầng ở mức nước và vùng biển ♦ Thúc đẩy các xí nghiệp năng tiếp cận ♦ Hỗ trợ có chọn cao hơn duyên hải miền trung nông nghiệp tư nhân chăm sóc y tế lọc cho: Phát triến khu vưc tư nhán ♦ Giảm sự chênh - Cải cách luật ♦ Hợp tác vùng: cơ sở lêch vế giới và pháp hạ tầng vùng và các ♦ Cải thiện môi trường kinh dân tộc trong việc hiệp định và phần doanh - Quản lý tài mềm hỗ trợ. tiếp cận với: chính công ♦ Thúc đẩy sự tham gia - dịch vụ giáo dục của khu vực tư nhân vào cơ - dịch vụ nông sở hạ tầng nghiệp - dịch vụ kinh ♦ Phát triển ngành tài doanh chính Giảm nghèo
  8. • Tăng trưởng bến vững. Đẩy nhanh tăng trưỏng và tạo việc làm bằng cách tập trung vào các mặt sau: (i) phát triển nông thôn thông qua (a) tăng cường nghiên cứu, khuyên nông và các thể chế thị trưởng để tăng năng suất và đa dạng hóa nông nghiệp, và (b) phát triển công-nong nghiệp để sử dụng tiềm năng về chố biến nông sàn và để tạo việc làm phi nông trại tại vùng nông thôn; và (ii) phát triển khu vực tư nhân bằng cách (a) cải thiện môi trường kinh doanh, (b) thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào hạ tầng cơ sở và (c) xây dựng ngành tài chính vững mạnh và đa dạng. Như kết quả của sự tập trung này, ADB sẽ chỉ tham gia với vai trò hỗ trọ từ bẽn ngoài và khi cần thiết đối với các vấn đề về cải cách doanh nghiệp Nhà nước và tự do hóa thương mại. • Phát triển toàn diện vế xã hội. Áp dụng cách tiếp cận tổng hợp theo XJ thê chính, xây dựng các nội dung giảm nghèo, giới và dân tộc vào các lĩnh vực trợ giúp nhằm tăng số lượng các nhóm đối tượng khó khăn được hưỏng lợi trong quá trình phát triển. Ngoài ra, các hoạt động trợ giúp của ADB sẽ giúp xây dựng và bảo tồn vốn con người, trong hai lĩnh vực ưu tiên: (i) nâng cao chất lượng của lực lượng lao động thông qua việc trạ giúp nhằm tăng số lượng và chất lượng của giáo dục trung học, trợ giúp mục tiêu phổ cặp giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 với trọng tâm làm giảm bớt những cách biệt về giới và dãn tộc; và (ii) giảm thiểu tác động ảnh hưỏng về sức khỏe đối với người nghèo thông qua trợ giúp để có dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng thích hợp, dễ tiếp cận và phù hợp với khả năng thanh toán của người dân. Trong giáo dục, việc tiếp tục vai trò của ADB trong giáo dục nghề và kỹ thuật sẽ được đánh giá lại. Trong y tế, các hoạt động về dân sô’ sẽ bị gián đoạn. • Điều hành tốt. Hỗ trọ xảy dụng các cơ quan công cộng mạnh hơn và cải thiện việc điếu hành thông qua trợ giúp cho (i) Cải cách hành chính cõng (PAR); (ii) xây dựng năng lực địa phưang để hỗ trợ quá trinh phân cấp; và (Hi) trợ giúp có lựa chọn cho cải cách pháp lý và quản lý tài chính công, phần lớn trong các lĩnh vực có ảnh hưỏng đến sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước. • Đặt trọng tâm đja lý vào miền Trung. Thúc đẩy phát triển vùng cân đối hơn và nâng cao tác dụng phát triển của cạc hoạt động của ADB thõng qua việc tập trung khoảng một phần ba các hoạt động cho vay đối với vùng miền Trung ngheo khó. Các hoạt đọng trợ giúp ơ mien Trung sẽ bao gốm các dự án cải thiện sinh kế ờ cấp cộng đóng và mở rộng cõ sở hạ tang Chiến lược Tăng trưỏng và Giảm nghèo toàn diện của Chính phủ sẽ vạch ra khuôn khổ cho việc điểu phối nguồn viện trợ giúp giảm nghèo. Trong khi Việt Nam là một quốc gia thí điểm cho khuôn kho phát triển toàn diện (CDF) cho Ngân hàng Thế giới thi cách ’tiếp cận đó đã đươc ap dụng khá linh hoạt thông qua một số quan hệ đối tác tích cực ở cấp ngành và đa ngành. Viẹc tham
  9. iv khảo ỷ kiến với các bên có liên quan được tiến hành trong quá trinh chuẩn bị Chiến lược và Chương trình Quốc gia, trong đó có một số cuộc tham vấn được tổ chức cùng với Ngân hàng thế giới đã đưa đến sự hiểu biết hơn về vai trò của các nhà tài trợ trong nhiều ngành khác nhau. ADB sẽ tiếp tục theo đuổi sự phối hợp toàn diện, ỏ cấp ngành thông qua việc tham gia một cách có chọn lọc vào các quan hệ đối tác và đồng tài trợ (song song hoặc kết hợp). Chiến lược và Chương trinh Quốc gia được thiết kế dựa trên phương án cơ bản của một chương trình cho vay 220 triệu đô la từ nguồn Quỹ Phát triển châu Á (ADF) (với sự điều chỉnh của ADF ở mức cộng/trừ 20% tùy thuộc vào kết quả của phân bổ theo kết quả thực hiện ) và một khoản trung bình hàng năm là 60 triệu đõ la từ nguồn cho vay theo nguồn vốn thông thường. Ngoài ra, các dự án Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) vối tổng số vốn là 70 triệu đỏ la đã được đưa vào kế hoạch. Phân tích chỉ ra rằng tác động của dịch vụ nợ từ các khoản vay khiêm tốn từ nguồn vốn thông thường là có thể quản lý được. Khoảng 5% vốn cho vay (7% của các dự án) sẽ cho các hoạt động giảm nghèo chủ chốt, và 43% của cả vốn vay lẫn dự án sẽ để cho các can thiệp giảm nghèo. Một khoản 6 triệu đô la trong phương án cơ bản đã được sử dụng để lập kố hoạch cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm trợ giúp các lĩnh vực chủ chốt được xác định trong chương trinh cho vay. Có nhiều rủi ro đe dọa khả năng Việt Nam đạt các mục tiêu phát triển của minh. Rủi ro chính là việc môi trường bên ngoài xấu đi sau khi các chỉ tiêu được đặt ra. TÎ lệ tăng trưởng kinh tế thấp hơn, do hoàn cảnh bên ngoài tác động hoặc do sự chậm trễ trong thực hiện cải cách cơ cấu, sẽ không đủ để đạt được mức giảm nghèo như mong muốn. Năng lực của Chính phủ đề thực hiện một chiến lược phức tạp và toàn diện có thể cũng hạn chế. Chương trình của ADB được thiết kê để giúp vượt qua những trở ngại này và để giảm thiểu các rủi ro. Để giám sát tiến trinh đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam và tiến triển có liên quan trong thực hiện Chiến lược và Chương trinh quốc gia (CSP), một hệ thống hai tầng giám sát kết quả thực hiện sẽ được áp dụng. Thứ nhất là, Hiệp định Đối tác giữa Chính phủ và ADB, ký kết vào đầu năm 2002, sẽ tập trung vào các mục tiêu, chỉ tiêu và hành động dái hạn, trung hạn và ngắn hạn mà các hoạt động của ADB được thiết kế để hỗ trợ. Thứ hai, các công cụ đặc trưng cho quốc gia bao gồm các chỉ số về chính sách và quy trình sẽ đảm bảo tính nhất quán giữa những cố gắng của Chính phủ để cải thiện chính sách và khuôn khổ thể chế ở các lĩnh vực chủ chốt liên quan đến các hoạt động của ADB và quá trình phân bổ nguồn vốn từ Quỹ phát triển châu Á (ADF). Các cập nhật Chiến lược và Chương trình Quốc gia hàng năm sẽ xem xét lại, tiếp tục cụ thể hóa, hoặc sửa đổi danh mục những hành động cần thiết, lựa chọn các công cụ phân bổ dựa vào kết quả thực hiện phù hợp cho năm tiếp theo.
  10. 1 I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN A. Các đặc điểm chính của Việt Nam 1. Nước CHXHCN Việt Nam nằm ỏ phía đông bán đảo Đóng Dương. Đưòng bờ biển dài, các dậy núi cao và các đổng bằng rộng lớn cùng với nạn tàn phá rừng đã khiến Việt Nam rât dê bị lũ lụt gắn liền với các cơn bão to va các cơn mưa xối xẩ tấn cõng. Địa hình chung phân đôi thành vùng cao nguyên và vùng đồng bằng có các đặc điểm phân biệt tương ứng về dân tộc và ngôn ngữ như: các vùng đồng bằng thương là nơi cư trú của ngươi Kinh, chiếm đa số trong dãn số Việt Nam, trong khi vùng cao nguyên là nơi nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với các đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá khác với người Kinh. Với bờ biển dài, Việt Nam rất giàu tài nguyên biển. Tuy nhiên nguôn cá đã từ lâu bị khai thác quá mức. Các tái nguyên lâm sản, trước kia rất đáng kể, đang dần bị mai một. Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng bao gồm than đá antraxit, phốt phát, quặng sắt, chì, kẽm và bô xít. Nhiều mỏ dầu đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển miền nam Việt Nam vào những năm 80. 2. Dân số Việt Nam theo kết quả điều tra dân số năm 2000 ước tính khoảng 77,7 triệu. Đại đa số (76%) sống ở nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số trung binh hàng năm thời kỳ 1996-2000 ước tính ò mức 1,64%, thấp hơn so với mức 1,72% ở thài kỳ 1991-1995. Trong các thập Kỷ gần đây nhà nước đã tổ chức các chương trình tái định CƯ cho các dân tộc thiểu số vùng cao và di dân tự nguyện từ đổng bằng lên vùng cao. Ngoài ra di cư từ nông thôn ra thành thị cũng tăng đểu. 3. Mặc dù có GDP theo đẩu người thấp, Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc cải thiện các chĩ số xã hội trong thập kỷ vừa qua, trong đó có t! lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em (giảm xuống còn 17%), tỉ lệ tử vong bà mẹ (giảm xuống còn 50%), tỉ lệ nhập học tiểu học (trên 90% đối với cả nam và nữ), và tỉ lệ người lớn biết chữ (83%). Khoảng 2 phần 5 dân số còn nghèo với trình độ giáo dục và sức khỏe thấp hơn so với những người không nghèo. 4. Chương trinh “ Đổi mớt' thõng qua năm 1986 khởi đầu thời kỳ quá độ của Việt Nam từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng như các nước đang phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong giai đoạn thay đổi cơ cấu. Phần đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quocnội(GDP) đang giảm dần, nhưng nông nghiệp vẫn la khu vực sử dụng nhiều lao động nhất. Cae khu vực sản xuất nông nghiệp chính là đổng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sõng cửu Long. Gạo là vụ mùa chính nhưng Việt Nam cũng đang tiến hành đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Việt Nam đã phát triển từ một nước phải nhập khẩu gạo thành nưốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trển thế giới. Viêc trổng cà phê và chè đang phát triển nhanh ở Tây Nguyên. Việc phát triển các khu vực công nghiệp và dịch vụ hiện mới tập trung ỏ các khu vực thành thị. Công nghiệp nhẹ bao gồm dệt và da-giày đang phát triển nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực có tiềm năng đáng kể chưa được khai thác. Khu vưc dich vụ khá đa dạng, từ các doanh nghiệp tư nhỏ như bán hàng ăn ngoài phố, buôn bán nhỏ và vân chuyển đến du lịch và các dịch vụ thương mại và tài chính mãi xuất hiện gần đây. B. Các xu hướng hiện tại về chính trị, kinh tê v ĩ mõ và xà hội 5. Xu hướng chính trị. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (CPV) được tiến hành từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 4 nãm 2001 đã bầu ra 150 ủy viên ban chấp hành trung ương với nhiệm kỳ 5 năm. Sau đó một Tổng bí thư mới của Đảng cộng sản Việt Nam và một Bộ chính trị với 15 uy viên đã được bẩu ra. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2001-2010 (SEDS) đước Đai hội lần thứ 9 của Đảng cộng sản Việt Nam thõng qua tháng 4 năm 2001 đã khẳng định quyet tam tiếp tục cải cách và ghi nhận sự cần thiết phải có một nền kinh tế phát triển đa thành phần trong đo có cả khu vực kinh tế tư nhân. Chiến lược này cũng vạch ra rằng Nhà nưâc sẽ tiếp tục đóng vai tro
  11. 2 chủ đạo trong các hoạt động có tính chiến lược. Cách ra quyết định tập thể của Việt Nam có xu hướng khuyến khích thay đổi chậm và thận trọng và không có các đột biến về chính sách. 6. Xu hướng kinh tế v ĩ mô: Hoạt động kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ qua nhìn chung là mạnh. Trong giai đoạn 1992-1997, tổng sản phẩm quốc nội tăng ở mức bình quân hàng năm lá 8,8%. Tiếp sau thời kỳ tăng trưỏng cao này là hai năm kinh tế suy thoái thời kỳ 1998-1999 với GDP binh quân hàng năm sụt giảm xuống gần một nửa ỏ mức 4,6%. Năm 2000 kinh tế đã bắt đầu phục hồi, nhưng khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng hơn đã xoá nhoà triển vọng hồi phục kinh tố hoàn toàn ngay trong thời gian tới. Cho đến năm 1998, các khu vực công nghiệp và dịch vụ là lực đẩy chính của tăng trưởng và đã phải gánh chịu những hậu quả của suy thoái kinh tế vào những năm 1998-1999. Sự phục hồi nhanh của tăng trưởng công nghiệp trong năm 2000 đã giảm đi từ đó phản ánh sự đình trệ của cầu nội địa và mức tăng trưỏng khiêm tốn hơn của xuất khẩu. Các luổng đểu tư trực tiếp nưốc ngoài (FDI) lớn đáng kể trong nửa đầu những năm 90 đã thúc đẩy tăng trưởng đầu tư. Đầu tư FDI đạt mức đỉnh trước cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sau đó chậm lại một cách đáng kể trong thài kỳ khủng hoảng kinh tế. Lý do một phần là do các nhà đầu tư cho rằng chi phí hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là cao. Tuy nhiên quản lý nền kinh tế v ĩ mô một cách thận trọng đã (i) hạn chế lạm phát (ii) duy trì thâm hụt tài chính ỏ mức có thể quản lý được mặc dù chất lượng điều chỉnh tài chính vẫn cẩn được cải thiện;' (in) làm mức thâm hụt tài khoản hiện tại ở mức cao giảm xuống, và (iv) thanh toán bớt các khoản nợ nước ngoài. Trong những tháng gần đây tỉ lệ hối đoái danh nghĩa đã được phép cắt giảm với tốc độ nhanh hơn nhưng tl lệ hối đoái thực đã tăng lên nhở sự sụt giá hối đoái ở các nước đối tác. Việt Nam vẫn rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng bên ngoài do hàng hoá xuất khẩu chủ yếu tập trung đến mức phụ thuộc vào dầu thô và nông sản xuất khẩu đã khiến nước này chịu sự biến động của thị trường hàng hóa thế giới. Thêm vào đó, việc các nguồn vốn FDI của Việt Nam tập trung chủ yếu từ các nước trong khu vực cũng khiến nước này bị phụ thuộc vào triển vọng tăng trưởng của các đối tác trong khu vực. 7 Các xu hướng xã hội. Sự di dân ra các vùng thành thị đã kéo theo tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Những đặc điểm của các nển kinh tế thị trường lâu đời hơn như biến động về thất nghiệp và tranh chấp lao động đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam vì biên chế suốt đời trong các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) không còn được bảo đảm nữa và tình trạng giảm biên chế xảy ra phổ biến hơn. Theo các số liệu mới nhất của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (MOLISA), tỉ lệ thất nghiệp ở vùng đõ thị hiện ở mức 6,3% so với 6,5% trong năm 2000. Kế hoạch Lao động quốc gia được đưa ra gần đây đã kêu gọi giảm tl lệ thất nghiệp ở vùng đô thị xuống 5.6% và giảm thiều tỉ lệ thiếu việc làm nông thôn. c. Mức Phát triể n Hiện nay 1. Tinh trạng Nghèo khó2 8. Thành tích giảm nghèo của Việt Nam trong những năm 90 đầy ấn tượng. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đã giảm từ 58,1% trong những năm 1992-1993 xuống còn 37,4% năm 1998. Trong khi đó tỷ lệ người dân sống dưới mức đói đã giảm từ 25% xuống còn 15% trong cùng thời kỳ. Mặc dù đáng kể, những thành tựu xoá đói giảm nghèo này vẫn không ổn định. Lý do là một số lớn dân số được xếp ngay dưới mức nghèo năm 1993 đã vượt qua được mức nghèo vào năm 1998 và vẫn luôn còn khả năng bị tái nghèo. Nghèo đói hiện nay tập trung nhiều hơn ở nông thôn, nơi cư trú của khoảng 94% người nghèo Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ nghèo đói đã giảm ở cả thành thị và nông Cần dựa nhiều hơn vào huy động thuế thay vì cắt giảm chi tiêu ngoài lương như hiện nay. 2 Phần này dựa trên cuốn Việt Nam. Phàn tích tinh trạng đói nghèo, tài liệu cơ sở cho chiến lược và chương trinh quốc gia (CPS), và Báo cáo phát triền Việt Nam năm 2000: Tấn công nghèo đói, báo cáo chung của nhỏm công tác của Chinh phủ- các nhà tài trợ-các tổ chức phi Chính phủ (1999). Xem Phụ lục 4.
  12. 3 thôn, tỉ lệ nghèo ở nông thôn (45%) vẫn cao hơn nhiều so với tỉ lệ nghèo ở thành thị (15%). Ngoài ra, mức độ nghèo đói3, đo bằng chỉ sô phân cách nghèo, ở nông thôn cũng sâu săc hơn d thanh thị và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn tính theo mức tăng chi tiêu tiêu dùng thực tê đa ngay càng rộng hơn. Sự nghèo đói ở thành thị, thường bị đánh giá thấp trong các số liệu chính thưc không tính đến những người cư trú chưa đăng ký, cồ liên quan mật thiết đến thất nghiệp và các hoạt động kém hiệu quả trong khu vực dịch vụ phi chính quy. ở cả 7 vùng của Việt Nam nghèo đói đã giảm, nhưng ở nhưng mức khác nhau. Các khu vực có tỉ lệ nghèo đói cao nhất là miền núi phía Bắc (59%), Tây Nguyên (52%) và duyên hải miền Trung (48%). Nơi có mức nghèo đói thấp nhât là Đỏng Nam bộ và lưu vực đồng bằng sông Hổng. Bất bình đẳng tăng nhẹ ở Việt Nam với hệ số Gini tăng từ 0,33 phần trăm năm 1993 lên 0,35 phẩn trăm năm 1998. 9. Ngoài nơi cư trú, có một số thuộc tính khác phân biệt người nghèo và người không nghèo. Trước hết, người nghèo có mức vốn con người thấp tính theo học vấn. Gần một nửa người nghèo sống trong các hộ gia đình có người chủ gia đình chỉ học xong tiểu học hoặc thấp hơn. Thứ hai, người nghèo có tình trạng sức khoẻ yếu hơn người không nghèo thể hiện qua tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỉ lệ tử vong bà mẹ cao hơn trong các nhóm dân nghèo. Thứ ba, tình trạng nghề nghiệp của người chủ gia đình cũng là một thuộc tính quan trọng để xác định người nghèo và người không nghèo: gần 80% chủ hộ các gia đình nghèo làm nông nghiệp là chủ yếu. Thứ tư, các hộ nghèo thường đông con và có tỉ lệ người phụ thuộc cao hơn các hộ không nghèo. 2. Tăng trưởng Hỗ trợ Người nghèo 10. Mức tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam trong những năm 1992-1997 đã được chuyển hoá mạnh mẽ thành xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên các căn nguyên của sự tăng trưởng này đã có những ảnh hưởng khác nhau đến tinh trạng nghèo. Công nghiệp nhẹ, thương mại bán buôn và bán lẻ, và nông nghiệp đã đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng theo đúng thứ tự trên. Các ngành công nghiệp cần nhiều vốn, trên một phạm vi lớn, đã tạo ra tăng trưởng của công nghiệp nhẹ nhưng lại tạo ít cơ hội cho người nghèo. Tương tự, các cơ hội việc làm đi kèm sự phát triển nhanh chóng của đầu tư nước ngoài và xuất khẩu đều được những người không nghèo có học vấn cao hơn nắm bắt. Khu vực kinh tế dịch vụ đứng đầu là thương mại bán buôn và bán lẻ cung cấp hơn một nửa số công ăn việc làm trong giai đoạn 1992-1997. Trong khi việc làm trong các ngành dịch vụ chính thức có vẻ như đều dành cho những người khá giả, ngành dịch vụ không chính thức đã tiếp nhận một số lớn các lao động nông nghiệp. Nông nghiệp tụt hậu so với các ngành khác khi xét đến mức đóng góp vào tăng trưởng GDP nhưng lại có ảnh hưởng lớn hơn đến việc xoá đói giảm nghèo, cải cách về quyền sử dụng đất vào cuối những năm 80 đã cải thiện đáng kể cơ chế khuyến khích tiểu nông và làm gia tăng nhanh chóng sản lượng và thu nhập nông nghiệp. Tiềm năng phát triển nhờ những cải cách ban đầu trong ngành nông nghiệp nay đã được tận dụng triệt để. 3. Khu vực Kinh tê Tư nhân4 11. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước, phần lớn gồm các đơn vị sản xuất rất nhỏ là nguồn cung cấp việc làm chính ở Việt Nam - gần 25% lực lượng lao động, nếu tính cả sản xuất nông nghiệp cá thể thì sẽ là 86%. Hiệu quả công việc của khu vực tư nhân trong những năm 90 có cả tot 3 Mức nghèo cho thấy độ thảm hụt chi tiêu của người nghèo so với ngưỡng nghèo thể hiện bằng bình quân của toàn bô dân số. 4 Phấn này dựa vào cuốn (i) Việt Nam: Đánh giá khu vực kinh tế tư nhân và Chiến lược, nghiên cứu chuẩn bi cho CSP và (ii) Bào cáo Phát triển Việt Nam 2001: Việt Nam 2010 Bưởc vào thế kỷ 21, Tậpi - Các cột trụ của phát triển Ngân hànq the giới/Ngân hàng phát triển châu á, Chương trình phát triển của Nên hợp quốc (2000). Trung tâm thông tin phat trien Viet Nam Hà Nội. Xem tóm tắt Đánh giá khu vực kinh tế tư nhân tại Phụ lục 5.
  13. 4 lẫn xấu. Số các doanh nghiệp tư nhản chính thức đã tăng gần gấp đôi khi các yêu cầu đăng ký kinh doanh được nới lỏng vào năm 1999. Tuy nhiên, kỳ vọng rằng khu vực kinh tế tư nhân phi nòng trại sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tinh trạng việc làm còn cần phải được biến thành hiện thực. Lý do một phần là vi khu vực kinh tế tư nhân chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp, và các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) vẫn thống trị sản xuất công nghiệp. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp khoảng hơn 1/2 hàng xuất khẩu và 10% GDP, ch! cung cấp việc làm cho gần 1% lực lượng lao động. Các trở ngại kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tố tư nhân bao gồm các qui định và luật mâu thuẫn nhau và không được thực hiện đổng đều, hệ thống quản lý hành chính và hệ thống thuế rắc rối và tuỳ tiện, và khó khăn trong tiếp cận đất, tín dụng, thông tin kinh doanh và các thị trường. Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước của hệ thống ngân hàng rất hạn chế do gánh nặng các khoản vốn vay chưa thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp các vật thế chấp để vay các khoản vay trung và dài hạn. Mặc dù có nhu cầu đáng kể về ca sỏ hạ tầng, việc tham gia cung cấp cơ sở hạ tầng cũa các doanh nghiệp tư nhãn vẫn rất hạn chế một phần do các mức thuế quan thấp, các qui định chưa hoàn thiện, các ngành dịch vụ công cộng lộn xộn và thái độ không rõ ràng của Chính phủ. Chính phủ đã phát động một chương trinh nhằm củng cô và thực hiện triệt để hơn các cải cách hệ thống ngân hàng nhưng sẽ phải mất khá nhiều thời gian. Ngành tài chính phi ngân hàng, hiện còn kém phát triển, có thể cung cấp nhiểu nguồn tài chính phong phú hơn cho các doanh nghiệp tư nhân. 4. Phát triể n Xã hội 12. Tốc độ tăng trưỏng đáng kể của Việt Nam trong những năm 90 nhìn chung đã giúp ích cho tất cả các nhóm, nhưng vẫn có những nhóm như các dân tộc thiểu số và ở một phạm vi nào đó là phụ nữ được hưởng lợi ít hơn tuy chính phủ đã cố gắng nhiều. Thứ hạng của Việt Nam: thứ 101 trong tổng số 162 nước theo chỉ số phát triển con người (HDI), thứ 89 trong tổng số 146 nước theo chỉ số HDI vồ giới đều tốt hơn so với xếp hạng thứ 120 theo thu nhập GDP binh quân đầu người5. Hầu hết các chỉ số giáo dục và sức khoẻ đều được cải thiện trong thạp kỷ qua và tốt hơn so vối các nước khác có mức thu nhập bình quân đầu người tương tự. Chi tiết như sáu: 13. Giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ cao của Việt Nam cũng đóng góp khá nhiều vào tăng trưởng hỗ trợ người nghèo, tương tự với các kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy sự phối hợp mạnh me giữa tăng trưỏng và phát triển con người. Tỉ lệ nhập học tiểu học tăng đến mức 95% trong năm 2000 và tương đối đồng đều cho cả 5 nhóm thu nhập. Tuy vậy tỉ lệ nhập học trung học trung bình là 57% trên cả nước, vẫn còn khá thấp trong số nghèo, một phần do điều kiện và khả năng kinh tế. Dự kiến tinh hinh sẽ được cải thiện khi học sinh, trong đó có nhiều học sinh thuôc các gia đình nghèo, chuyển từ các cấp thấp lên cấp cao hơn, nếu các chính sách cải thiện cách tiếp cận cho người nghèo được mỏ rộng ra các cấp học cao hơn. Nhìn chung tỉ lệ nhập học của hoc sinh thiểu số đã tăng, nhưng vân còn thấp trong một số nhóm người, nhất là các dân tôc thiểu số sống ỏ Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. 14. Y tế. Y tố và dinh dưỡng đã được cải thiện đều, nhất là cho các nhóm dân số có thu nhập cao hơn. Kết quả là tỉ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em nhìn chung giảm nhưng hiện vẫn tập trung vào các hộ nghèo. Bệnh tật kéo dài là một nguyên nhân chính gây ra nghèo đoi do mất thu nhập trong khi ốm đau và phải bán tài sản để chi trả các khoản chữa bẹnh. Chi tiêu nhà nước và bảo hiểm y tế chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sô’ chi phí cho y tế và có xu hướng ưu đãĩ những người không thuộc diện nghèo ở thành thị. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng các dịch vụ ỹ tế ổ nông thôn. Tạo điều kiện cho người nghèo có các dịch vụ chăm sóc sức 5 UNDP (2001)," Báo cáo phát triền Con người 2001: Khiến càc công nghệ mới phục vụ Phát triền Con người', New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford .
  14. 5 khoẻ với giá phù hợp và chất lượng chấp nhận được và kiểm soát sự lan tràn của HIV/AIDS la những thách thức nổi cộm nhất. 15. An sinh xã hội. Tỉ lệ nghèo đói giảm đáng kể trong thời kỳ 1993 và 1998 nhưng các chương trình mạng lưới an sinh xã hội và chống nghèo đói6 đã có tác động không đáng kể đên kêt quả7. Mức chi tiêu thấp, mức độ phổ cập thấp và mục tiêu thấp của hệ thống an sinh xã hội đã làm giảm hiệu quả việc giúp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đỡ bị ảnh hưởng của các biên động. Quĩ bảo hiểm xã hội, một chương trình liên quan đến việc làm để chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động của các khu vực kinh tế chính thức là nguồn chi trả lớn nhất và có nhiều đối tượng hưởng lợi nhất. Các chuyển khoản lớn nhất theo bình quân đầu người dành cho người nghèo thành thị. Ở nông thôn các chuyển khoản này đang tăng lên cùng các mức sống - nhìn chung, về giá trị thực, người nghèo nhận được ít hơn so với người không thuộc diện nghèo. 16. G iới8. Các chỉ số biết đọc biết viết, đi học, lực lượng lao động và tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam cao hơn các nước khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ có mức chi tiêu trung bình thấp hơn các hộ do đàn ông làm chủ. Những phụ nữ làm nông nghiệp có xu hướng ít được tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, ít quyền quản lý đất đai và tiếp cận tín dụng. Họ cũng ít tham gia quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ngoài các hoạt động thương mại và sản xuất thủ công không chính thức. Tỉ lệ mù chữ của phụ nữ cao hơn của nam và có cách biệt về giới trong tỉ lệ nhập học trung học (đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông) và dạy nghề. Các lĩnh vực khác với cách biệt rõ rệt về giới gồm số giờ làm việc và loại hình công việc. Đại diện trong các tổ chức chính trị và tiếng nói của phụ nữ trong đời sống xã hội ở tất cả các cấp đều thấp hơn của nam. 5. Điều hành 17. Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để điều chỉnh luật, các thể chế và các cơ chế quản lý tài chính để thích ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lần cải cách hành chính công (PAR) đầu tiên đã giảm bớt số lượng các bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ, tăng lương cho công chức, nhằm mục đích cải thiện việc cung cấp dịch vụ và củng cố việc phân quyền. Một pháp lệnh chống tham nhũng đã được phê chuẩn năm 1998. Ngân sách Nhà nước đã được công bố năm 1999. Các cải cách quản lý nhà nước nhằm tác động đến người nghèo bao gồm việc thiết lập các toà án hành chính và chế độ một cửa cho cung cấp dịch vụ; tăng cường sự tham gia của người dân qua sắc lệnh dân chủ cơ sỏ năm 1998' và mở các trung tâm trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên việc tái định hướng các hệ thống và bộ máy của Chính phủ không toàn diện. Các hệ thống được thiết kế để hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, bây giờ phải hoạt động với các thách thức của hội nhập quốc tế, của nhu cầu tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, của các nhu cầu tham gia nhiều hơn của người dân của nhu cầu có thông tin minh bạch và sự chịu trách nhiệm của Chính phủ. Một lĩnh vực có liên quan là tham nhũng nảy sinh nhiều do sự mập mờ của luật và các qui định, do các thủ tục hành chính phức tạp, do lương công nhân viên chức còn thấp mặc dù đã được tăng gần đây va do cơ chế điều hành không thích hợp. Chính phủ đã đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để giảm tham nhũng, tập trung vào các cải cách luật, hành chính và hệ thống công chức, và củng co hê thống tiếp nhận và giải quyết mọi thắc mắc của người dân. 6 Các chương trình này có hai loại: (I) các chương trình nhằm tăng mức tăng trưổng trong đó có Chương trình Xoá đói Giảm nghẻo (HEPR), chương trình 1715 Xã Nghệo (Chương trình 135), và Quĩ quốc gia Phát Triển Việc làm và (Ü) Chương trình an sinh xã hội trong đó có Quĩ Bảo hiểm Xã hội, Qui bảo trợ xã hội và Quĩ Dự phòng Đói giáp hạt và Thiên Tai 7 Van de Walle, Dominique. 2001. Tác động tĩnh và động của mạng lưởi an sinh xã hội Việt Nam. 8 Một phân tích chi tiết hơn vế giới trong đó có liên hệ giữa giới và nghèo đói được trình bày trong tài liệu về giới Tất cả đều không như vẻ ngoài với càc mối quan hệ giới ở Việt Nam (tài liệu chuẩn bị cho CSP) và trong Phu luc 6
  15. 6. Các m ôi Quan tâm Xuyên suốt a. Môi trư ờng 18. Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã tăng nhanh trong các thập kỷ qua. Diện tích rừng bao phủ của Việt Nam đã giảm xuống còn khoảng 30% trong thời kỳ 1945-1990 nhưng đã tăng lên trong những năm gần đây9. Việc diện tích rừng bao phủ bị mất và suy giảm chất lượng là do nhu cẩu về đất nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho một dân số đang gia tăng, và do việc khai thác rừng quá mức, chủ yếu là của các công ty lâm sản nhà nước. Việc di dân có quản lý lẫn không có quản lý đã đẩy nhanh hơn quá trình suy giảm này. Các vùng duyên hải cũng bị ảnh hưởng nặng nề của áp lực dân số đổng thời các trữ lượng tài nguyên biển cũng giảm nghiêm trọng do mất môi trường sống và do khai thác quá mức. Ngoài ra, với dân số thành thị tăng nhanh, việc xử lý an toàn rác thải rắn, rác công nghiệp và rác độc hại là một vấn đề nổi cộm. Chính phủ đã tiến hành các biện pháp tích cực để giảm mức xuống cấp của môi trường, trong đó có (i) chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc và chương trình 5 triệu hecta để tăng diện tích rừng bao phủ và củng cố việc quản lý rừng; (ii) tăng số lượng các khu vực được bảo vệ; (iii) ban hành luật về tài nguyên nước năm 1998; và (iv) thiết lập các ban kiểm soát ô nhiễm trong một số khu công nghiệp. Gần đây, Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia đã hoàn thành chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Chiến lược này đã được thiết kế như một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung. b. Hợp tác Khu vực 19. Việt Nam là một thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, và Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình dương và ngay từ đầu đã ủng hộ hợp tác tiểu vùng Mê Kông mỏ rộng (GMS). Các dự án giao thông đường bộ qua biên giới, gồm Quốc lộ Phnôm Pênh-Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam và Hành lang kinh tê Đông-Tây ố miền Trung, là biểu hiện rõ nét về sự hội nhập GMS của Việt Nam. Hội nhập cũng được thể hiện qua “cơ sở hạ tầng mềm” biểu hiện bằng các hiệp định qua biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng và người, và bằng việc cùng tham gia thực hiện các cách quản lý kinh tế, y tế, giáo dục và quản lý môi trường của các nước trong khu vực. Các vấn đề xã hồi và môi trường như việc lây truyền HIV/AIDS qua các bộ phận dân cư lưu động cũng được giải quyết trong bối cảnh cũa tiểu vùng. D. Những Ưu tiên và Triển vọn g Phát triển 1. Các Mục tiêu và Ưu tiên 20. vả các mục tiêu phát triển của Chính phủ cũng thuộc chiến lược phát triển kinh tê xã hội giai đoạn 2001-2010 (SEDS) và phác thảo chiến lược toàn diện về Xoá đói giảm nghèo và phát triển (CPRGS) dự kiến sẽ được thông qua vào giữa năm 2002. Chính phủ Việt Nam cam ket sẽ theo đuôi các mục tiêu phát triển quốc tế (IDGs). Trong một sô lĩnh vực (xoá đói giảm nghèo, và giáo dục tiêu học), Việt Nam đã vượt lên mức IDG trong khi trong một số lĩnh vực khác các mục tiêu quôc tê cân được điểu chỉnh lại để phù hợp với các điều kiện địa phương vả chính sách của Nhà nước. Chính phủ và các đối tác phát triển1 đang trong quá trinh sửa đổi va điều chỉnh IDGs để 0 thích hợp với các cơ hội và giới hạn nhất định của Việt Nam. (Bảng 1). Mặc dù danh sách các muc 9 Từ 28% tổng diện tích nam 1995 lên 33% năm 1999, theo các nguồn tin của Chinh phủ. Chinh sách này do Nhóm công tác Đói nghèo đưa ra. {Poverty Task Force). Tóm tắt về nhóm đổi tác quan trong này xin xem đoạn 70
  16. 7 tiêu đang được bàn thảo và sẽ còn được chọn lọc thêm, danh sách này đã được CO như nen tang I cho sự phát triển của Hiệp định Đối tác Giấm nghèo sẽ được ADB và Chính phủ ký kêt vào đâu năm 2002. 21. Các m ục tiêu giảm nghèo của chính phủ là giảm đói nghèo trong thời kỳ 2001-2010 từ 32% xuống còn 19% như chuẩn về đói nghèo quốc tế, và từ 17% xuống còn dưới 5% theo qui đinh đói nghèo quốc gia11. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2010, Viẹt Nam sẽ đạt được các mục tiêu nhờ mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, kèm theo đó là phát triển xã hội, bình đẳng, bảo vệ mỏi trường và thực thi cải cách hành chính để xây dựng một chính thê nhà nước trong sạch, vững mạnh1 2 22. Tăng trưởng kinh tế bến vững, với mức trung bình tối thiểu 7,0% /năm là chỉ tiêu đề ra trong một môi trường có sự ổn định của kinh tế vĩ mô được đảm bảo bởi sự quản lý tài chính đã được củng cố, các chính sách tiền tệ chống lạm phát và việc phát triển xuất khẩu. Các yếu tố chủ chốt của chiến lược tăng trưởng của nhà nước là: (i) cải cách cơ cấu để tăng cường tính cạnh tranh nội bộ và bên ngoài, chú trọng vào cải cách trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, và trong khuôn khổ phát triển kinh tế tư nhân (ii) tăng cường hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp, với các liên kết chặt chẽ hơn giữa hai ngành này, và (iii) tạo vai trò bộ máy phát triển cho các khu vực kinh tế trọng điểm trong khi tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào các khu vực có điều kiện khó khăn. 23. Tạo việc làm: chỉ tiêu tạo ra 7,5 triệu việc làm mới vào năm 2005 đã được nhấn mạnh trong Kế hoạch Lao động quốc gia. Theo các nguồn tin chính thức, mức tạo việc làm hiện nay là 1,5 triệu việc làm/năm. Kế hoạch Lao động quốc gia cũng đã kêu gọi giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp vùng đô thị và tăng thời gian làm việc ở các vùng nông thôn. 24. Tiến bộ và công bằng xã hội sẽ được phát triển (i) qua việc cung cấp cách tiếp cận công bằng và có hiệu quả hơn đến y tế, nhất là cho người nghèo và người dân vùng xa, với mục đích cuối cùng là bảo hiểm y tế cho tất cả (ii) củng cố các thành tựu đã đạt được trong việc xoá mù chữ và giáo dục, với mục tiêu đạt được phổ cập giáo dục trung học cơ sở và cải thiện chất lượng thông qua việc cải cách chương trình, phương pháp dạy học và giáo viên (iii) giảm tỉ lệ tăng dân số hơn nữa với mục tiêu ổn định dân số ở mức 88-89 triệu vào năm 2010; và (iv) cải thiện các mục tiêu và tính hiệu quả của các chương trình nhằm giảm nghèo hoặc an sinh xã hội. Trọng tâm trong lĩnh vực bảo vệ mỏi trường là cải thiện việc tiếp cận nước sạch cho thành thị và nông thôn và phục hồi diện tích rừng bao phủ. 25. Phát triển m ột bộ máy nhà nước tro ng sạch và vững mạnh giảm tham nhũng và quan liêu là mục tiêu của kế hoạch cải cách hành chính công (PAR). Kế hoạch này nhấn mạnh, không kể những vấn đề khác, các vấn đề như định nghĩa lại vai trò của nhà nước ở tất cả các cấp, chú trọng phân cấp quyền lực trong hệ thống quản lý hành chính, cải cách hệ thống công chức và quản lý tài chính công. Việc đánh giá các nhu cầu pháp lý đang được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành và được nhiều cơ quan bên ngoài trong đó có cả ADB hỗ trợ, cũng đang soạn thảo một kế hoạch hành động để cải cách luật. 11 Các mục tiêu giảm nghèo đã chọn phụ thuộc vào tiêu chuẩn nghèo đuợc áp dụng. Xem Phụ lục 4 về Phàn tích Đói nghèo. 12Chiến lược Xoá đói giảm nghèo toàn diện và Phát triển (CPRGS), đưa ra một cách đánh giả gồm 3 phần dựa trên (i) viêc tao mỏi trường kinh tế và duỵ trì ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng (ii) tạo các cơ hội cho các gia đình nghèo (thông qua viec làm và các con đường tiếp cận cơ sở hạ tấng và các dịch vụ xã hội binh đẳng ); và (in) phát trien hệ thõng an sinh xã hoi cho người nghèo và nạn nhân thiên tai. Một Chiến lược Giảm nghèo tạm thời đã được IMF và Ngân hàng Thế giới thòng qua thang 7/2001. Các khoản vay giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng(PRGF) / Tín dụng cơ bản giảm nghèo cũng đưa ra cach tiếp can tương tự.
  17. Bảng 1 : Các m ục tiêu Phát triể n của V iệt Nam (Sd bộ) Mục tiéu 1: Xoá đói giảm nghèo Mục tiêu 5: Giảm thiểu tỉ lệ tử vong và suy dinh Chỉ tiêu 1: Trong khoảng từ 2001 đến 2010, giảm 40% dưỡng trẻ em tỉ lệ dân sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn quốc Chỉ tiêu 1 : Giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống tế. còn 30% vào năm 2005 và 25% vào năm 2010 và Chỉ tiêu 2: Trong khoảng từ 2001 đến 2010, giảm 75% giảm với tỉ lệ nhanh hơn tại các vùng thiếu cơ sở phục số người dân sống dưới mức nghèo lương thực quốc tế vụ. Chỉ tiêu 3: Giải quyết nguy cơ nghèo đói bằng cách Chỉ tiêu 2: Giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm tỉ lệ số hộ thuộc nhóm nghèo nhất xuống còn xuống 39% vào năm 2005 và xuống 32% vào năm dưới 10% giữa hai lần điểu tra. 2010. Chỉ tiêu 3: Giảm 25% tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 Mục tiêu 2: Đảm bảo Giáo dục tốt hơn cho mọi tuối vào năm 2005 và 20% vào năm 2010. người Chỉ tiêu 1: Đảm bảo 100% tỉ lệ nhập học tiểu học Mục tiêu 6: cải thiện sức khoẻ bà mẹ (80% ở trường trung học cơ sở) vào năm 2005 và giáo Chỉ tiêu 1 : Giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ xuống còn 80 dục cơ sở có chất lượng cho tất cả mọi người vào năm trên 100,000 ca sinh sống vào năm 2005 và 2010 chú trọng vào giáo dục bán trú tiểu học. 70/100,000 trên toàn quốc và 100/100,000 ở miền núi Chỉ tiêu 2: Loại bỏ khác biệt về giới trong giáo dục tiểu vào 2010. học và trung học vào năm 2005 và khác biệt về dân Chỉ tiêu 2: Đảm bảo cho tất cả chị em tiếp cận được tộc trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản an toàn 201 0 . và đáng tin cậy vào năm 2010. Mục tiêu 3: Đảm bảo bình đẳng giới và phát huy Mục tiêu 7: Phòng chống HIV/AIDS vai trò phụ nữ Chỉ tiêu 1: kìm hãm sự lây lan của HIV/AIDS trước Chỉ tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào năm 2005 và 2010 không để số lượng người nhiễm đời sống chính trị và công việc bằng cách tăng số phụ tăng. nữ vào các cơ quan dân cử và bộ máy Nhà nước ỏ các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện và xã) sao cho đến năm Mục tièu 8: Đảm bảo Tính bền vững về môi trường 2005 có tỉ lệ nữ là 15% trong các uỷ ban của Đảng, Chỉ tiêu 1: Mở rộng diện tích rừng bao phủ, tăng từ 30% trong Quốc hội và 20% trong các cơ quan dân mức 33% vào năm 1999 lên 43% vào năm 2010. cử. Chỉ tiêu 2: Tăng khả năng tiếp cận tài sản cho phụ nữ Mục tiêu 9: Cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thông qua việc đảm bảo đến năm 2005, có 100% giấy người nghèo đặc biệt khó khăn chứng nhận quyển sử dụng đất có đứng tên phụ nữ và Chỉ tiêu 1 : Cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu chồng họ. cho 75% xã nghèo vào năm 2005 và cho 100% xã Chỉ tiêu 3: c ả i thiện an ninh thân thể cho phụ nữ bằng nghèo vào năm 2010. cách giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia Chỉ tiêu 2: Đảm bảo lâu dài nguồn cung cấp nước đình sạch cho 52% số dân vào năm 2000 và tăng lên 68% Chỉ tiêu 4: Ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực làm giảm vào năm 2010. gánh nặng về thời gian cho phụ nữ. Mục tièu 10: Đảm bảo điếu hành tốt còng tác giảm Muc tiêu 4: Xoá bỏ nghèo đói, bảo tổn văn hoá và nghèo tính đa dạng của các dân tộc thiêu số. Chỉ tiêu 1 Xây dựng một hệ thông hành chính công Chỉ tiêu 1 : Bảo tổn và phát triển khả năng đọc viết dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện ngôn ngữ địa phương. đại, có hiệu quả và hiệu suất Chỉ tiêu 2: Đảm bảo phân bổ quyền sử dụng đất thuộc cá nhân và tập thể đối với tất cả các hình thức sử dụng đất cho phần lớn người dân tộc miền núi. Chỉ tiêu: Tăng tỉ lệ cán bộ nhà nước là người dãn tộc thieu số lên gan bang tỉ lệ người dân tộc thiểu số trong tổng dân số quốc gia. Nguồn: Poverty Task Force. B áo cáo p h á i triển Việt Nam 2002- C hiến lư ợc đ ề đạ t các m ục tiêu p h á t triền c ho Việt Nam, Báo cáo 1 đên 8 (2001). Báo cáo chuán bi cho Cuộc họp Nhóm tư vân Hà Nọi 7-8 thang 12 năm 2001.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0