intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như vậy, sau khi chủ động tiến công trước, giáng cho kẻ thù đang chuẩn bị xâm lược một đòn phủ đầu choáng váng hết sức bất ngờ, Lý Thường Kiệt đã kịp thời rút quân về nước, bày sẵn một thế trận để chủ động đánh tan các đạo quân xâm lược Tống

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077

  1. CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077
  2. Như vậy, sau khi chủ động tiến công trước, giáng cho kẻ thù đang chuẩn bị xâm lược một đòn phủ đầu choáng váng hết sức bất ngờ, Lý Thường Kiệt đã kịp thời rút quân về nước, bày sẵn một thế trận để chủ động đánh tan các đạo quân xâm lược Tống. Đặc điểm nối bật của thế trận này là bố trí trên diện rộng, có chiều sâu, có trọng điểm,phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân địa phương nhằm đánh địch cả trước mặt và sau lưng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ta lập chiến tuyến để đánh giặc, Lý Thường Kiệt không chủ trương phòng ngự đơn thuần, bị động. Sau một thời gian phòng ngự làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh và khoét sâu những khó khăn, nhược điểm của địch, quân ta sẽ chủ động tạo ra thời cơ để phản công quét sạch quân giặc ra khỏi đất nước. Ý định phản công đó được chuẩn bị từ đầu và thể hiện rõ ở thế trận cùng với sự bố trí lực lượng của Lý Thường Kiệt. Những đội quân vùng thượng du sau khi đón đánh quân địch tiến công vẫn ở lại tích cực hoạt động trong vùng địch chiếm đóng, làm cho quân địch càng ngày càng bị tiêu hao, mệt mỏi. Trong lúc đó, quân chủ lực, quân bộ và quân thủy vẫn tập trung ở những vị trí cơ động để có thể nhanh chóng chuyển sang tiến công giáng cho kẻ thù những đòn quyết định. Chiến tuyến sông Như Nguyệt vừa là tuyến phòng ngự buổi đầu vừa là bàn đạp xuấtphát của cuộc phản công chiến lược sau này. Tư tưởng chủ đạo của Lý Thường Kiệt quán triệt từ đầu chí cuối cuộc chiến tranh là tư tưởng tiến công hết sức chủ động. Chính vì vậy chiến tuyến sông Như Nguyệt là nơi sẽ diễn ra những trận chiến đấu ác liệt làm thất bại mọi cố gắng tiến công của quân địch và cũng là nơi sẽ diễn ra trận quyết chiến chiến lược quyết định thắng lợi của dân tộc ta và thất bại thảm hại của quân Tống xâm lược.
  3. Cuối năm 1076, quân Tống bắt đầu cuộc viễn chinh xâm lược nước ta. Thủy quân địch từ Khâm Châu tiến trước về phía Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh). Bộ binh địch tập trung ở Ung Châu theo nhiều ngả vượt biên giới tiến vào nước ta. Ngày 08 tháng 01 năm 1077, đại quân do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua ải Nam Quan tiến vào vùng Lạng Sơn, định theo đường thiên lý xuống Thăng Long trên các đường tiến quân của địch, quân ta chặn đánh quyết liệt ở nhiều nơi, gây cho chúng một số khó khăn, thiệt hại. Ngày 18 tháng 01 năm 1077, các mũi tiến công của quân Tống đến bờ bắc sông Cầu. Đúng như dự kiến của Lý Thường Kiệt, đến đây bộ binh và kỵ binh địch bị chặn đứng đứng trước chướng ngại tự nhiên và chiến tuyến kiên cố của quân ta ở bờ nam Như Nguyệt. Đây chính là lúc và nơi quân thủy bộ của địch cần phối hợp với nhau, tổ chức vượt sông để tiến thẳng về Thăng Long như kế hoạch hành quân đã vạch ra. Nhưng thủy binh Tống đã bị đội binh thuyền ta, do Lý Kế Nguyên chỉ huy, chặn lại ở Vĩnh An. Chúng cố gắng đánh mở đường để theo sông Đông Kênh tiến vào cửa sông Bạch Đằng, nhưng 10 trận liền bị quân ta đánh bại, không sao nhích lên được một bước. Tiến không được, rút lui về nước sợ bị tội, thủy binh địch đành đóng ở cửa sông Đông Kênh để chờ đợi tin tức của cánh quân bộ. Cho đến lúc có lệnh triều đình gọi về, bọn này mới biết chiến tranh đã thất bại! Đó là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân ta nằm trong toàn bộ kế hoạch kháng
  4. chiến của Lý Thường Kiệt. Chưa thấy thủy binh vào để hiệp đồng vượt sông, Quách Quỳ quyết định phải đóng quân lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt trên một trận tuyến dài 60 dặm (khoảng hơn 30 ki-lô-mét). Với ý đồ chuẩn bị vượt sông, tiếp tục cuộc tiến công đánh chiếm kinh thành Thăng Long, hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược, quân địch không dàn đều lực lượng trên trận tuyến kéo dài đó, mà đóng thành từng khối ở những vị trí xung yếu và nhất là ở những bến đò, con đường thuận lợi tiến về Thăng Long. Một bộ phận quan trọng quân Tống do phó tướng Triệu Tiết chỉ huy, đóng ở bờ bắc bến Như Nguyệt, vùng thôn Mai Thượng, xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) ngày nay. Đại bản doanh của chủ tướng Quách Quỳ đóng ở phía đông, cách khu vực đóng quân của Triệu Tiết 60 dặm (khoảng hơn 30 ki-lô-mét) (Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, sách đã dẫn). Hiện nay, tài liệu trong thư tịch và kết quả điều tra khảo sát điền dã chưa cho phép xác định địa điểm đóng quân này của địch. Nhưng căn cứ vào khoảng cách 60 dặm về phía đông so với sở chỉ huy của Triệu Tiết thì có thể phỏng đoán đại bản doanh của Quách Quỳ đặt ở khoảng đối diện với Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh), thuộc huyện Việt Yên (Bắc Giang) ngày nay. Đây cũng là một vị trí trọng yếu ở gần bến đò Thị Cầu và nằm trên đường thiên lý đi Thăng Long. Như vậy, quân địch chia làm hai khối lớn do chánh tướng và phó tướng trực tiếp chỉ huy, đóng ở hai địa điểm cách nhau 60dặm ở bờ bắc sông Như Nguyệt. Hai địa điểm ấy đều ở trước hai bến đò quan trọng của sông Như Nguyệt (bến Như Nguyệt và bến Thị Cầu) và nằm
  5. trên hai trục vận động thuận lợi nhất tiến về Thăng Long (đường Như Nguyệt - Thăng Long và Thị Cầu - Thăng Long). Điều đó càng chứng tỏ quân địch vẫn giữ đội hình tiến công và tạm đóng quân lại để tìm cách vượt sông Cầu, chọc thủng phòng tuyến quân ta, mở đường tiến đánh Thăng Long. Khoảng giữa hai khối quân lớn ở hai phía đông, tây một bộ phận quân Tống còn chia nhau đóng giữ một số vị trí cần thiết để có thế liên hệ, tiếp ứng với nhau khi tổ chức vượt sông cũng như khi bất ngờ bị quân ta tiến công. Trong số các vị trí đó có địa điểm núi Tiên Lát ở thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang) ngày nay. Khu núi Tiên Lát gồm có núi Voi, núi Chúc, núi Lều, núi Hoàng... độ cao dưới 80 mét. Đứng trên núi Phượng Hoàng có thể quan sát một vùng rộng lớn ở bờ nam sông Như Nguyệt từ xã Dũng Liệt đến xã Hòa Long và cả vùng Thị Cầu, Đáp Cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2