intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chín lỗi trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chín lỗi trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng Chúng ta đều biết kem chống nắng rất quan trọng đối với việc bảo vệ làn da khỏi tác dụng lão hóa của ánh nắng mặt trời nhưng không ít người vẫn mắc phải nhiều lỗi khi sử dụng kem chống nắng. Trong bài viết này, tạp chí Allure nhấn mạnh đến những lỗi lớn nhất trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng. 1. Nếu bạn không sử dụng đủ lượng kem chống nắng, bạn sẽ không có được sự bảo vệ cần thiết. Các bác sĩ da liễu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chín lỗi trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng

  1. Chín lỗi trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng Chúng ta đều biết kem chống nắng rất quan trọng đối với việc bảo vệ làn da khỏi tác dụng lão hóa của ánh nắng mặt trời nhưng không ít người vẫn mắc phải nhiều lỗi khi sử dụng kem chống nắng. Trong bài viết này, tạp chí Allure nhấn mạnh đến những lỗi lớn nhất trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng. 1. Nếu bạn không sử dụng đủ lượng kem chống nắng, bạn sẽ không có được sự bảo vệ cần thiết. Các bác sĩ da liễu khuyên nên dùng lượng kem khoảng 1 đồng xu cho phần mặt và khỏang 2 ly shot nhỏ cho phần cơ thể. Nếu bạn dự định dành nhiều thời gian ngoài nắng, dù sẽ mặc quần áo dài tay hay đội nón, bạn vẫn phải thoa kem chống nắng vào mặt và cơ thể ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài để kem thấm vào da. Nếu bạn đợi đến khi ra nắng mới thoa kem, da sẽ rất dễ tổn thương dưới ánh nắng khi kem thấm vào.
  2. 2. Bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da ngay cả khi bạn không thấy sự hiện diện của mặt trời. Vào một ngày nhiều mây, dù không thấy ánh mặt trời, làn da vẫn tiếp xúc với tia cực tím, gây lão hóa và ung thư, mức độ cũng tương đưong vào một ngày nắng nóng. Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách thoa kem chống nắng vào những vùng da lộ ra ngoài để không phải lo lắng khi phải ra ngoài.
  3. 3. Đừng để chỉ số chống nắng SPF đánh lừa bạn. Chỉ số chống nắng của kem chống nắng cao không có nghĩa là bạn được bảo vệ trong thời gian dài hơn. Dù bạn chọn loại kem có chỉ số chống nắng cao bao nhiêu, hãy luôn nhớ thoa kem lại ở thân và mặt theo liều lượng trên, sau mỗi 90 phút.
  4. 4. Khi chọn kem chống nắng, hãy chọn loại chống được cả tia cực tím A và B để có sự bảo vệ hoàn toàn nhất. Thêm vào đó, hãy chọn những loại có thành phần mexoryl, helioplex, hoặc zinc oxide.
  5. 5. Dù tóc bạn dày cũng không có nghĩa là da dầu luôn được bảo vệ. Khi cần ra nắng đầu trần, bạn vẫn phải chuẩn bị kem chống nắng dạng xịt để xịt lên tóc và da đầu hoặc phải luôn đội nón. Bạn cũng cần chú ý đến phần tai và mu bàn chân, là những nơi dễ bị bỏ quên sau khi bạn tắm biển xong.
  6. 6. Thoa thêm kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 15 lên kem có chỉ số SPF 30 không hề cho bạn sự bảo vệ tương đương với kem chống nắng có chỉ số SPF 45. Hãy luôn chỉ chọn loại kem có chỉ số SPF ít nhất là 30.
  7. 7. Nhiều loại phần nền và foundation hiện nay chứa kem chống nắng, thế nhưng chúng cũng không thể cho bạn sự bảo vệ cần thiết. Thay vì dựa vào chúng để có sự bảo vệ dưới ánh nắng, hãy thoa 1 lớp kem chống nắng lên mặt và vùng cổ, tai và sau gáy trước khi trang điểm.
  8. 8. Các loại thuốc chống cao huyết áp, thuốc ngừa thai hay một số loại kháng sinh có thể làm làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng và khiến hiện tượng bỏng nắng dễ xảy ra. Bạn cũng cần lưu ý đến những loại thức ăn như cần tây và chanh, cũng như các loại trái cây có chất chua vì chúng có chứa chất furocoumarins. Ánh nắng mặt trời sẽ có phản ứng hóa học với chất này và tạo nên những đốm sậm màu trên da rất khó phai. Vì thế, hãy cẩn thận khi dùng các loại cocktail trên bờ biển. 9. Bạn có thể đã quên chống nắng cho đôi môi, dù phần môi tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn những phần khác trên khuôn mặt. Bạn lại cần phải chú ý hơn nếu bạn có thói quen hay liếm môi. Nếu bạn dự định ra ngoài nắng, hãy thoa son dưỡng môi có chỉ
  9. số chống nắng SPF 20 và nhớ thoa lại thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn uống hay tắm biển. Da cháy nắng cần chăm sóc đúng cách Với cái nắng chói chang của mùa hè hiện nay, không ít người bị cháy nắng ở cổ, lưng trên, tay và vùng má. Bạn sẽ chăm sóc da của mình ra sao nếu gặp phải tình trạng này? Da được cấu tạo bởi 3 lớp từ ngoài vào trong gồm thượng bì, trung bì và hạ bì. Da rất nhạy cảm, đặc biệt là sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời mùa hè. Trường hợp bị cháy nắng nhẹ, sẽ xuất hiện vầng đỏ trên mặt da (do sự nở ra của các mạch máu), phồng rộp da, làm xuất hiện một màng nước ở lớp da ngoài cùng. Thường thì da tự lành bằng cách sản xuất ra những tế bào da mới. Nhưng trong quá trình tự làm lành này, một vài tế bào có thể trở thành bất bình thường và hậu quả là dẫn đến bệnh ung thư da. Vì thế, khi da có biểu hiện cháy nắng, bạn cần phải có biện pháp khắc phục sớm, tốt nhất là chữa trị khi tổn thương này mới bắt đầu xuất hiện, thậm chí cả trước khi quầng đỏ xuất hiện. Có một số biện pháp khắc phục tình trạng làn da bị cháy nắng: Tắm nước lạnh nhưng không phải là nước đá. Không thêm muối hoặc bất cứ loại tinh dầu nào vào trong nước. Không dùng tay hoặc dao cạo để cạo đi lớp da bị cháy nắng. Dùng khăn mặt ẩm hoặc khăn mềm để lau khô da sau tắm. Sử dụng kem chống nắng có chứa tinh chất lô hội làm mát Sử dụng kem làm mát hoặc trị sưng tấy da với sự tư vấn của bác sĩ da liễu. Không ra nắng vào thời điểm da đang bị cháy nắng. Nếu bạn bị mệt mỏi hoặc buồn nôn thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  10. Sau khoảng 4 – 7 ngày, tình trạng làn da cháy nắng sẽ được cải thiện, lớp da cháy nắng sẽ bị bong đi và tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da nhanh lão hóa, hình thành các nếp nhăn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Trong trường hợp bị cháy nắng nặng, bạn nên dùng các loại kem có chứa cortison (liều lượng và cách dùng phải có ý kiến của bác sĩ) sẽ có kết quả tốt hơn. Các loại thuốc chống viêm, loét cũng có tác dụng chữa lành chứng cháy nắng, đặc biệt nếu dùng kèm nó với kem đặc trị. Riêng với những người bị bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày thì không nên dùng thuốc kháng viêm. Để phòng cháy nắng, mỗi khi ra nắng, bạn nên thoa kem chống nắng có khả năng bảo vệ cao, đồng thời mặc áo dài tay, đi găng, đội mũ, đeo kính và đeo khẩu trang. Nếu không có việc cần, tốt nhất là không đi ra ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ
  11. Phòng hơn chữa, vậy nên để phòng tránh cháy nắng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên mức 30. Nếu đi biển, bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước. Ngoài ra, cần đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mang thêm ô, dù khi đi biển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2