intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chín niềm tin làm nên thành công

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

288
lượt xem
174
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đừng để thời gian chi phối bạn. Hãy kiểm soát thời gian: Các hạn chót và khung thời gian đặt ra các cột mốc cho công việc, tuy nhiên, đó có lẽ không phải là cách tốt nhất để làm việc. Một người bình thường khi được giao một nhiệm vụ thực hiện trong 2 tuần sẽ điều chỉnh cách làm việc để có thể hoàn thành công việc đó trong 2 tuần. Hãy tạm quên đi các hạn chót hoàn thành công việc. Tận dụng hết thời gian cần thiết cho một công việc và hoàn thành nó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chín niềm tin làm nên thành công

  1. Chín niềm tin làm nên thành công 1. Đừng để thời gian chi phối bạn. Hãy kiểm soát thời gian: Các hạn chót và khung thời gian đặt ra các cột mốc cho công việc, tuy nhiên, đó có lẽ không phải là cách tốt nhất để làm việc. Một người bình thường khi được giao một nhiệm vụ thực hiện trong 2 tuần sẽ điều chỉnh cách l àm việc để có thể hoàn thành công việc đó trong 2 tuần. Hãy tạm quên đi các hạn chót hoàn thành công việc. Tận dụng hết thời gian cần thiết cho một công việc và hoàn thành nó nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể. Sau đó, sử dụng thời gian mà bạn tiết kiệm được để hoàn thành các công việc khác cũng nhanh và hiệu quả như vậy. Những người bình thường cho phép thời gian chi phối họ, trong khi đó, người thành đạt dùng ý chí của mình để kiểm soát thời gian. 2. Các mối quan hệ là do chính mình lựa chọn. Bạn không hài lòng với kết quả làm việc của nhân viên. Khách hàng khó tính khiến bạn quay cuồng. Một vài người bạn tỏ ra ít kỷ, chỉ biết đến bản thân. Chính bạn chứ không ai khác là người chọn lựa các mối quan hệ của mình. Nếu những người xung quanh khiến bạn không hài lòng, đó không phải là lỗi của họ, đó là do bạn. Họ hiện diện trong các mối quan hệ công việc hay cá nhân của bạn vì chính bạn đã thiết lập và duy trì những mối quan hệ đó. Vì vậy, hãy suy nghĩ về những người bạn muốn làm việc cùng. Cân nhắc các khách hàng bạn thực sự vui thích được phục vụ. Ngẫm nghĩ về những người bạn muốn được làm bạn.
  2. Sau đó, hãy thay đổi bản thân để trở nên thu hút hơn. Người siêng năng thích làm việc cùng với những đồng nghiệp siêng năng. Người tử tế mong được gặp những người tử tế. Nhân viên xuất sắc muốn được làm việc cho sếp tài giỏi. Theo lẽ tự nhiên, những người thành đạt luôn bị cuốn hút bởi những người thành đạt. 3. Không có công việc nào là tầm thường. Điều duy nhất cho thấy giá trị của bạn chính là những đóng góp hữu hình mỗi ngày bạn cống hiến. Dù có thành tích làm việc xuất sắc, bạn cũng nên xắn tay áo làm bất cứ việc gì được yêu cầu. Không có công việc nào là tầm thường, không có nhiệm vụ nào mà bạn không học hỏi được một điều gì đó khi thực hiện nó. 4. Thành quả công việc là yếu tố quyết định, không phải số năm làm việc. Bạn có “10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website.” Sẽ không ai quan tâm bạn làm một công việc trong bao nhiêu năm. Số năm làm việc không thể nói lên được năng lực của bạn. Trải qua 10 năm làm việc, bạn vẫn có thể là nhà lập trình dở nhất thế giới. Thay vào đó, mọi người quan tâm đến những gì bạn đã làm được: bao nhiêu website bạn đã lập ra, con số hệ thống back-end bạn đã cài đặt, số lượng ứng dụng mà bạn phát triển. Những thành tựu đạt được trong công việc nói lên giá trị của bạn. Người thành đạt không cần phải miêu tả bản thân với những tính từ như “đầy nhiệt huyết”, “xuất sắc”, “sáng tạo”. Họ chỉ cần cho biết những gì mình đã làm được một cách khiêm tốn nhất.
  3. 5. Mỗi thất bại là một bài học. Khi hỏi bất cứ ai lí do nào khiến họ thành công, nhiều khả năng bạn sẽ nghe câu trả lời bắt đầu với từ “Tôi”, hoặc có khi là “Chúng tôi”. Nếu thay đổi câu hỏi: “Hãy chia sẻ nguyên nhân thất bại của bạn”, những lí do đưa ra thường không liên quan đến đối tượng được hỏi. Những câu trả lời này thường như của một đứa bé, “ Tại đồ chơi bị hỏng…” thay vì là “Con làm hư đồ chơi”. Nhiều người có thể viện đến lí do nền kinh tế suy thoái, thị tr ường còn non trẻ, nhà cung ứng thất hẹn. Luôn có nhiều nguyên nhân để đổ lỗi cho thất bại. Tuy nhiên, nếu làm vậy, bạn sẽ không học hỏi được từ thất bại. Vẫn có nhiều sự việc xảy ra khiến công việc của bạn không như mong muốn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là do bạn. Và điều đó hoàn toàn có thể thông cảm được. Bất cứ ai muốn thành công đều phải trả qua những thất bại. Hầu hết những người thành đạt đều nếm trải thất bại nhiều hơn bạn. Và đó chính là lí do dẫn họ đến thành công. Hãy dũng cảm đối mặt với thất bại bằng cách dám chịu trách nhiệm, rút ra b ài học và đảm bảo rằng, lần sau, sai lầm đó sẽ không lặp lại. 6.Tinh thần tự nguyện sẽ tăng cơ hội thành công. Xung phong làm một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn đòi hỏi làm được nhiều hơn nữa. Khi làm việc nhiều hơn, bạn đã gia tăng cơ hội cho chính mình: cơ hội được học hỏi, cơ hội gây ấn tượng, có thêm kĩ năng, phát triển thêm mối quan hệ. Tất cả
  4. những điều này giúp bạn phát triển khả năng làm việc và vượt xa khỏi những giới hạn công việc thường ngày. Mỗi thành công đều bắt đầu từ hành động. Càng xung phong làm nhiều việc, bạn càng có cơ hội học hỏi và trải nghiệm. Người thành đạt luôn dồn hết sức lực tiến về phía trước, tạo ra cơ hội cho chính mình. 7. Khách hàng là thượng đế. Chuyên môn hóa là tốt. Tập trung vào thế mạnh của mình cũng rất khôn ngoan. Nhưng tạo ra lợi nhuận còn tuyệt vời hơn. Bạn nên thực hiện bất cứ điều gì khách hàng yêu cầu, miễn là bạn được trả công xứng đáng và điều đó không sai trái, bất hợp pháp. Khách hàng muốn bạn giao hàng xa hơn khu vực bạn thường giao?Nhiều dịch vụ hơn phải được cộng thêm vào sản phẩm? Bạn phải làm thêm nhiều công việc “chân tay” trong khi công ty bạn thiên về high-tech? Đừng phàn nàn với những đòi hỏi của khách hàng, cứ chiều theo yêu cầu của họ và bạn sẽ gia tăng lợi nhuận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2