Chính sách giao thương giữa “Đông Dương thuộc Pháp” và Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX đến 1945
lượt xem 3
download
Qua khảo cứu các nguồn tư liệu, tác giả thấy, trong nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù phải đối đầu với chính sách độc quyền thương mại của Pháp nhưng Nhật Bản vẫn luôn là một đối tác quan trọng trong quan hệ giao thương giữa Đông Dương với các nước bên ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách giao thương giữa “Đông Dương thuộc Pháp” và Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX đến 1945
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 83-88 CHÍNH SÁCH GIAO THƯƠNG GIỮA “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP” VÀ NHẬT BẢN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 Nguyễn Thị Thanh Tùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thanhtungsphn@gmail.com Tóm tắt. Xứ Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam với Nhật Bản có truyền thống thương mại từ rất sớm, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII khi kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1945, ba nước Đông Dương bị độc chiếm, trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Tuy nhiên, hoạt động giao thương giữa Đông Dương với Nhật Bản vẫn không hề bị gián đoạn. Trong nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù phải đối đầu với chính sách độc quyền thương mại của Pháp nhưng Nhật Bản vẫn luôn là một đối tác quan trọng trong quan hệ giao thương giữa Đông Dương với các nước bên ngoài. Từ khóa: Trục tam giác, chính sách giao thương, Đông Dương, Nhật Bản. 1. Mở đầu Xứ Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam với Nhật Bản có truyền thống thương mại từ rất sớm, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII khi kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Đến thời Cận đại (1858-1945), Đông Dương trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Tất cả các chương trình khai thác xứ Đông Dương của thực dân Pháp đều nhằm mục đích độc quyền, vơ vét của cải, tài nguyên, sức người Đông Dương để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa chính quốc, làm giàu cho chính phủ và các tập đoàn tư bản Pháp. Từ đó, có ý kiến cho rằng, hoạt động giao lưu kinh tế truyền thống giữa Đông Dương với Nhật Bản sẽ bị lắng xuống hoặc gián đoạn. Tuy nhiên, qua khảo cứu các nguồn tư liệu, tác giả thấy, trong nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù phải đối đầu với chính sách độc quyền thương mại của Pháp nhưng Nhật Bản vẫn luôn là một đối tác quan trọng trong quan hệ giao thương giữa Đông Dương với các nước bên ngoài. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chính sách thương mại trục tam giác Pháp - Đông Dương - Nhật Bản trong ba thập niên đầu thế kỷ XX Chính sách ngoại thương giữa Đông Dương với Nhật trong ba thập niên đầu thế kỷ XX được thể hiện qua các hiệp ước thương mại và hoạt động của phái đoàn ngoại giao hai 83
- Nguyễn Thị Thanh Tùng nước. Đặc điểm nổi bật nhất là trong giai đoạn này là sự chủ động trong việc duy trì lợi ích thương mại ở Đông Dương nghiêng về phía Nhật. Tuy nhiên, trong 30 năm đầu thế kỷ XX, hai bên chưa bao giờ đạt được một thỏa thuận thương mại trực tiếp và có hiệu lực. Do vậy, mặc dù quan hệ thương mại giữa hai bên được duy trì nhưng hết sức bấp bênh. Năm 1907, Hiệp ước thông thương Pháp - Nhật ký năm 1896 chuẩn bị hết hiệu lực, Nhật đã chủ động thương lượng về Hiệp ước thương mại và hàng hải Pháp - Nhật với mong muốn được hưởng chế độ thuế thấp nhất trong việc buôn bán với Việt Nam nhưng Pháp đã không nhất trí. Hai bên thừa nhận quyền lợi của nhau ở khu vực Đông Á, Pháp chỉ hứa bảo vệ quyền lợi tài sản và tính mạng của người Nhật ở Đông Dương nhưng không đề cập đến việc cho Nhật hưởng chế độ thuế thấp nhất. Những điều khoản trong Hiệp ước thương mại và hàng hải Pháp - Nhật năm 1907 đã ghi: Điều 1: Cả 2 bên đều có quyền tự do thương mại và hàng hải giữa hai quốc gia và có những lợi ích cao nhất của mình. . . Họ được quyền thực hiện việc buôn bán, kế thừa sở hữu các tài sản và bất động sản, cũng như việc được tạo điều kiện thuận lợi tự do đi lại giữa hai quốc gia áp dụng những mức đóng thuế phù hợp. Điều 3: Trong tất cả các thành phố trên và các cảng Hacodadi, Lanagawa và Na- gasaki, người Pháp có thể nhập hàng hóa đến, có quyền thuê đất và mua nhà. Họ có quyền xây nhà, xây kho nhưng không được xây pháo đài hoặc đặt đồn bốt trong khi lấy cớ là xây kho và nhà ở. . . [9] Năm 1909, Saliege (người Pháp) là Lãnh sự danh dự của người Nhật tại Sài Gòn đã đề nghị Toàn quyền Đông Dương cho Nhật được hưởng thuế suất ưu đãi ở Đông Dương như với thuộc địa của Pháp. Nhưng phía Pháp đòi hỏi muốn thực hiện chính sách đó thì phía Nhật phải xóa bỏ việc đánh thuế cao đối với mặt hàng lúa gạo và 4 mặt hàng khác của Đông Dương xuất sang Nhật. Tất nhiên, yêu cầu này không được Nhật chấp thuận vì Chính phủ Nhật đang thực hiện chính sách bảo hộ đối với nông nghiệp của nước họ. Ngày 19/8/1911 hai bên đã thỏa thuận với nhau về cách xử lý tầm quốc gia có nhiều thuận lợi nhất cho hai bên. Năm 1913, Nhật Bản đề nghị chính quyền thực dân Đông Dương thông qua thỏa thuận năm 1911 cho một số hàng hóa. Đổi lại, Đông Dương đã đề nghị giảm các mức thuế quan đối với gạo xuất sang Nhật. Năm 1918, tại Hội nghị Thái Bình Dương, Nhật tranh thủ lợi dụng diễn đàn quốc tế để giải quyết vấn đề quan hệ thương mại Việt- Nhật nhưng bị Pháp phản đối. Ý đồ cải thiện chính sách thuế quan của Pháp với hàng hóa Nhật tại Đông Dương vẫn chưa được cải thiện, với lý do Nhật gần Đông Dương nên chi phí vận chuyển rẻ, giá cả cũng rẻ và là những mặt hàng đủ sức cạnh tranh với hàng của Pháp. Mặt khác, Chính phủ Nhật lại bảo hộ cho thương mại bằng chi phí tài chính và bảo hiểm nên việc hạ thuế suất với hàng của Nhật sẽ gây tổn hại tới hàng hóa của Pháp. Nhưng kể từ năm 1921, đã nảy sinh những cuộc tranh luận mới về việc mở rộng mức thuế tối thiểu ở Đông Dương cho Nhật Bản, đối với những sản phẩm có tính cạnh tranh. Các cuộc đàm phán với Nhật Bản có sự tham gia của các Phòng thương mại Đông Dương, Bộ ngoại giao, Ủy ban Đông Dương được dẫn dắt bởi Giám đốc thuế quan Kircher do ông ta có hiểu biết nhiều về vấn đề và tình hình Châu Á. Tuy nhiên, “các cuộc tranh luận diễn 84
- Quan hệ kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX ra ở Tokyo kéo dài cho đến năm 1924 đã gây lo lắng cho các nhà trồng bông Pháp cũng như là Liên hiệp thuộc địa, mà một trong những lo ngại chính là nhìn thấy Đông Dương ký một hiệp ước mới về thuế quan coi thường những lợi ích của Mẫu quốc” [7;562-563]. Năm 1924, Toàn quyền Méclanh cùng phái đoàn sang thăm Nhật. Tại đây, Thỏa thuận Tokyo đã được ký kết giữa Méclanh với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Matsuhira có nội dung: Những mặt hàng nhập khẩu từ Nhật mà không ảnh hưởng gì đến công nghiệp của Pháp và Đông Dương thì được hưởng quy chế thấp nhất, ngoài ra những sản phẩm khác của Nhật có thể được xem xét để được hưởng chế độ thuế trung gian như hàng của Anh, Mỹ. Cụ thể, Về chế độ đối với các sản phẩm của Nhật nhập vào Đông Dương, “Toàn quyền đã chính thức thông báo cho Chính phủ Tôkyô từ nay về sau việc chấp thuận giảm thuế: 30% đối với hạt tiêu; 20% đối với cà phê; 50% đối với một số loại chiếu; 50% đối với sơn hoặc dầu sơn; 20% đối với dầu gỗ; 30% đối với nước mắm; 50% đối với một số sản phẩm từ tre. . . ” [10]. Đáp lại hành động của chính phủ thực dân Đông Dương, từ 1925 đến 1929, Chính phủ Nhật đều cử phái đoàn ngoại giao sang thăm Đông Dương với mục đích cải thiện hơn nữa quan hệ giao thương Pháp - Nhật tại Đông Dương. Kết quả là năm 1927, hai nước đã ký kết Nghị định thư về việc cư trú, kinh doanh, vận tải có lợi cho người Nhật tại đây. Tuy nhiên, năm 1928, Nhật lại ban hành luật hạn chế nhập khẩu gạo Đông Dương. Cũng năm đó, Pháp ban hành đạo luật thuế quan mới, tăng thuế suất các mặt hàng ngoại quốc trong đó có Nhật. Sự bất đồng trong chính sách thương mại này đã khiến những cố gắng hai bên đạt được trong Nghị định thư 1927 đi đến thất bại. Vấn đề lợi ích thương mại ở Đông Dương đã trở thành sự kiện phân li của nước Pháp đối với những quan hệ thuế quan với Nhật Bản. Như vậy, cho đến trước thềm đại khủng hoảng kinh tế thế giới thì chính sách thương mại Pháp - Nhật vẫn chưa đạt đến một Hiệp ước thương mại có lợi cho cả Đông Dương và Nhật. Nguyên nhân của tình trạng xuất phát từ cả hai phía: - Về phía chính quyền thực dân Pháp: Muốn độc chiếm thị trường Đông Dương, biến Đông Dương thành nơi tiêu thụ hàng hóa Pháp, bất chấp truyền thống thương mại, thói quen và nhu cầu của người dân Đông Dương. - Về phía chính phủ Nhật Bản: Vừa muốn duy trì và phát triển quan hệ thương mại ở Đông Dương và Đông Nam Á nhưng lại theo đuổi đường lối thương mại bảo thủ đối với mặt hàng lúa gạo của Đông Dương và một số mặt hàng khác. Chính phủ Nhật chỉ muốn nhập khẩu từ Đông Dương mặt hàng mà Nhật thiếu là than đá, cao su, hắc ín. Còn đối với thị trường lúa gạo, nhu cầu của Nhật cũng bức thiết nhưng Nhật nghiêng về nhập khẩu từ Triều Tiên vì chi phí vận chuyển từ Triều Tiên tới Nhật Bản thấp hơn. Chính thái độ của hai phía ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thương của hai bên trong giai đoạn này. 85
- Nguyễn Thị Thanh Tùng 2.2. Bước ngoặt mới trong chính sách thương mại giữa Pháp và Nhật Bản về Đông Dương từ những năm 30 đến năm 1945 Ở giai đoạn này, Nhật tiếp tục theo đuổi các cuộc thương thuyết với Pháp nhằm tìm kiếm chế độ thuế ưu đãi trong quan hệ ngoại thương với Đông Dương. Năm 1929, tại Hội nghị Luận Đôn (Anh), đại diện Nhật đề nghị Pháp cho giảm 50% thuế đối với các hàng hóa của Nhật xuất sang Đông Dương. Đây là mức thuế cao gấp 2 lần so với thuế ưu đãi. Nhưng phía Pháp đã khước từ đề nghị đó. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 buộc Pháp phải tìm một hướng đi mới trong giải quyết hậu quả của nó. Lúc này, chính quyền thực dân Đông Dương đã chủ động đưa ra các đề án mới để tiếp tục các cuộc thương thuyết với Nhật với yêu cầu: không bắt buộc Nhật phải nhập lúa gạo, nhưng Nhật không được đánh thuế với mặt hàng than đá và một số hàng hóa khác của Đông Dương. Kết quả của các cuộc thương thuyết này là năm 1932, Hiệp định thương mại Pháp - Nhật được kí kết. quy định những mặt hàng của Nhật được hưởng quy chế thuế quan ưu đãi khi nhập cảng vào Đông Dương và ngược lại. “Đối với hàng của Nhật như thực phẩm được giảm 40% thuế, sắt thép 50%, đồ dệt bằng sợi 40%, đồ cao su 15%; các thứ hàng của Đông Dương được hưởng thuế thấp là ngô, cao su sống, nhựa sơn, bông...” [1]. Với hiệp ước này, phía Nhật đã có 32 mặt hàng được hưởng thuế ưu đãi hay trung gian. Có thể nói, đây là lần đầu tiên từ năm 1896, một hiệp ước thương mại trực tiếp giữa Pháp và Nhật về buôn bán ở Đông Dương được kí kết với những điều khoản thỏa mãn yêu cầu của cả hai phía. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong việc phát triển quan hệ giao thương giữa Đông Dương và Nhật Bản- điều mà trong giai đoạn trước, Chính phủ Nhật luôn đặt mục tiêu hướng tới. Sau thời gian của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, một vấn đề nổi cộm đặt ra đó là việc Nhật và Pháp giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đã tác động đến quan hệ giao thương trong thời kỳ này. Phía Pháp, mặc dù có thái độ thân thiện hơn với Nhật nhưng sâu xa, chính sách của Pháp hướng tới mục đích cột chặt Đông Dương vào Pháp. Vì vậy, quan hệ Đông Dương với các nước bên ngoài trong đó có Nhật vẫn gặp khó khăn. Để giải quyết khủng hoảng, Nhật chủ trương “quân phiệt hóa” phát triển nền kinh tế quân sự, chuẩn bị điều kiện cho cuộc đại chiến thế giới đòi lại những quyền lợi Nhật bị mất. Để thực hiện việc đó, Chính phủ Nhật đã đưa ra một kế hoạch gồm bốn bước: Chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, chiếm toàn bộ Trung Quốc, tiến tới làm chủ châu Á và bước cuối cùng là bá chủ toàn cầu. Do vậy, Đông Nam Á trong đó có Đông Dương trở thành mục tiêu chiến lược, là “quốc sách” của Nhật khi hướng về phương Nam. “Nếu chiếm được Đông Dương thuộc Pháp thì có nghĩa là cả khu vực Đông Nam Á - niềm khát vọng của đất nước “anh cả da vàng” sẽ nằm trong tầm tay, và từ đấy việc kiểm soát biển Đông sẽ không hề khó khăn” [5;16]. Để thực hiện mục tiêu biến Đông Dương thành vị trí quân sự chiến lược và kho dự trữ lương thực, thực phẩm cho quân đội, Chính phủ Nhật đã có sự chuẩn bị ngay từ rất sớm thông qua chính sách thâm nhập về kinh tế và ngoại giao. Các thương nhân và các 86
- Quan hệ kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX công ty thương mại của Nhật đã đầu tư vốn cùng với tư bản Pháp mở thêm các nhà máy, xí nghiệp khai thác mỏ ở Đông Dương, mua các nguyên liệu, lúa gạo Đông Dương mang về Nhật, đồng thời, tạo điều kiện để các hàng hóa của Nhật thâm nhập vào thị trường Đông Dương. Cho đến năm 1940, theo thống kê về quan hệ thương mại, số gạo Đông Dương xuất sang Nhật là 439 000 tấn, bằng 1/4 tổng số gạo Nhật mua từ nước ngoài. Rõ ràng, biện pháp kích thích thương mại giữa hai bên vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Pháp và Nhật, vừa giúp cho ý đồ chính trị của Nhật đối với khu vực Đông Nam Á diễn tiến thuận lợi hơn. Ngày 22/9/1940, Nhật chiếm đóng Việt Nam, mở đầu cho giai đoạn thống trị Đông Dương. Trong giai đoạn này, thương mại Đông Dương với Nhật có sự liên kết chặt chẽ qua hàng loạt các chính sách, biện pháp thương mại có lợi cho Nhật. Liên tiếp các hiệp định, thỏa ước có lợi cho Nhật được kí kết nhằm mục đích vận chuyển các mặt hàng hóa, nguyên vật liệu từ Đông Dương sang Nhật. Ngày 20/1/1941, Pháp và Nhật đã kí Hiệp định về việc Đông Dương sẽ cung cấp cho Nhật 500000 tấn gạo trong năm 1941. Đặc biệt, ngày 6/5/1941, Chính phủ Pháp và Nhật ký kết những hiệp ước về quan hệ kinh tế giữa Nhật và Đông Dương giữa đại diện của Pháp tại Nhật là Đặc sứ Aden (Asene) và Rôbanh với Ngoại trưởng Nhật Matsuoka và Đặc sứ Matsumyia. Về quan hệ thương mại, nội dung Hiệp ước thuế quan và thương mại Pháp- Nhật nêu rõ: “Hàng hóa của Đông Dương xuất sang Nhật và ngược lại đều được hưởng một chế độ thuế quan rất nhẹ, với các mức: miễn thuế hoàn toàn, thuế suất dưới mức tối thiểu và mức thuế danh cho “tối huệ quốc”” [8;28-329], trong đó phía Nhật có 300 mặt hàng được ưu tiên, Đông Dương có 16 mặt hàng. Có thể nói, Hiệp ước thuế quan và thương mại Pháp- Nhật ngày 6/5/1941 đã hoàn toàn cởi bỏ rào cản kinh tế giữa Nhật với Đông Dương do thực dân Pháp dựng lên gần một thế kỷ. Nó đã góp phần mở toang cánh cửa giúp cho sự hiện diện kinh tế, tài chính của Nhật trên vùng bán đảo Đông Dương. Bắt đầu từ đây, Nhật Bản trở thành khách hàng chính ở Đông Dương. Từ tháng 6/1941 đến 9/3/1945, Nhật đã cột chặt các quốc gia Đông Dương phải phục vụ cho thương mại của Nhật. Tuy nhiên, cần phải khẳng định về bản chất, đó là sự phát triển đường đột, gượng ép vì nhu cầu của chiến tranh và mục đích chính trị của chính phủ Nhật chứ không phải sự phát triển tự nhiên từ truyền thống thương mại hai bên. 3. Kết luận Như vậy, thông qua việc nghiên cứu các Thỏa ước, Hiệp ước thương mại giữa Đông Dương và Nhật từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 giúp chúng ta có căn cứ để khẳng định rằng, mặc dù chịu sự thống trị của thực dân Pháp và chịu ảnh hưởng của ý đồ chính trị của chính phủ Nhật và Pháp, nhưng quan hệ thương mại giữa hai bên luôn được quan tâm ở mức độ nhất định. Chính sách thương mại luôn được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh lịch sử, tạo ra những chuyển động tích cực cho nền kinh tế của Đông Dương và Nhật Bản trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Từ đó, bức tranh thương mại của Đông Dương 87
- Nguyễn Thị Thanh Tùng và bản chất của thực dân Pháp trong việc phát triển kinh tế thuộc địa được nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng đắn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GGI-1932. A.s de la négociation du traité de commerce entre Indochine et le Japon, Hồ sơ số 140. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. [2] GGI- 1907. A.s de l’accord commercial entre l’Indochine avec le Japon, Hồ sơ số 3225. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. [3] GGI-1943. Accord entre le Gouvernement général de l’indochine et la Mission japon- aise à Sai gon concernant la production du butanol pour le compte de la marine japon- aise, Hồ sơ số 7315. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. [4] GGI. Exportations indochinoises vers le Japon, Hồ sơ số 4217. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. [5] Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, 1996. Quan hệ Nhật- Pháp ở Đông Dương trong chiến tranh Thái Bình Dương. Nxb Chính trị Quốc gia. [6] Nguyễn Văn Khánh, 1999. Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [7] Kham Voraphet, 2004. Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945. Ed. Les Indes Savantes, Paris. [8] Dương Trung Quốc, 2005. Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập 2 (1919-1945). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] RST- 8611, 1907. A.s du traté de Commerce et de navigation entre la France et le Japon. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. [10] RST- 74814, 1924. Relations douanières entre l’Indochine et le Yunnan, le Japon, la Chine. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. ABSTRACT Trading policy between Indochina and Japan from in the first half of 20th century to 1945 In what was then Indochina, a great deal of trade occurred between Vietnam and Japan, especially in the 17th and 18th centuries. From the late 19th century to 1940, the three countries of Indochina were monopolized and became colonies under the control of the French but trading activities between Indochina and Japan continued. From infor- mation gleaned from documents and foreign newspapers (mainly in French), the author discovered that in the first half of the 20th century, although the French operated under a commercial monopoly policy, Vietnam was one of Japan’s important trading partners. 88
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
56 p | 201 | 51
-
Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội ở Việt Nam và Canada - Trần Thị Hằng, Nguyễn Lê Trang (biên dịch)
31 p | 160 | 24
-
DANH ĐỘNG TỪ THƯỜNG GẶP TRONG THƯƠNG MẠI - 4
56 p | 83 | 11
-
Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp thực phẩm TP. HCM (HUFI)
9 p | 154 | 11
-
Cách dạy và học chữ Hán của người Việt xưa dưới góc nhìn của phương pháp giảng dạy hiện đại
8 p | 98 | 11
-
DANH ĐỘNG TỪ THƯỜNG GẶP TRONG THƯƠNG MẠI - 2
56 p | 98 | 10
-
Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI)
9 p | 101 | 8
-
Chính sách quản lí và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời kỳ 1802 - 1858
9 p | 94 | 5
-
Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6/3/1946
11 p | 55 | 2
-
Nâng cao hiệu quả mối liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học trong việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghiệp
11 p | 11 | 2
-
Vài nét về quan hệ thương mại Hàn Quốc – Nhật Bản (1991–2013)
13 p | 72 | 2
-
Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVII
14 p | 76 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn