Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 9
download
Bài viết Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tập trung phân tích: Khái quát chung về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Lương Thị Thu Thảo45 Lê Đoàn Mai Linh46 Nguyễn Phạm Hoàng Vy47 TÓM TẮT Những năm trở lại đây, sự thay đổi của công nghệ 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải thực hiện đổi mới sáng tạo. Đây là cốt lõi của chiến lược tăng trưởng, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn, có thể trả lương cao hơn và cung cấp điều kiện tốt hơn cho người lao động. Do đó, cần có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành đổi mới sáng tạo. Một số quốc gia trên thế giới đã tiến hành triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo đạt được những kết quả đáng mong đợi trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Việc triển khai và thực hiện tốt những chính sách này là một bài học kinh nghiệm mà Việt Nam nên tham khảo. Nắm bắt được điều đó, bài viết này nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích: (i) Khái quát chung về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; (ii) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới; (iii) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ABSTRACT: In recent years, the change of 4.0 technology has posed many challenges for businesses, especially for small and medium enterprises. To be able to 45 Sinh viên lớp Luật Dân sự, Khóa 20, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM), Sđt: 0392599351, email: thaoltt20503@st.uel.edu.vn. 46 Sinh viên lớp Luật Thương mại quốc tế, Khóa 20, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM), Sđt: 0773591391, email: linhldm20502@st.uel.edu.vn. 78
- survive and develop, businesses must innovate. This is the core of the growth strategy, helping businesses achieve higher productivity, be able to pay higher wages and provide better conditions for workers. Therefore, there should be more supportive policies for small and medium enterprises to innovate. A number of countries around the world have implemented policies to support innovative small and medium enterprises to achieve desirable results in developing the national economy. The implementation and good implementation of these policies is a lesson learned that Vietnam should refer to. With that in mind, this article will focus on analyzing: (i) General overview of supporting small and medium enterprises to innovate; (ii) Policies to support small and medium enterprises in innovation of some countries in the world; (iii) Lessons learned for Vietnam. Từ h a: Đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ. Keywords: Creative innovation, small and medium enterprises, supporting policies 1. Khái quát về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo 1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, DNNVV phải được coi là trung tâm của quá trình đổi mới công nghệ. Tại Việt Nam, DNNVV chiếm trên 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế48. Chính vì lẽ đó, các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện và tiến bộ. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã có đạo luật hỗ trợ DNNVV khi Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vào ngày 12/6/2017. Trong đó, các tiêu chí để xác định một doanh 47 Sinh viên lớp Luật Dân sự, Khóa 20, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM), Sđt: 0949435447, email: vynph20503@st.uel.edu.vn. 48 Vũ Long (2022), Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp lớn cho nền kinh tế, , truy cập ngày 25/9/2022. 79
- nghiệp nhỏ và vừa đã được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, như sau: “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu ch sau đây a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. 3. Ch nh phủ quy định chi tiết Điều này.” Có thể nói, những năm qua, DNNVV đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của các địa phương, sự phát triển của các DNNVV đã đóng góp không ít vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, với sự biến động của thị trường hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra cuộc cách mạng số thì việc tìm giải pháp để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển là điều rất quan trọng. Một trong các giải pháp đó là các doanh nghiệp phải tăng cường ĐMST. Dựa trên thực nghiệm thì ĐMST có vai trò tích cực trong việc tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp49. Vậy ĐMST trong hoạt động của doanh nghiệp là gì? Sáng tạo là việc mà người lao động đưa những ý tưởng cho doanh nghiệp; chủ yếu được hình thành trong quá trình học tập, làm việc, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình lao động; nhằm nâng cao năng suất và cải tiến công việc. Đổi mới là: “Đổi mới là quá trình doanh nghiệp chuyển hóa các ý tưởng của người lao động thành các sản phẩm và quy trình mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó, những ý tưởng mới của người lao động là điểm khởi đầu cho 49 Ngô Hoàng Thảo Trang (2016), “Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vai trò của hoạt động đổi mới”, Tạp ch khoa học Đại học Mở TP.HCM, Số 12 (1) 2017. 80
- quá trình đổi mới của doanh nghiệp”50. Sáng tạo sẽ là tiền đề cho những đổi mới được diễn ra. Sáng tạo để hình thành ý tưởng. Từ những ý tưởng sáng tạo tốt, có khả năng tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp sẽ áp dụng vào trong thực tế. Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo là những doanh nghiệp có định hướng tìm kiếm giải pháp, tận dụng các cơ hội và nhân lực nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo ra năng suất và chất lượng góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo ĐMST có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: tư duy, mô hình kinh doanh... nhưng dù ở bất kỳ góc độ nào thì doanh nghiệp, công ty vẫn là trung tâm của ĐMST51. Để các doanh nghiệp ĐMST thành công, hiệu quả thì không thể phủ nhận vai trò trong việc hỗ trợ của nhà nước. Điển hình là việc Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Trong đó, xác định DNNVV là doanh nghiệp đáp ứng 2 tiêu chí: (i) Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; (ii) tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng 52 ; các tiêu chí được quy định chi tiết ở Điều 20 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với các DNNVV, hoạt động sáng tạo được nhà nước hỗ trợ chủ yếu về khởi nghiệp. Những doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh có khả năng tăng trưởng nhanh; dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ53 nhằm giải quyết các nhu cầu của thị trường; đặc trưng 50 Nguyễn Chí Long (2021), Hiểu đúng về đổi mới và sáng tạo, Tạp chí Công thương, số 23-Tháng 10/2021, tr.193,, truy cập ngày 25/9/2022. 51 Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hùng Sơn (Đồng chủ biên) (2021), Phát triển kinh tế số ở Việt Nam Một số phân t ch ch nh yếu, NXB ĐHQG TPHCM, tr.287. 52 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 53 Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 81
- của các doanh nghiệp đó là tốc độ tăng trưởng nhanh54. Để được hỗ trợ thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: “Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần”55, và quy định chi tiết tại Điều 21 Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Bởi lẽ, chào bán chứng khoán là kênh thu hút đầu tư vốn, nơi kết nối giữa những người có cung cầu về vốn; nếu doanh nghiệp đã chào bán chứng khoán mà vẫn được nhà nước hỗ trợ về chính sách tài chính sẽ không đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp khác. Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị 56. Các vấn đề mà các DNNVV được hỗ trợ vào gồm: Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; Hỗ trợ về vấn đề tư vấn sở hữu sở hữu trí tuệ, sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ công nghệ; Hỗ trợ về vấn đề đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực của nhân sự57. 1.3. Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo Các DNNVV có quy mô vốn khá hạn hẹp và thường không tiếp cận với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư, khó tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Điều này gây ra hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các doanh nghiệp này. DNNVV có tỉ lệ cạnh tranh cao trên thị trường. Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường còn nhiều hạn chế về nhân lực, nguồn lực. Việc tồn tại, duy trì, 54 Trần Văn Thiện (2020), Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của tuổi trẻ Việt Nam, , truy cập ngày 25/9/2022. 55 Khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 56 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 82
- phát triển trên thị trường ngày càng khốc liệt và khó khăn. Khả năng sáng tạo cao và là thành viên chính của công nghiệp phụ trợ: Những doanh nghiệp lớn như Google, Microsoft, Honda, Hoàng Anh Gia Lai xuất phát từ những doanh nghiệp nhỏ. Những ý tưởng kinh doanh luôn xuất phát từ những doanh nghiệp nhỏ có tinh thần khởi nghiệp cao, biết tiếp cận thị trường và luôn đổi mới để phát triển. Tại Hoa Kỳ, các SMEs đóng góp trên 50% các phát minh. Tại Anh Quốc có đến 88%58 các SMEs áp dụng công nghệ mới hay có cải tiến về sản phẩm. Và điều đặc biệt quan trọng là các SMEs hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ chiếm đa số. Các doanh nghiệp như Honda, Canon tại Việt Nam sẽ có chi phí cao nếu không có các sản phẩm gia công từ các SMEs tại Việt Nam phục vụ như là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn này 59. 2. Các chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của một số quốc gia 2.1. Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của Mỹ Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển với sự chuyển đổi công nghệ hàng đầu trên thế giới nhưng Chính phủ Mỹ vẫn hết sức coi trọng sự tồn tại và phát triển của DNNVV. Tại Mỹ, 30 triệu doanh nghiệp nhỏ là động lực chính của nền kinh tế, tạo ra hai phần ba việc làm mới của khu vực tư nhân và sử dụng hơn 50% nguồn lao động quốc gia. Hiện nay, trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, chỉ số về khả năng ĐMST của Mỹ xếp vị trí thứ hai thế giới, chỉ sau Đức. 57 Khoản 2 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 58 Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. 59 Đoàn Tranh, Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), Đại học Duy Tân. 83
- Hình 1. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Mỹ, 2019 Nguồn: Klaus Schwab, The Global Competitiveness 2019, World Economic Forum. Sự thành công của Mỹ trong việc thúc đẩy các DNNVV ĐMST chính là sự kết hợp hài hòa của các chính sách sau: Thứ nhất là thiết lập Chương trình chuyển đổi công nghệ DNNVV (Small Business Business Transfer Program) và Chương trình nghiên cứu sáng kiến DNNVV (Small Business Innovation Research Program - SBIR) Các chương trình Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (SBIR) và Chuyển giao Công nghệ Doanh nghiệp Nhỏ (STTR) là những chương trình có tính cạnh tranh cao khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ trong nước tham gia vào nghiên cứu và phát triển Liên bang với tiềm năng thương mại hóa. Thông qua một chương trình cạnh tranh dựa trên giải thưởng, SBIR và STTR cho phép các doanh nghiệp nhỏ khám phá tiềm năng công nghệ của họ và cung cấp động cơ thu lợi nhuận từ việc thương mại hóa nó. Bằng cách đưa các doanh nghiệp nhỏ đủ điều kiện vào lĩnh vực R&D của quốc gia, sự đổi mới công nghệ cao được kích thích và Hoa Kỳ đạt được tinh thần kinh doanh khi đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu và phát triển cụ thể của mình60. 60 The SBIR and STTR Programs, , truy cập ngày 25/9/2022. 84
- Thứ hai là thúc đẩy hoạt động của các công ty đầu tư mạo hiểm và thị trường chứng khoán để giúp các công ty mới tiếp cận được nguồn tài chính. Đây là một trong số những yếu tố quan trọng giúp Mỹ trở thành một hệ thống ĐMST hàng đầu trên thế giới. Chính nguồn đầu tư từ những công ty mạo hiểm này đã giúp cho những công ty khởi nghiệp, những công ty có quy mô nhỏ và vừa có được nguồn vốn để thực hiện các hoạt động ĐMST. Năm 1946, công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ là ―Công ty nghiên cứu và phát triển Mỹ‖ (ARD) ra đời và liên tục hỗ trợ thành công những công ty công nghệ khởi nghiệp, thành công nhất phải kể đến hỗ trợ thành công công ty Digital Equipment Company (DEC). Trong 26 năm thành lập, hơn một nửa lợi nhuận của ARD là do DEC đem lại. Cho đến năm 1958 thì ngành đầu tư mạo hiểm của Mỹ chính thức lập pháp ra đời theo ―Luật đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa‖ (Small Business Investment Act – SBIA). Nhờ vậy mà trong những năm tiếp theo, rất nhiều DNNVV tham gia vào lĩnh vực công nghệ ở Mỹ đã được hỗ trợ và phát triển nhanh chóng61. Từ những năm 1970, khi có sự xuất hiện của thị trường chứng khoán - sự bổ sung thiết yếu cho đầu tư mạo hiểm đã giúp cho những doanh nghiệp còn non trẻ ở Mỹ luôn luôn sẵn sàng về tài chính, ở mỗi giai đoạn phát triển từ khởi nghiệp đến niêm yết công khai. Điều này giúp gia tăng sức cạnh tranh với các công ty đối tác ở những nơi thị trường tài chính kém phát triển hơn62. 2.2. Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của Đức Đức là quốc gia đứng ở vị trí hàng đầu về thứ hạng chỉ số ĐMST hiện nay. Cụ thể, trong Báo cáo cạnh tranh Toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đức xếp thứ nhất trong danh sách các nền kinh tế ĐMST thế giới với số điểm 87/100 trong tiêu chí năng lực ĐMST (hình 2), một trong 12 tiêu chí để đánh giá mức độ cạnh tranh của một quốc gia. Vậy để đạt được vị trí này, Đức 61 Viện Công nghệ Vinit (2018), Lịch sử phát triển đầu tư mạo hiểm nước Mỹ, , truy cập ngày 25/9/2022. 62 Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hùng Sơn (Đồng chủ biên) (2021), Phát triển kinh tế số ở Việt Nam Một số phân t ch ch nh yếu Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.304. 85
- đã có những chính sách đặc biệt gì để hỗ trợ các DNNVV ĐMST? Thứ nhất là thành lập cơ quan đổi mới đột phá Liên bang (SprinD) Năm 2019, chính phủ Đức thành lập cơ quan Đổi mới Đột phá (SprinD) nhằm xác định và thúc đẩy những đổi mới mang tính đột phá để giải quyết những thách thức lớn về kinh tế, sinh thái và xã hội. Do đó, nó góp phần đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài của Đức. Cơ quan này hoạt động theo cách cởi mở với các chủ đề, kỷ luật và công nghệ, nhanh nhẹn, không ngại rủi ro và có mức độ tự chủ rất cao. SprinD thu hẹp khoảng cách trong bối cảnh tài trợ của Đức có liên quan đến đổi mới và chính sách kinh tế. Cơ quan này dựa vào các cuộc thi đổi mới (thách thức) và việc thúc đẩy các dự án hàng đầu có thể được chuyển giao cho các công ty con. Từ đó, đóng góp một phần không nhỏ vào việc củng cố hệ sinh thái đổi mới ở Đức63. Thứ hai là Chương trình đổi mới sáng tạo dành cho các tổ chức nghiên cứu phối hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (ZIM) Chương trình được thiết lập để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research and Develop - R&D) dựa trên công nghệ định hướng thị trường trong các DNNVV của Đức. Qua đó, nâng cao năng lực đổi mới và tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của các công ty. Trong chương trình này, các công ty và viện nghiên cứu có thể được nhận tài trợ cho các dự án R&D đầy tham vọng. Nguồn vốn không bị giới hạn cho bất kỳ lĩnh vực công nghệ hay ứng dụng cụ thể nào. Việc đơn xin tài trợ có được chấp thuận hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ sáng tạo của dự án R&D cũng như kết quả về khả năng có thể đưa ra thị trường. Với ngân sách 559 triệu Euro vào năm 2019, ZIM là chương trình lớn nhất để hỗ trợ các DNNVV sáng tạo ở Đức. Nhờ hợp tác với các viện nghiên cứu, các DNNVV có thể tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến nhất. Đồng thời, sự hợp tác giữa các công ty và viện nghiên cứu cũng giúp thiết lập mạng lưới giữa ngành công nghiệp và khoa học. Hiệu quả là sự chuyển 63 Federal Ministry for Economic Affairs and Climate Action, Innovation Policy, , truy cập ngày 25/9/2022. 86
- giao trực tiếp kiến thức chuyên môn, chuyển giao những phát hiện công nghệ mới thành các sản phẩm, quy trình và dịch vụ có thể bán được trên thị trường64. Thứ ba là chương trình Nghiên cứu tập thể công nghiệp (IGF) Mục đích của IGF là giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận các kết quả R&D, chương trình hỗ trợ việc hình thành các hiệp hội nghiên cứu. Bởi lẽ, để giữ vững vị trí của mình trong cuộc đua quốc tế về đổi mới, các DNNVV cần được tiếp cận với các cơ sở nghiên cứu phù hợp với nhu cầu và các ý tưởng của họ có thể được chuyển hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả thành các sản phẩm, dịch vụ có thể bán được trên thị trường65. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, các công ty này thường không có khả năng chi trả cho các hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan nghiên cứu bên ngoài hoặc tự duy trì các phòng nghiên cứu của riêng họ. Trong khuôn khổ của IGF, các DNNVV có thể giải quyết các vấn đề trên thông qua các hoạt động nghiên cứu tập thể66. Hình 2. Chỉ số năng lực cạnh tranh Hình 3. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Đức, 2019 toàn cầu 4.0 của Hàn uốc, 2019 Nguồn: Klaus Schwab, The Global Competitiveness 2019, World Economic Forum. 64 Federal Ministry for Economic Affairs and Climate Action, Central Innovation Programme for SMEs (ZIM), truy cập ngày 25/9/2022. 65 Federal Ministry for Economic Affairs and Climate Action, Innovation Policy, , truy cập ngày 25/9/2022. 66 Forschungsnetzwerk Mittelstand, Industrial community research, , truy cập ngày 25/9/2022. 87
- 2.3. Chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia được đánh giá là rất thành công trong công cuộc đổi mới công nghệ và khoa học. Hình 3 cho thấy, xét về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Hàn Quốc xếp ở vị trí 13, nhưng riêng về chỉ số năng lực ĐMST, Hàn Quốc xếp thứ 6 trên toàn thế giới. Đây là một vị trí không hề dễ dàng. Vậy Hàn Quốc đã có những chính sách gì để thúc đẩy hoạt động ĐMST trong bối cảnh phát triển kinh tế số hiện nay, nhất là đối với các DNNVV? Thứ nhất là chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong công nghệ điện tử - viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như Luật Thúc đẩy đổi mới công nghệ đối với các DNNVV, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, áp dụng những chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai và tài sản. Bên cạnh đó, chính phủ hỗ trợ 50% chi phí mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các dự án nghiên cứu, các kế hoạch đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng xu hướng phát triển của doanh nghiệp và xã hội 67. Hàn Quốc đã thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ cho các DNNVV để thúc đẩy việc kế thừa các kết quả nghiên cứu công nghệ của hoạt động R&D, nâng cao năng lực R&D và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách hỗ trợ các sản phẩm và các quy trình sản xuất mới68. MSS69 đang thực hiện chương trình phát triển các DNNVV sáng tạo và đầu tư vào đổi mới công nghệ. Khuyến khích các DNNVV phát triển lĩnh vực tăng trưởng xanh và các công nghệ tiên tiến để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường công nghệ toàn cầu, tạo ra một nền kinh tế sáng tạo. Ngoài ra, MSS còn cho phép các DNNVV sử dụng các thiết bị thử nghiệm và nghiên cứu để giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp 67 Joo-Yong Kim (2007), SME Innovation Policies in Korea, The Policy Environment for the Development of SMEs, Published by Pacific Economic Cooperation Council and the Chinese Taipei Pacific Economic Cooperation Committee, pp. 129-149. 68 Joo-Yong Kim (2007), tlđd. 69 Viết tắt của Ministry of SMEs and startups Korea. 88
- phải đối mặt trong điều kiện khan hiếm thiết bị thử nghiệm. Bổ sung thiết bị R&D tại Trung tâm hỗ trợ đổi mới thiết bị kỹ thuật số và trung tâm hỗ trợ sản xuất sản phẩm thử nghiệm nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV70. Thứ hai là chính sách ươm tạo doanh nghiệp đổi mới Chính phủ đã hỗ trợ một chương trình thiết lập và vận hành ―Vườn ươm doanh nghiệp‖ (BIs) tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Trong Chương trình này người hưởng lợi sẽ là doanh nhân của các công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ và những người mới bắt đầu khởi sự doanh nghiệp. Chương trình đã cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không gian hoạt động từ 2 đến 3 năm trong BIs. Năm 1998, Chính phủ bắt đầu tài trợ một số chi phí để thành lập các trung tâm BIs tại các cơ sở nghiên cứu đại học, quốc gia và công lập dưới dạng cung cấp cho chi phí hoạt động của BIs. Nếu một vườn ươm đạt hiệu suất kém, nó sẽ bị loại trừ trong danh sách người thụ hưởng cho năm tài chính tiếp theo 71. Thứ ba là thành lập tập đoàn Hỗ trợ tài chính cho phát triển công nghệ của Hàn Quốc (KOTEC) KOTEC hoạt động với tư cách là một tổ chức bảo đảm tín dụng phi lợi nhuận tuân theo một sắc lệnh đặc biệt - ―Sắc lệnh Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ mới‖. Nhiệm vụ của KOTEC là ―Đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế Hàn Quốc sang sáng tạo và đổi mới‖. Quỹ thường hướng đến DNNVV có hàm lượng công nghệ cao và mức độ rủi ro cũng cao. Các quỹ của KOTEC được cung cấp chủ yếu từ Chính phủ và các tổ chức tài chính72. KOTEC rất tích cực trong việc tạo ra động cơ tăng trưởng mới cho nền kinh tế Hàn Quốc bằng cách cải tiến các phương thức tài trợ tài chính cho đổi 70 Ngô Văn Vũ, Đồng Thị Thùy Linh (2020), ―Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖, Tạp ch Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8(234) 8-2020, tr. 27 - 28. 71 Vũ Văn Khiêm và Cộng sự, ―Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp kinh nghiệm của Hàn Quốc, Malaysia và đề xuất với Việt Nam‖, Tạp ch Khoa học ĐH GHN Nghiên cứu Ch nh sách và uản lý, Tập 34, Số 3(2018), tr. 1-7. 72 Trích theo Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai, ―Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam‖, Tạp ch Khoa học ĐH GHN Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018), tr.17. 89
- mới công nghệ. Các dịch vụ chính của KOTEC bao gồm: (1) Bảo lãnh công nghệ; (2) Thẩm định công nghệ; (3) Đầu tư liên quan đến bảo lãnh; (4) Quản lý bồi thường. Bên cạnh đó, KOTEC cũng cung cấp một số dịch vụ bổ sung như: Tư vấn quản lý và công nghệ, hỗ trợ đổi mới công nghệ thông trong cung cấp chứng nhận của Venture & Inno-Biz, Công nghệ xanh và Doanh nghiệp xanh73. 3. Bài học inh nghiệm cho Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ một cách nhanh chóng, yêu cầu ĐMST các doanh nghiệp là nội dung cốt lõi đồng thời cũng là điều kiện kiên quyết để phát triển nền kinh tế. Từ thực tiễn những chính sách, pháp luật của các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc và xem xét với các điều kiện về kinh tế, sự phát triển của xã hội Việt Nam, nhóm tác giả có một số rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kỳ ĐMST như sau: Thứ nhất là cần nâng cao ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việc đăng ký bảo hộ những tài sản trí tuệ của DNNVV ở Việt Nam dường như chưa được chú trọng vì gây tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và đặc biệt là ý thức tự bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp chưa cao. DNNVV tuy còn hạn chế về nguồn vốn, nhân lực nhưng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp là điều mà doanh nghiệp cần nâng cao ý thức để bảo vệ. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp đều có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và chính những tài sản trí tuệ đó là tài sản cốt lõi, giúp doanh nghiệp phát triển. Khi đăng ký, bảo vệ chính tài sản trí tuệ này sẽ giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất, hoạt động và phát triển từ những tài sản đó. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đa phần sẽ tập trung để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao nhận thức, đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ bằng cách: đào tạo, tập huấn hoặc cử nhân sự đi học các lớp học về quản lý tài sản trí tuệ; cần có bộ phận pháp chế hay bộ phận chuyên trách để phụ trách74. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan: thường Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai, tlđd. 73 Trang Nguyen (2021), Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vấn đề quản trị tài sản tr tuệ, Bộ 74 Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, 90
- xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, khóa học ngắn hạn, dài hạn; tổ chức các chương trình nhằm phục vụ cho việc trao đổi các vấn đề, trao đổi kiến thức và vụ việc thực tế trên nhiều lĩnh vực. Thứ hai là có một hệ thống sinh thái các DNNVV đổi mới sáng tạo Mặc dù mỗi doanh nghiệp trên thị trường là đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên giai đoạn đầu của các doanh nghiệp còn non trẻ thì rất cần có một cộng đồng để phát triển, chẳng hạn nghiên cứu thị trường R&D trong cùng lĩnh vực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả nghiên cứu. Tăng cường thêm việc trao đổi và hợp tác công nghệ giữa các doanh nghiệp này để tiết kiệm được nguồn lực và thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho ĐMST. Mặc dù, bảo hộ quyền đối với tài sản trí tuệ của các DNNVV phải được chú trọng nhưng việc bảo hộ quá mức sẽ làm cho các doanh nghiệp bị trì trệ công nghệ. Xây dựng một hệ sinh thái DNNVV ĐMST sẽ giúp giải quyết vấn đề này, hệ sinh thái này có thể phát triển dưới hình thức các diễn đàn, trang web chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tự kết nối với nhau tiến hành trao đổi công nghệ, mua lại công nghệ và hỗ trợ công nghệ lẫn nhau. Thứ ba, hỗ trợ phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm để các quỹ này hỗ trợ nguồn vốn cho DNNVV ĐMST Các doanh nghiệp muốn ĐMST thì cần có trước hết là ý tưởng, tiếp theo là nguồn vốn để thực hiện ý tưởng đó. Bởi lẽ, không có được nguồn vốn thì không có cách nào để đưa ý tưởng vào việc thực hiện ĐMST. Các DNNVV là những doanh nghiệp năng động và trên hết là nơi có nhiều nguồn ý tưởng mới, sáng tạo, thiết thực và có tính ứng dụng cao, tuy nhiên DNNVV lại có hạn chế về nguồn vốn. Còn những quỹ đầu tư mạo hiểm này có tiềm lực cao về vốn và luôn sẵn lòng đầu tư vào những hoạt động ĐMST và thậm chí là đầu tư phục vụ cho những nghiên cứu của các nhà khoa học. Tiếp cận và nhận hỗ trợ từ các quỹ , truy cập ngày 25/9/2022. 91
- đầu tư mạo hiểm là một cách mà doanh nghiệp dễ dàng có được nguồn vốn cho việc thực hiện ĐMST. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy DNNVV ĐMST nhưng các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn đang chưa chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ bất cứ luật nào. Việc bảo đảm quyền, lợi ích cho đối tượng này cũng chưa được chú trọng, đặc biệt khi đối tượng hỗ trợ tài chính của những quỹ này là những doanh nghiệp có rủi ro cao. Dựa trên những đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm, nhóm tác giả đề xuất nên đưa quỹ đầu tư mạo hiểm vào dưới sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng. Trong đó quy định về khái niệm, việc thành lập, tổ chức và vận hành quỹ này. Song song với đó là quy định rõ ràng những điều kiện cần của doanh nghiệp, công trình nghiên cứu để được các quỹ này hỗ trợ. Cuối cùng, cần chú trọng phát triển chính sách giáo dục và tập trung thu hút nhân tài Một quốc gia nếu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ để phát triển kinh tế thì quốc gia đó sẽ mãi không thể có được sự phát triển bền vững và sự đổi mới. Những chính sách hỗ trợ ―ăn xổi‖ như về vốn, thuế, mặt bằng,... sẽ đem lại hiệu quả tức thời trong việc hỗ trợ DNNVV ĐMST. Tuy nhiên, về lâu dài cần phát triển chính sách giáo dục và xây dựng một hệ thống giáo dục bền vững. Yếu tố con người vẫn luôn là nền tảng cơ bản để tiến hành quá trình ĐMST. Để tiến hành ĐMST lẽ dĩ nhiên các doanh nghiệp cũng cần nguồn lao động ―mới‖ trong tác phong làm việc và cả trong tư duy. Giáo dục và chính sách thu hút nhân tài sẽ đào tạo hoặc mang đến cho các doanh nghiệp những con người này. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các trường đại học và mở rộng hơn là trung học phổ thông thông qua việc đầu tư trang thiết bị cho các phòng lab, phòng thí nghiệm. Xây dựng hệ thống các cuộc thi quốc gia về ý tưởng đổi mới sáng tạo góp phần thu hút nhân tài và đồng thời tìm ra những ý tưởng có tính áp dụng cao trong thực tiễn để đưa vào phát triển. 92
- Kết luận: Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, có thể thấy rằng, có khá nhiều chính sách mà các quốc gia đã và đang áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST của DNNVV. Các biện pháp chính sách này có thể là trực tiếp dưới hình thức các chương trình, kế hoạch hay các trung tâm nhằm tài trợ, hỗ trợ vốn trực tiếp cho DNNVV trong việc tiến hành các dự án nghiên cứu, tiếp thu và đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, khuyến khích thông qua các chương trình và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và ĐMST. Những kinh nghiệm trên đây được xem là những bài học quý áp dụng trong hoàn cảnh Việt Nam để giải quyết bài toán tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy DNNVV ĐMST trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 93
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 12 tháng 6 năm 2017. 2. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 8 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. II. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT 1. Đoàn Tranh, Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), Đại học Duy Tân. 2. Ngô Hoàng Thảo Trang (2016), ―Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: vai trò của hoạt động đổi mới‖, Tạp ch khoa học Đại học Mở TP.HCM, Số 12 (1) 2017. 3. Ngô Văn Vũ, Đồng Thị Thùy Linh (2020), ―Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖, Tạp ch Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8(234) 8-2020. 4. Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hùng Sơn (Đồng chủ biên) (2021), Phát triển kinh tế số ở Việt Nam Một số phân t ch ch nh yếu Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai, ―Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các quỹ đổi mới công nghệ nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam‖, Tạp ch Khoa học ĐH GHN Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018). 6. Vũ Văn Khiêm và Cộng sự, ―Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp kinh nghiệm của Hàn Quốc, Malaysia và đề xuất với Việt Nam‖, Tạp ch Khoa học ĐH GHN Nghiên cứu Ch nh sách và uản lý, Tập 34, Số 3(2018). 7. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2021), GII 2021 Việt Nam vẫn có thứ hạng cao, 94
- , truy cập ngày 25/9/2022. 8. Trang Nguyen (2021), Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vấn đề quản trị tài sản tr tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, , truy cập ngày 25/9/2022. 9. Nguyễn Chí Long (2021), Hiểu đúng về đổi mới và sáng tạo, Tạp chí Công thương, số 23-Tháng 10/2021, tr.193, , truy cập ngày 25/9/2022. 10. Trần Văn Thiện (2020), Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của tuổi trẻ Việt Nam, , truy cập ngày 25/9/2022. 11. Viện Công nghệ Vinit (2018), Lịch sử phát triển đầu tư mạo hiểm nước Mỹ, , truy cập ngày 25/9/2022. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG ANH 1. Federal Ministry for Economic Affairs and Climate Action, Innovation Policy, , truy cập ngày 25/9/2022. 95
- 2. Forschungsnetzwerk Mittelstand, Industrial community research, , truy cập ngày 25/9/2022. 3. Joo-Yong Kim (2007), SME Innovation Policies in Korea, The Policy Environment for the Development of SMEs, Published by Pacific Economic Cooperation Council and the Chinese Taipei Pacific Economic Cooperation Committee. 4. The SBIR and STTR Programs, , truy cập ngày 25/9/2022. 96
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật về đầu tư: Chương 2 - Đại học Mở TP HCM
51 p | 103 | 17
-
Một số văn bản pháp luật về hỗ trợ người nghèo: Phần 2
210 p | 125 | 15
-
Hệ thống văn bản pháp luật về hỗ trợ người nghèo: Phần 1
201 p | 131 | 15
-
Pháp luật về phòng, chống mua bán người: Phần 1
149 p | 32 | 13
-
Pháp luật về phòng, chống mua bán người: Phần 2
53 p | 51 | 12
-
Chính sách, pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay giải đáp: Phần 1
39 p | 21 | 10
-
Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
13 p | 126 | 8
-
Sổ tay một số quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
52 p | 11 | 7
-
Đổi mới chính sách, pháp luật tài chính đất đai phục vụ phát triển kinh tế và an sinh xã hội
3 p | 80 | 6
-
Hỗ trợ đầu tư với việc nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế của Việt Nam
9 p | 53 | 5
-
Cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
6 p | 18 | 5
-
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 2
38 p | 52 | 5
-
Chính sách xoá đói giảm nghèo hỗ trợ việc làm - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 1
420 p | 64 | 4
-
Đánh giá và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề di dân của các dân tộc thiểu số
8 p | 81 | 4
-
Phát triển các hình thức hỗ trợ nhằm bảo vệ quyền lợi người nộp thuế - Kinh nghiệm tại một số quốc gia và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
13 p | 23 | 3
-
Phát triển ngân sách hàng xanh - thực trạng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam
14 p | 43 | 3
-
Chính sách xoá đói giảm nghèo hỗ trợ việc làm - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 2
121 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn