intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt, những rủi ro của thị trường xuất khẩu và các quy định khắt khe của các nước nhập khẩu, Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đó là cơ sở gợi ý cho các Nhà quản lý đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Vietnam’s rubber export policy in the current period ThS. Hoàng Thị Mến 1, ThS. Quách Đại Vƣơng 21) Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng, 2) Viện nghiên cứu chính sách, 1 2 Email: hoangmen89hp@gmail.com, quachdaivuong@gmail.com TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt, những rủi ro của thị trƣờng xuất khẩu và các quy định khắt khe của các nƣớc nhập khẩu, Nhà nƣớc cần phải có những chính sách hỗ trợ cho ngƣời sản xuất và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng xuất khẩu.. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đó là cơ sở gợi ý cho các Nhà quản lý đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su. Từ khóa: cao su, sản lƣợng cao su, xuất khẩu cao su, chính sách xuất khẩu cao su, diện tích cao su 77
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABTRACT In the process of international economic integration with fierce compe- tition, risks of export markets and strict regulations of import countries, the State should have policies to support producers and businesses involved in rubber export business to improve product quality and competitiveness of enterprises in export markets. This study concen- trates on analyzing the status of Vietnam's rubber export policy. This is the basis for the Managers to suggest some solutions to complete the rubber export policy. Keywords: rubber, rubber‘s quantity, rubber export, rubber export policy, rubber area 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế quốc tế, trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Xuất khẩu đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong Chiến lƣợc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nƣớc ta. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, cao su là loại cây công nghiệp chủ lực, và là ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam. Hiện nay, sản lƣợng cao su (CSTN) của nƣớc ta đứng thứ 3 trên thế giới chiếm khoảng 8,1% tổng lƣợng cao su thế giới, chỉ đứng sau hai nƣớc là Thái Lan và Indonesia. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1684/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Theo đó, cao su là một trong 10 ngành hàng chiến lƣợc cùng với lúa gạo, rau quả, thủy sản, cà phê, chè, điều, tiêu, gỗ và chăn nuôi. Ngành hàng cao su 78
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đƣợc đánh giá là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, cao su Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính nhƣ Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Đông Bắc Á và EU. Kể từ năm 2013, Việt Nam vƣợt qua Malaysia trở thành quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 trên thế giới, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu CSTN đạt khoảng 1,67 tỷ USD. Thực trạng các chính sách xuất khẩu cao su của nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đó. Những chính sách đặc thù riêng phát triển ngành cao su chƣa có nhiều, đặc biệt những chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su còn nhiều hạn chế, chƣa tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu cao su.Vì vậy, cần phải đánh giá lại hệ thống chính sách xuất khẩu cao su của nƣớc ta, qua đó tìm ra những nội dung hạn chế bất cập và đƣa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục, hƣớng tới một hệ thống chính sách cao su xuất khẩu hiệu quả cao và bền vững. 2. KHÁI QUÁT THỊ TRƢỜNG CAO SU THẾ GIỚI 1800 1600 1400 1200 1000 Sản lượng 800 Tiêu thụ 600 400 200 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hình 0-1: Sản lƣợng và tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2012 – 2018 Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) 79
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Ngành công nghiệp cao su trên thế giới đƣợc phân ra hai mảng chính đó là: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.. Hàng năm, sản lƣợng và tiêu thụ cao su tự nhiên thƣờng có sự đi đôi song hành với nhau và không có nhiều sự chênh lệch. Theo Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới IRSG, trong giai đoạn 2012 – 2018, tăng trƣởng sản lƣợng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trung bình trên năm đạt lần lƣơt 4,01% và 2,42%. Với tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng tiêu thụ, đã gây ra hiện tƣợng dƣ cung trên thị trƣờng thế giới, cũng nhƣ những ảnh hƣởng tiêu cực tới ngành khai thác, sản xuất cao su tự nhiên nói chung. Với vị trí là khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới, châu Á – Thái Bình Dƣơng là khu vực dẫn đầu trong tiêu thụ cao su thiên nhiên chiếm thị phần 73%, tiếp theo là khu vực châu Mỹ chiếm 14%. Việt Nam đặc biệt nằm trong khu vực này, vì vậy đƣợc hƣởng lợi thế từ khoảng cách địa lý. Hình 0-2: Thị phần tiêu thụ cao su tự nhiên theo khu vực năm 2018 (%) Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) Trung Quốc tiếp tục là quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, với mức tiêu thụ kỷ lục đạt 4,76 triệu tấn trong năm 2018 80
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bảng 0-9: Danh sách các quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới giai đoạn 2016 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung Quốc 4.210 4.760 4.680 Ấn Độ 962 1.015 993 Hoa Kỳ 913 932 937 Nhật Bản 710 709 691 Thái Lan 521 541 601 Indonesia 509 540 579 Malaysia 434 447 475 Hàn Quốc 396 402 388 Nguồn: Statista 2018 Theo số liệu từ Trung tâm Thƣơng mại quốc tế ITC, năm 2018, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm hơn 27% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của thế giới. Tiếp theo là Hoa Kỳ (11,70%) và đến các quốc gia châu Á khác là Malaysia (9,21%), Nhật Bản (7,67%), Ấn Độ (5,09%) và Hàn Quốc (4,31%). 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM Trƣớc những diễn biến phức tạp và khó khăn từ thị trƣờng cao su thế giới, Nhà nƣớc đã và đang có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, ngƣời sản xuất cao su trong việc nghiên cứu, định hƣớng và phân tích tiềm năng của các thị trƣờng xuất khẩu. Hiện nay, các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng với mục tiêu mở rộng thị trƣờng xuất khẩu liên tục đƣợc ký kết. Bên cạnh các Hiệp định đã ký kết nhƣ Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản… Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), cộng đồng ASEAN.. 81
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu cao su, xây dựng những thị trƣờng chiến lƣợc, tiếp tục phát triển mở rộng tại những thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung Quốc, tìm kiếm và mở rộng những thị trƣờng xuất khẩu cao su mới. Bảng 0-2. Kim ngạch xuất khẩu cao su tại một số thị trƣờng Đơn vị: triệu USD Quốc gia 2015 % 2016 % 2017 % 2018 % /Năm Trung 1,746.6 58.3 1,156.3 41.2 631.1 32.7 335.2 25,5 Quốc Malaysia 194.1 6.5 495.7 17.7 285.4 14.8 196.6 15,0 Ấn Độ 107.8 3.6 389.7 13.9 270.2 14.0 221.5 16,9 Đài 149.7 5.0 83.0 3.0 61.3 3.2 45.9 3,5 Loan Hàn 129.7 4.3 85.6 3.1 58.8 3.0 44.9 3,4 Quốc Đức 129.6 4.3 79.6 2.8 63.8 3.3 46.7 3,6 Hoa Kỳ 88.9 3.0 66.4 2.4 55.6 2.9 51.2 3,9 Sri 9.1 0.3 38.5 1.4 136.6 7.1 86.2 6,6 Lanka Thổ Nhĩ 53.8 1.8 52.0 1.9 46.5 2.4 39.3 3,0 Kỳ Italy 37.3 1.2 30.6 1.1 26.0 1.3 21.9 1,7 Tổng kim 2,993.8 100.0 2,803.5 100.0 1,932.9 100.0 1,314.1 100.0 ngạch XK (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Theo bảng trên, ta có thể thấy, tuy Trung Quốc là thị trƣờng chính của Việt Nam, nhƣng cùng với sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu cao su nói chung, thị phần kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trƣờng này liên tiếp giảm qua các năm từ 58,3% trong năm 82
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2015 đã giảm xuống mức 25,5% trong năm 2018. Điều này có thể cho thấy, những chính sách mở rộng phát triển thị trƣờng mới của Chính phủ và các Bộ, ngành là đang phát huy những hiệu quả. Thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc, thị trƣờng xuất khẩu cao su của nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc mở rộng, tuy nhiên thị trƣờng đƣợc mở rộng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á khi mà 5 nƣớc nhập khẩu cao su hàng đầu của Việt Nam vẫn là các nƣớc thuộc khu vực này. Những thị trƣờng xa với tiềm năng lớn vẫn còn hạn chế nhƣ Châu Mỹ, EU, Trung Đông… Trong thời gian tới, cần có những chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển mở rộng thị trƣờng tại những thị trƣờng khó tính này. Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng phối hợp với các tổ chức, hiệp hội và do- anh nghiệp trong ngành cao su trong việc thực hiện các hoạt động XTTM, cụ thể: - Hỗ trợ nghiên cứu thị trường cao su xuất khẩu Cục Xúc tiến thƣơng mại phê duyệt chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia, theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đƣợc thông qua 2 đề án "Mua thông tin thƣơng mại ngành cao su" và "Tổ chức Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu". Trong giai đoạn 2011-2015, những đề án xúc tiến thƣơng mại quốc gia đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần cung cấp thông tin thị trƣờng và tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu. Các cơ quan Chính phủ và Bộ ngành, Cục XTTM đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát các thị trƣờng chính và các thị trƣờng tiềm năng đối với cao su Việt Nam, qua đó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời diễn biến thị trƣờng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Bộ Công thƣơng và Hiệp hội cao su Việt Nam nên thông tin cung cấp của Bộ Công thƣơng cho Hiệp hội vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc phân tích và đƣa ra các dự báo còn thiếu chính xác, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tích cực. Trong thời gian tới, cần phải có một quy chế phối hợp 83
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan để giúp cho việc phân tích, dự báo đối với các thị trƣờng đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn. - Phát triển thương hiệu cao su quốc gia Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thƣơng hiệu sản phẩm, đã có nhiều biện pháp nhằm xây dựng nên cao su có thƣơng hiệu để xuất khẩu. Ngày 28/12/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt ban hành ―Quy chế Xây dựng và thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia‖ tại Công văn số 9224/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ, qua đó ngày 6/3/2012, Bộ Công thƣơng đã ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ―về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện thương hiệu quốc gia‖, tại đây có quy định về tiêu chí đối với sản phẩm đƣợc bình xét mang thƣơng hiệu quốc gia. Chƣơng trình thƣơng hiệu quốc gia không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thƣơng hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu ngành. Sau hai năm thực hiện các thủ tục cấp phép chứng nhận nhãn hiệu "Cao su Việt Nam", Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã đăng ký thành công Thƣơng hiệu Quốc gia cho ngành vào năm 2015. Có 11 loại hàng hóa, đƣợc xếp thành ba nhóm hàng, gồm nguyên liệu cao su thiên nhiên, sản phẩm công nghiệp cao su, sản phẩm gỗ cao su đƣợc xét chọn mang nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam". Nhãn hiệu chứng nhận ―Cao su Việt Nam‖ đƣợc sử dụng trên các sản phẩm cao su Việt Nam đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lƣợng và về các lĩnh vực khác liên quan đang áp dụng trong ngành cao su Việt Nam nhƣ nhãn hàng hoá, quy trình sản xuất tiến bộ, quản lý hiệu quả, kinh doanh uy tín, thân thiện môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, trách nhiệm xã hội. Nhãn hiệu chứng nhận đƣợc gắn cùng với nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu Cao su Việt Nam thành thƣơng hiệu mạnh của quốc gia và trên thị trƣờng thế giới. Qua đó, các Bộ, ngành phối hợp với Hiệp hội thực hiện chiến lƣợc quảng bá trong và ngoài nƣớc về 84
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Chƣơng trình sử dụng Nhãn hiệu ―Cao su Việt Nam‖ cũng nhƣ đề xuất các chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp tham gia để đạt đƣợc mục tiêu đề ra: đảm bảo chất lƣợng; nâng cao uy tín của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm cao su ở Việt Nam; nâng cao giá trị, thị phần và năng lực cạnh tranh cũng nhƣ vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. - Tuyên truyền xuất khẩu cao su Chƣơng trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thƣơng tổ chức thực hiện từ năm 2004 đến nay là một hoạt động xúc tiến thƣơng mại của Bộ Công Thƣơng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác nƣớc ngoài tìm hiểu và xúc tiến giao thƣơng với doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt mục tiêu xuất khẩu, giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những yêu cầu cấp thiết. Trong những năm qua, nhà nƣớc đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng cho ngƣời sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cao su nhƣ việc các ngân hàng cho ngƣời sản xuất và doanh nghiệp vay với lãi suất ƣu đãi, điều kiện thủ tục thuận lợi. Ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Nghị định này cho phép nhiều tổ chức tín dụng đƣợc quyền cho vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, không còn bó hẹp bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhƣ trƣớc đây. Sau khi Nghị định 41 đƣợc triển khai, tốc độ tăng bình quân của dƣ nợ tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm (2016- 2018) là 24,5%. Đến cuối năm 2013, tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%. Lãi suất cho vay đã giảm mạnh, từ trên 20%/năm vào năm 2016 xuống còn 15%/năm vào năm 2018 và hiện lãi suất cho vay đối với khu vực này phổ biến ở mức 6,5-8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông thƣờng. Với những ƣu tiên về tín dụng nhƣ vậy đã giúp cho ngƣời nông dân và doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn. Tiến hành đầu tƣ vào mở rộng quy mô sản 85
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 xuất, đầu tƣ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn còn có nhiều khó khăn, bất cập do nhiều yếu tố nhƣ: thủ tục hành chính, điều kiện cho vay. Ngày 5/11/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK). Với các mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu. Trong đó, cao su là một trong những mặt hàng đƣợc khuyến khích bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đặc biệt cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu cao su vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài mua sản phẩm Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm vào thị trƣờng mới. 4. GỢI Ý HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Xuất phát điểm từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, trình độ nhận thức của ngƣời nông dân còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, để có thể có đƣợc một nền nông nghiệp hiện đại hƣớng đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Nhà nƣớc cần phải đƣa ra những chính sách phù hợp hỗ trợ, giúp đỡ những ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất cũng nhƣ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cao su. Với những yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng đối với mặt hàng cao su của thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế, việc phải có chính sách phát triển cụ thể hƣớng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững là rất cần thiết. Để nâng cao chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu thì cần có sự chung tay của Nhà nƣớc, ngƣời nông dân trồng cao su và doanh nghiệp. Nếu ba yếu tố này có sự hỗ trợ liên kết chặt chẽ thì quy trình xuất khẩu cao su diễn ra đồng bộ hơn và chất lƣợng hơn đƣa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản đƣợc thế giới đánh giá cao. 4.1. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu Thúc đẩy hoạt động đàm phán, ký kết các Hiệp định thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Tiếp tục tham gia đàm phán các hiệp định 86
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng với các quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt là những Hiệp định với các đối tác nhƣ Hoa Kỳ, EU: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP),… Ngoài ra, Chính phủ cần giao cho Bộ Công thƣơng tiếp xúc và làm việc với những thị trƣờng mới, tìm kiếm cơ hội tại các thị trƣờng thuộc khu vực Trung Đông và Nam Mỹ. Đặc biệt là thị trƣờng tiềm năng Ấn Độ, với nhu cầu cao su để phục vụ sản xuất. Định hƣớng các thị trƣờng xuất khẩu cao su tiềm năng cho các doanh nghiệp, chú trọng khai thác những thị trƣờng mới. Định hƣớng các thị trƣờng xuất khẩu cao su tiềm năng cho các doanh nghiệp, chú trọng khai thác những thị trƣờng mới. 4.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động cung cấp và phân tích thông tin thị trƣờng giữa các Bộ ngành và Hiệp hội Cao su Việt Nam. Cần có cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành và Hiệp hội cao su Việt Nam một cách linh hoạt, đồng bộ và kịp thời, để đƣa đƣợc những phân tích, đánh giá chính xác về thông tin xuất khẩu cao su, đặc biệt là những dự báo mang tính định hƣớng dài hạn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xuất khẩu cao su có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và thông suốt. Tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu cho cao su xuất khẩu. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đăng ký thƣơng hiệu, giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong công tác đăng ký thƣơng hiệu. Ngoài ra sẽ có thêm những biện pháp hỗ trợ nhƣ hỗ trợ lệ phí đăng ký, hỗ trợ về hƣớng dẫn thủ tục đăng ký …. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng cao su Việt Nam. Tăng cƣờng tổ chức các hội trợ triển lãm về cao su, nâng cao uy tín của Hội chợ, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu cao su tham gia. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su có hàm lƣợng công nghệ cao. Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển giao các công nghệ, quy trình hiện đại, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ KHCN về sản xuất, chế biến và bảo quản cao su trên thị trƣờng quốc tế để doanh 87
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nghiệp có thể nhanh chóng áp dụng nhằm nâng cao hàm lƣợng cao su chế biến sâu trong xuất khẩu của Việt Nam. Hỗ trợ xây dựng những nhà máy chế biến cao su với những dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất lớn có thể cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao. 4.3. Chính sách vượt rào cản kỹ thuật Thay vì việc trồng cao su ồ ạt thì Nhà nƣớc nên quy hoạch sản xuất theo hƣớng bền vững và tăng cƣờng khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc về nâng cao bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm đến với các doanh nghiệp và nông dân. Bộ NNPTNT tiến hành triển khai quy hoạch các vùng sản xuất cao su một cách chi tiết theo hƣớng tận dụng những ƣu thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tập trung sản xuất các loại cao su ở ĐNB, Tây Nguyên, khu vực vùng núi phía Bắc. Đây là những khu vực có điều kiện rất thuận lợi để phát triển diện tích cây cao su. Đẩy mạnh việc đƣa KHCN tiên tiến vào phục vụ sản xuất tại các vùng sản xuất giúp nâng cao năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Tăng cƣờng về đầu tƣ vật chất, cơ sở hạ tầng cho hoạt động NCKH phục vụ cho sản xuất, chế biến và bảo quản cao su để chất lƣợng cao su đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Đức Bình; Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 2.Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Thông tư số 36/2011/TT- BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 3.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2014 của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 88
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 4.Bộ tài chính, Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, “Hướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.” 5.Bộ Công thƣơng (2011), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, Đề án. 6.Cục xúc tiến thƣơng mại Việt Nam (2014), ―Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2013-2014‖, Báo cáo. 7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. 8. Nguyễn Thị Oanh (2008), “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Đại học Thƣơng Mại. 9.Bùi Xuân Lƣu (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB lao động –xã hội. 10.Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê, năm 2014. 11.Quốc Hội (2005), Luật thƣơng mại năm 2005, NXB Chính trị - Quốc Gia. 12.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, NXB Chính trị - Quốc gia. 13.Quốc Hội (2013), Luật Doanh Nghiệp, NXB Chính trị - Quốc gia. 14.Quốc Hội (2005), Luật Thương mại, NXB Chính trị - Quốc gia. 15. Dƣơng Hữu Hạnh (2006), Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu, NXB Thống Kê, Hà Nội. 16. GS., TS. Vương Đình Huệ (2012), Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Tạp chí Tài chính. 17. Nguyễn Văn Tiến (2004), ―Thúc đẩy hoạt động hàng nông sản của Việt Nam‖, Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Thƣơng mại. Website http://www.chinhphu.vn/ 89
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 http://www.mard.gov.vn/ http://www.customs.gov.vn http://www.vra.com.vn http://www.vnrubbergroup.com/ http://www.vietrade.gov.vn/ http://www.gso.gov.vn/ http://www.moit.gov.vn http://agro.gov.vn/ 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2