intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho bé bú an toàn khi mẹ bị cúm

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều và chưa có một bằng chứng nào khẳng định là mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ. Cơ chế nhiễm cúm Mẹ bị cúm có thể lây truyền cho con qua những hạt nước bọt (nước mũi) nhỏ li ti mà người mẹ ho (hắt hơi, nói chuyện); hoặc do bé tiếp xúc với đồ đạc bị nhiễm virus cúm. Một khi virus cúm xâm nhập và gây bệnh cho bé thì bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho bé bú an toàn khi mẹ bị cúm

  1. Cho bé bú an toàn khi mẹ bị cúm Các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều và chưa có một bằng chứng nào khẳng định là mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ. Cơ chế nhiễm cúm Mẹ bị cúm có thể lây truyền cho con qua những hạt nước bọt (nước mũi) nhỏ li ti mà người mẹ ho (hắt hơi, nói chuyện); hoặc do bé tiếp xúc với đồ đạc bị nhiễm virus cúm. Một khi virus cúm xâm nhập và gây bệnh cho bé thì bé sẽ có biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, mệt mỏi… Ở điều kiện bình thường, cúm có thể khỏi sau 2 tuần nhưng do bé còn non nớt thì cúm có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm và hoại tử cơ… Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái, hôn, vuốt ve với con (nhất là ở môi, mũi của bé) cũng đủ làm bé bị nhiễm virus cúm. Đặt biệt nếu bé còn đang trong thời kỳ bú mẹ thì việc mẹ tiếp xúc gần gũi với con là điều khó tránh. Vì vậy, người mẹ đang cho con bú mà bị cúm thì cần đặc biệt giữ gìn để không lây bệnh cho con.
  2. Cho bé bú an toàn khi mẹ bị cúm Theo bác sĩ Trang Khánh (Sức Khỏe & Đời Sống), do sữa mẹ là “đồ ăn tốt nhất” cho bé 6 tháng đầu đời nên ngay cả khi mẹ bị cúm thì vẫn nên tiếp tục cho con bú mẹ. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý để tránh bệnh cho con như sau: - Nếu mẹ bị cúm nặng (hắt hơi, ho liên tục) thì nên cách ly với bé một thời gian. Nên cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé (thay bỉm, tắm rửa…). Mẹ nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân để hạn chế virus lây sang người xung quanh vì những người này có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh cho bé. - Sau khoảng 1-2 ngày, người mẹ có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận; rửa tay trước khi bế con; lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để tiêu diệt hoàn toàn virus cúm.
  3. Lưu ý: Một số trường hợp sau thì nên tạm ngừng cho bé bú mẹ hoàn toàn. Người mẹ bị nhiễm cúm đồng thời với viêm gan (hoặc HIV) có tổn thương ở đầu vú. Các trường hợp người mẹ băn khoăn không biết nên cho bé bú hay không thì nên đi khám để bác sĩ hướng dẫn chi tiết. Phương Thảo (tổng hợp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1