intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho con ăn dặm mẹ cần lưu ý

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bé vừa bước vào giai đoạn tập ăn dặm thì mẹ phải hết sức cảnh giác với những thực phẩm sau. Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải nguyên nhân vì sao mẹ nên cảnh giác với những món này trong giai đoạn đầu bé mới tập ăn dặm vì nó có nhiều khả năng gây dị ứng và rối loạn tiêu hóa cho bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho con ăn dặm mẹ cần lưu ý

  1. Cho con ăn dặm mẹ cần lưu ý Khi bé vừa bước vào giai đoạn tập ăn dặm thì mẹ phải hết sức cảnh giác với những thực phẩm sau. Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải nguyên nhân vì sao mẹ nên cảnh giác với những món này trong giai đoạn đầu bé mới tập ăn dặm vì nó có nhiều khả năng gây dị ứng và rối loạn tiêu hóa cho bé. 1. Muối Thận của bé dưới 1 tuổi còn rất non yếu cho nên nếu mẹ thêm quá nhiều muối vào thức ăn dặm có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về thận cho bé. Ngoài ra, ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm còn có thể sẽ gây tổn thương não bộ. Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.
  2. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết thì nhu cầu muối ở trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi là 1g, trẻ trên 1 tuổi là 2g. Mà trên thực tế thì lượng muối có trong các thực phẩm tự nhiên bé ăn hàng ngày như hoa quả, thịt cá, trứng... đều có một lượng muối nhất định. Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Ngoài ra, bác sĩ Hải còn cho biết thêm: "Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn và nên hạn chế với trẻ trên 1 tuổi".
  3. 2. Mật ong Mặc dù mật ong là một thực phẩm tự nhiên thơm ngon, nhưng nó không phải là thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc trầm trọng. Những độc tố Botulinum được tìm thấy trong mật ong là thủ phạm chính khiến trẻ em dưới một tuổi phải cảnh giác cao độ và nói không với chúng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ trẻ nên nhận ra những dấu hiệu của ngộ độc này vì chúng thường bắt đầu với triệu chứng táo bón. Tại Mỹ, các sản phẩm mật ong nhất định đều được gắn trên nhãn mác các khuyến cáo đặc biệt này mặc dù lý do tại sao trẻ sơ sinh lại không nên ăn mật ong thì các nhà sản xuất không viết ra chia sẻ với người mua.
  4. 3. Trứng Trứng gà là một trong những thực phẩm mẹ nên cẩn trọng khi con đang ở độ tuổi ăn dặm. Bởi dị ứng trứng gà là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm. Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Tình trạng dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi bé ăn trứng. Một số ít trường hợp, dấu hiệu dị ứng xuất hiện vài ngày sau đó. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, tùy theo tháng tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
  5. - Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần - Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa trong 1 tuần. - Trẻ trên 1 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. Ăn cả lòng trắng. 4. Phomai Phomai cũng là một trong những thực phẩm dễ làm bé dị ứng khi ăn dặm. Do đó, mẹ nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
  6. 5. Hải sản Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể; cá rất giàu các axit béo, omega-3 cũng như protein và vitamin D tốt cho sức khoẻ, nhưng nó có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Theo bác sĩ Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia), về cơ bản từ tròn 7 tháng tuổi sang tháng thứ 8 bé có thể bắt đầu tập ăn thức ăn thủy, hải sản. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, do vậy nguy cơ bất dung nạp (rối loạn tiêu hóa…) và dị ứng với thực phẩm là rất lớn (đặc biệt là với thức ăn từ thủy, hải sản). Vì vậy mẹ cần cho bé ăn theo nguyên tắc: “ăn từ từ, tăng dần từ ít đến nhiều với những loại thức ăn mới”.
  7. 6. Một số loại rau quả Cam quýt, dâu, kiwi, cà chua, bơ... là những loại quả được khuyên là nên tránh cho bé ăn trong thời kỳ ăn dặm để đề phòng dị ứng hoặc gây cảm giác khó chịu ở dạ dày của trẻ. Các loại quả an toàn hơn bạn có thể thử cho bé gồm chuối, táo, lê, xoài. Một số bé mới ăn dặm bị trướng, đầy bụng với bắp cải, tỏi, hành tây. Do đó mẹ nên tránh cho bé một thời gian, khi bé đã quen với ăn dặm thì hãy tập cho bé ăn những thực phẩm này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2