Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG – THẾ GIỚI CỦA CÕI MỘNG VÀ SỰ HUYỀN DIỆU<br />
Nguyễn Thị Chính1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Đồng Tháp<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 29/10/13<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
24/02/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br />
Title:<br />
Choi giua Mua Trang-A<br />
magical world<br />
Từ khóa:<br />
Hàn Mặc Tử, mùa trăng,<br />
huyền ảo, thơ văn xuôi<br />
Keywords:<br />
Han Mac Tu, moon seasons,<br />
fanciful, prose poem<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Han Mac Tu is considered one of greatest poets of the Tho Moi variations, in<br />
which “Choi giua mua trang” is characterized one due to its magical meanings.<br />
Its clarification has been included in its title such as being clear, simple and<br />
fantastic and also help the number of audiences imagine what a magical moon is.<br />
These clasified characteristics have been shown in the series of Han Mac Tu.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hàn Mặc Tử là một hồn thơ lạ của phong trào Thơ mới. “Chơi giữa mùa trăng”<br />
cũng là thi phẩm mang đậm chất lạ của ông. Nó là cõi giới của huyền diệu, của<br />
mộng ảo. Chất lạ hay sự ảo diệu của nó toát lên từ nhan đề: rõ ràng, mộc mạc<br />
nhưng vẫn gợi sự mơ hồ, mông lung; toát lên từ cái nhìn về trăng: một vầng<br />
trăng kì ảo; từ một không gian thơ cũng đầy hư ảo, thực - mộng nhập nhòe và cả<br />
thể thơ văn xuôi - những câu thơ không chịu nương mình trong khuôn khổ. Thi<br />
phẩm thật sự là cõi giới chỉ có trong cảm nhận của riêng Hàn Mặc Tử.<br />
<br />
1. Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) mất đã hơn 70 năm<br />
nhưng đến nay ông vẫn còn được xem là một hiện<br />
tượng thơ kì lạ trên diễn đàn thơ ca Việt Nam hiện<br />
đại. Vườn thơ “rộng rinh vô bờ bến” của ông đã<br />
đón nhận biết bao lần những người yêu thơ ông<br />
tìm đến. Nhưng, dù tiếp cận nó bằng lối ấn tượng,<br />
trực giác hay phương pháp khoa học thì nhiều<br />
người cũng đã thú nhận, hoặc như Hoài Thanh:<br />
“Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử ta<br />
không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai<br />
hiểu được” (Hoài Thanh, 2000, tr.187), hoặc như<br />
Chu Văn Sơn: “Thơ Hàn Mặc Tử vẫn cứ như một<br />
kí tự lạ lùng mà mỗi cách đọc, cách giải được đưa<br />
ra chỉ xem như một giả thuyết không ít vu vơ”<br />
(Chu Văn Sơn, 2003, tr. 211). Phải chăng vì thi<br />
nhân đã sở hữu “một tư duy thơ độc đáo” (Đỗ Lai<br />
Thúy, 2000, tr. 209), “một quan niệm thơ khác<br />
lạ”, “một thi học của cái tột cùng”? Kiểu tư duy,<br />
khí chất và bệnh tật cùng với quan niệm thơ của<br />
ông đã làm nên một thế giới thơ ca nhiều khác lạ<br />
so với đương thời, nhất là ở tính chất hư ảo, huyền<br />
bí của nó.<br />
<br />
2. Chơi giữa mùa trăng là một áng thơ văn xuôi<br />
của Hàn Mặc Tử cũng chứa đầy chất lạ. Có thể<br />
xem nó như thế giới của cõi Mộng, của sự diệu ảo<br />
đầy siêu thực mà cũng đầy lãng mạn. Cái thế giới<br />
ấy được gợi lên từ nhiều yếu tố đậm nhạt khác<br />
nhau.<br />
2.1 Đầu tiên đi từ nhan đề thi phẩm. Ngay từ nhan<br />
đề, tác giả đã đưa người đọc vào sự mơ hồ, mông<br />
lung dù câu từ tưởng đã rõ ràng và mộc mạc: Chơi<br />
giữa mùa trăng. “Mùa trăng” là cụm từ chỉ thời<br />
gian nhưng nó cũng gợi cả không gian. “Mùa<br />
trăng” là nói trăng rằm trung thu? Từ lúc nào đã<br />
được hiểu như vậy mặc dù chu kì trăng khuyết –<br />
tròn – khuất tháng nào cũng lặp lại và mùa nào<br />
cũng có. Và, dân gian thì chỉ dùng chu kì trăng để<br />
tính đơn vị thời gian là tháng. Những đêm trăng<br />
rằm mùa thu đã biến thành mùa trăng, nghĩa là có<br />
sự kéo dài thời gian, dàn trải nó ra thành mùa. Và,<br />
“mùa trăng” đã tạo được ấn tượng về không gian<br />
đậm nét. Đó là một không gian trăng như chảy<br />
tràn, lai láng, như dát chiếu vàng trên mặt đất, dát<br />
vàng trên mặt nước. Cả thời gian dài không gian<br />
<br />
65<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
như được tắm gội, phủ đầy ánh trăng huyền hoặc,<br />
thơ mộng, còn gì huyền ảo hơn, kì thú hơn? Và<br />
ngay ở từ “chơi” dân dã cũng gợi sự mông lung.<br />
Đó là cuộc nô đùa, du ngoạn, hoạt động giải trí<br />
thuần túy dưới trăng của những đứa trẻ mười ba,<br />
mười lăm tuổi? Hay, thật ra nó là một cuộc chơi<br />
của ngôn từ, cuộc du ngoạn của những ý tưởng<br />
đầy ngẫu hứng ở người thanh niên giàu trí tưởng<br />
tượng, giàu mộng mơ lãng mạn nhưng cũng quá<br />
bất hạnh trong cuộc đời?<br />
<br />
tưởng nhưng cũng tận cùng Đau thương. Lí giải<br />
nguyên nhân vì sao trăng là nỗi ám ảnh trong thơ<br />
Hàn thì hầu như bài viết nào viết về tác giả này<br />
cũng ít nhiều có đề cập đến. Theo Thụy Khuê, đó<br />
là sự yêu thích, bởi vầng trăng quê nhà của thi<br />
nhân tuyệt đẹp, tuyệt kì ảo và đó cũng là cội<br />
nguồn tuổi thơ. Còn theo Thu Tứ, sở dĩ trăng hiện<br />
diện nhiều trong thơ Hàn là vì trong “Cô đơn, tù<br />
túng quá, Anh dựa vào cái mà thiên nhiên đã cho<br />
Anh nhiều nhất, dễ dàng tiếp cận nhất”. Và, đó<br />
còn là do bệnh lí (Trần Thanh Mại, 1941, tr.62),…<br />
Cách lí giải nào cũng hợp lí song đứng riêng lẻ thì<br />
nó đúng nhưng chưa đủ. Theo chúng tôi, tất cả<br />
những lí do ấy hợp lại thì thuyết phục hơn.<br />
<br />
2.2 Tiếp theo là Trăng, đối tượng được đề cập trực<br />
tiếp, yếu tố trung tâm kiến tạo nên thế giới mộng<br />
mơ, huyền ảo. Trăng là của tự nhiên, của chung<br />
mọi người nhưng bao đời nay nó như đặc ân dành<br />
riêng cho thi sĩ: “Trăng vú mộng đã muôn đời thi<br />
sĩ / Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy” (Cảm xúc –<br />
Xuân Diệu). Người thì mơn trớn vẻ đẹp sáng<br />
trong vằng vặc giữa trời của nó (Truyện Kiều –<br />
Nguyễn Du), người thì nâng niu vẻ đẹp ấy đến<br />
nỗi: “Nâng tà áo bọc ánh trăng / Nỡ nào lãng phí<br />
ánh vàng lung linh” (Đêm mười bảy dưới trăng<br />
viết nhanh gửi bạn – Cao Bá Quát). Có thể nói,<br />
với thơ cổ, vầng trăng hiện hữu trong thơ bao giờ<br />
cũng kèm theo sứ mệnh của nó: nói hộ nỗi lòng<br />
thi nhân – nỗi lòng đắm say cái đẹp!<br />
<br />
Vì trăng chủ trì cả hơi thơ lẫn tứ thơ Hàn (Thu<br />
Tứ), là “một trong hai cái luận đề yêu dấu (trăng<br />
và hồn)”- “cái ám ảnh ghê gớm mà thi sĩ không<br />
thoát ly được” nên “Hành trình của đường thơ<br />
Hàn Mặc Tử lưu lại dấu vết trong những mảnh<br />
trăng” (Chu Văn Sơn, 2003, tr. 217] cũng không<br />
có gì khó hiểu. Thủa ban đầu trăng trong thơ Hàn<br />
mang vẻ đẹp huyền nhiệm của đất trời, nỗi rạo<br />
rực, khát khao của tuổi trẻ. Trăng lúc này là thế<br />
giới của giấc mơ, của hạnh phúc. Ở chặng tiếp<br />
theo, giai đoạn của những mê loạn, những giày<br />
vò, đau đớn của thân xác bệnh tật, trăng vẫn mênh<br />
mang trên những trang thơ nhưng nó đã thành nỗi<br />
ám ảnh nhức nhối, nói như Đào Trường Phúc: “nó<br />
vừa là cõi trú, vừa là vực thẳm đầy đọa tâm hồn<br />
ông” (Đào Trường Phúc, 1971, tr. 76). Có lúc nó<br />
là “trăng mơ”, “trăng thơm” nhưng có lúc nó là<br />
“trăng điên”, “trăng bệnh”. Và cuối cùng, khi ông<br />
đã vượt qua được những mê loạn, những tuyệt<br />
vọng, trăng lại trở về là thế giới cưu mang niềm<br />
mơ ước, là cõi trú yên bình. Trăng đúng là một ân<br />
sủng, là một sự đền bù mà cuộc đời dành cho ông,<br />
đặt cạnh ông trong lúc những người thân yêu của<br />
ông hoặc xa lánh hoặc buộc phải cách ly. Thật sự<br />
với Hàn Mặc Tử: “Chỉ có trăng sao là bất diệt /<br />
Cái gì hơn nữa cũng qua đi” (Thời gian).<br />
<br />
Đến với thơ ca hiện đại, nhất là với những vần thơ<br />
đã nhuốm màu tượng trưng, siêu thực, thơ về<br />
trăng xuất hiện không chỉ dừng lại là những rung<br />
động trước cái đẹp mà nó còn được mỹ hóa theo<br />
cái nhìn chủ quan của ấn tượng, của cảm giác, của<br />
năng lực tưởng tượng dồi dào. Nó không chỉ được<br />
nhìn ngắm bằng thị giác mà còn bằng linh giác,<br />
không chỉ là hình ảnh của một thiên nhiên trữ tình<br />
mà còn là kí hiệu, là biểu tượng mà qua đó người<br />
ta có thể thấu thị cả thế giới nội tâm, vô thức, tiềm<br />
thức của chủ thể. Đó là cả một cõi trăng huyền<br />
diệu nhưng cũng đầy hoang dại, ma mị đến kinh<br />
người: “Không gian dày đặc toàn trăng cả; Ôi kìa,<br />
bóng nguyệt trần truồng tắm / Lộ cái khuôn vàng<br />
dưới đáy khe; Bỗng hôm nay trước cửa bóng<br />
trăng quỳ / Sấp mặt xuống cúi mình theo dáng<br />
liễu; Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt”,… (Hàn<br />
Mặc Tử). Và, trăng đã từng là bầu bạn hóa giải<br />
nỗi cô đơn, thì giờ đây lại được mã hóa thành biểu<br />
tượng của nỗi cô đơn tràn ngập: “Sao vàng lẻ một,<br />
trăng riêng chiếc / Trăng ngà lặng lẽ buông như<br />
tuyết / Trong suốt không gian tịch mịch đời”<br />
(Xuân Diệu).<br />
<br />
Đã xuất hiện vô vàn trong thơ nhưng chưa ở ngòi<br />
bút nào trăng lại có nhiều biến ảnh khác lạ, linh<br />
động như ở thơ Hàn. Và, cũng không ở bài thơ<br />
nào của Hàn, nét thần tiên, thơ mộng, vẻ đẹp<br />
nhiệm mầu, kì ảo của trăng lại được khám phá<br />
đến tận cùng, đến bến bờ thật sự của nó như ở<br />
Chơi giữa mùa trăng. Ở đây, tác giả đã tạo dựng<br />
được một thế giới đích thực là của riêng ông, chỉ<br />
có ông mới nhìn thấy, cảm thấy được. Trước hết<br />
là cảm nhận của tác giả về Trăng:<br />
<br />
Trăng đã có một vị trí vô cùng đặc biệt trong thơ<br />
Hàn Mặc Tử - một hồn thơ nhiều khát khao mộng<br />
66<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
“Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu,<br />
ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu<br />
người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận<br />
thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả<br />
tả... Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là chỗ ấy,<br />
thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung<br />
động”.<br />
<br />
Dưới ánh trăng thấm đẫm, chảy tràn, bao la,<br />
huyền hoặc, vạn vật cũng như con người đều trở<br />
nên lung linh và nghiêng dần sang hư ảo. Sông<br />
thành một “đường trăng trải chiếu vàng”, dòng<br />
nước là “những dòng vàng”, thuyền đi trên sông<br />
dưới ánh trăng tưởng như “đương chở một thuyền<br />
hào quang, một thuyền châu ngọc”, dẫm chân lên<br />
cát mà tưởng như “bước trên phiến lụa”,… Còn<br />
con người nơi “Không gian dày đặc toàn trăng cả”<br />
ấy, như cũng không tin ở chính mình, ở cảm nhận<br />
của mình: “trăng mọc dưới nước hay mọc trên<br />
trời, và chúng mình đi thuyền trên trời hay dưới<br />
nước? - "Cả hai, chị ạ”… “Hai chị em đê mê<br />
không còn biết có mình và nhận mình là ai nữa”.<br />
<br />
Trăng là ánh sáng, được đồng nhất với ánh sáng.<br />
Đó là thứ ánh sáng êm dịu, tỏa rộng, phủ đầy<br />
đêm, một thứ ánh sáng thật dễ chịu. Vầng trăng<br />
thu của Hàn rất sáng, sáng nhất trong năm đã tỏa<br />
“ánh sáng tràn trề, tràn lan”, rực rỡ, chói lói. “Chỗ<br />
nào cũng có trăng, có ánh sáng cả”; “ngộp quá,<br />
sáng quá”. Và, không chỉ có màu sắc phiêu diêu<br />
đến nổi “đồng tử của chị tôi và tôi lờ đi vì chói<br />
lói” mà trăng của Hàn còn có hương thơm, có âm<br />
thanh tiếng nhạc: “ánh sáng càng thêm kỳ ảo,<br />
thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách<br />
ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say<br />
say gió xé rách lả tả (…) Vây chúng tôi bằng ánh<br />
sáng, bằng huyền diệu, chưa đủ, Ngưu Lang và<br />
Chức Nữ, chúa của đêm trung thu còn sai gió thu<br />
mang lại gần chúng tôi một thứ mùi gì ngào ngạt<br />
như mùi băng phiến, trong ấy biết đâu lại không<br />
phảng phất những tiếng kêu rên của thương nhớ<br />
xa xưa...”. Tác giả dường như căng mở tất cả các<br />
giác quan, lại chùi theo cảm xúc “say sưa”, “ngây<br />
ngất”, “đê mê” để nhìn ngắm, cảm nhận. Nhưng,<br />
ngay khi căng mở, thức nhọn các giác quan thì<br />
cũng không dễ gì cảm nhận được mùi thơm, tiếng<br />
nhạc của trăng, của ánh sáng. Ở đây, người thơ<br />
không chỉ dùng thị giác để nhìn vầng trăng trên<br />
nền trời mà ông dùng đến linh giác, tâm giác để<br />
cảm nhận nó – như cảm nhận sự tương giao huyền<br />
nhiệm của vạn vật trong vũ trụ. Cũng có thể người<br />
thơ đang tự tan biến, đang hóa thân vào đối tượng<br />
để tri nhận được sự huyền nhiệm, mơ hồ kia.<br />
<br />
… “Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá,<br />
tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức<br />
Bà Maria (…). Có phải chị không hở chị?" Tôi<br />
run run khi tôi có cái ý nghĩ: Chị tôi là một nàng<br />
Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh…- "A ha,<br />
chị Lễ ơi, chị là trăng, mà em đây cũng là trăng<br />
nữa!”<br />
Nếu ở trên người thơ như nghe thấy, cảm thấy<br />
được cả sự siêu hình, vô lượng của Trăng, của<br />
đêm trăng: “một đêm siêu hình, vô lượng, tượng<br />
trưng của một mùa ao ước xây bằng châu lệ, làm<br />
bằng chia ly, và hơn nữa, hiện hình của một<br />
nguồn khoái lạc chê chán…” thì đến đây, khi<br />
trạng thái “đê mê” được đẩy lên cao nhất thì<br />
người đã hóa thành trăng, tan biến hình hài trong<br />
trăng, hay trăng đã nhập vào người, đã hóa người.<br />
Không còn giăng mắc vào hiện thực bằng những<br />
từ ngữ “cứ ngỡ”, “có cảm tưởng”, “hình như”,<br />
“tưởng chừng”, mà đến đây đã là sự khẳng định<br />
“chị là trăng, mà em đây cũng là trăng”. Một sự<br />
say trăng đến kì lạ hay thi nhân đã thật sự sống<br />
trong thế giới là cõi Mộng của mình?<br />
Trăng xuất hiện vào đêm mà đêm là không gian<br />
của bóng tối nhưng dưới ánh trăng của Hàn ta<br />
thấy không có một vệt đêm, một vệt tối nào hiện<br />
hữu. Ở đâu cũng lấp lánh, cũng lung linh. Sắc<br />
màu lung linh, lấp lánh ấy phát ra từ những dòng<br />
vàng trên mặt sông, từ những vì tinh tú tỏa hào<br />
quang trên trời như đang rơi rụng xuống, từ màu<br />
trắng huyền hoặc của động cát. Và, càng lung<br />
linh, chói lói trong hình ảnh nhập hòa, trùng khít:<br />
người là trăng, trăng là người.<br />
<br />
Trăng là ánh sáng, trăng có hương thơm, trăng<br />
phát ra tiếng nhạc, và đó là vô hình. Song, chưa<br />
dừng ở đó, trăng của Hàn còn là vật thể hữu hình:<br />
"Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành<br />
trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãi mà không sao<br />
thoát được”;… " Chị tôi làm thinh, – mà từng lá<br />
trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc<br />
vàng”. Rõ ràng, Trăng của Hàn không phải là một<br />
tinh cầu đất đá, không phải là hình ảnh cố định,<br />
bất động trên bầu trời mà nó là vầng trăng kì ảo,<br />
huyền ảo bởi sự biến hóa kì diệu của nó.<br />
<br />
2.3 Ở phương diện không gian và thời gian nghệ<br />
thuật của thi phẩm, ta càng thấy rõ đây là miền<br />
mơ, cõi mộng của người thơ. Có hai không gian<br />
<br />
Và sự huyền ảo không chỉ dừng ở đó. Vầng trăng<br />
của Hàn đã phủ sự ảo diệu lên vạn vật dưới nó.<br />
67<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
trong Chơi giữa mùa trăng: Không gian thực và<br />
không gian ảo – Không gian vũ trụ và không gian<br />
tâm tưởng. Không gian thực là cảnh hai chị em<br />
chèo thuyền trên sông chơi trăng, du ngoạn dưới<br />
trăng. Ở đó có bến đò thôn Chùa Mo, có động cát<br />
Quảng Bình, có cảnh trăng càng lên cao thì thủy<br />
triều càng dâng lên cao. Song, hiện thực này cứ<br />
chuyển dần sang bờ hư ảo, cứ dần trở nên mông<br />
lung, nhòa đi để rồi cuối cùng thành ảo giác khi<br />
chủ thể trữ tình bằng những liên tưởng bất tận đã<br />
vượt thoát khỏi nó, hướng về thế giới của riêng<br />
ông.<br />
<br />
miền xa khuất. Những dòng vàng (lùa những dòng<br />
vàng trôi trên mặt nước), lá trăng (mà từng lá<br />
trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc vàng)<br />
thì mới là những liên tưởng ẩn dụ dựa vào màu<br />
sắc hay hình dáng, song hình ảnh của động cát<br />
qua miêu tả của tác giả thì thật sự từ hiện thực nó<br />
đã thành hư ảo: “Động là một thứ hòn non bằng<br />
cát, trắng quá, trắng hơn da thịt của người tiên,<br />
hơn lụa bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh, – một<br />
màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng,<br />
muốn kề môi hôn, hay áp má lên để hưởng sức<br />
mát rượi dịu dàng của cát...”. Màu trắng của cát,<br />
sự mát rượi của cát dưới trăng là hình ảnh thực,<br />
cảm giác thực song khi tác giả đặt nó bên những<br />
hình ảnh trong mạch liên tưởng của ông, trắng<br />
hơn da thịt của người tiên, của lụa bạch thì cái<br />
thực, cái cụ thể này đã nhòe đi, bởi da thịt của<br />
người thì có thể hình dung nhưng người tiên đã là<br />
ảo; lụa bạch thì ai cũng biết nhưng da thịt của lụa<br />
bạch thì phải dùng đến tưởng tượng. Và đến<br />
(trắng) hơn phẩm giá của tiết trinh thì tất cả đã là<br />
trừu tượng, vô hình, hoàn toàn hư ảo. Hình ảnh<br />
thực khúc xạ qua chủ quan người thơ đã cập bến<br />
bờ hư ảo, đã vượt thoát khỏi vùng kiểm soát của lí<br />
tính.<br />
<br />
Thế giới hư ảo ấy đến từ những liên tưởng, những<br />
hình ảnh được tác giả đem ra so sánh hay đồng<br />
nhất hóa nó với hiện thực, những hình ảnh chỉ có<br />
trong huyền thoại, cổ tích, trong thẳm sâu tiềm<br />
thức con người. Đó là Ngưu Lang Chức Nữ, dòng<br />
Ngân Hà, bến Hàn Giang, một huyền thoại được<br />
kết tinh từ đỉnh cao của thứ tình yêu lãng mạn. Đó<br />
là cảnh nước Nhược non Bồng, động phủ thần<br />
tiên nơi đã từng in dấu bước chân Đào Nguyên<br />
tiên nữ. Câu chuyện lạc bước vào cõi tiên ngày<br />
nào của Từ Thức có nhiều ý nghĩa nhưng chắc<br />
chắn chuyện tình yêu giữa chàng và người tiên<br />
vẫn còn là thế giới mơ tưởng của con người.<br />
Đường đến với Cõi Tiên hay Đào Nguyên đã<br />
được dân gian mở lối và Tản Đà cũng đã dấn<br />
bước đến Thiên Thai. Ở đó, Cõi Tiên - Thiên Thai<br />
là biểu tượng của sự viên mãn đã vụt tầm, là hình<br />
ảnh của sự hoài vọng. Còn cõi Tiên của Hàn?<br />
Hướng đến nó là hướng đến thế giới của hạnh<br />
phúc, của sự thảnh thơi? Hướng về nơi, theo tâm<br />
thức người Việt là “luôn luôn được sống mà<br />
không cần phải nỗ lực”? Cõi Tiên của Hàn là nơi<br />
có Ngưu Lang Chức Nữ, có Từ Thức và người<br />
tiên, hướng đến những mối tình lãng mạn này để<br />
thỏa nguyện ước tuổi trẻ hay để xoa dịu mối tình<br />
đau hiện hữu trong đời? Cõi Tiên của Hàn còn là<br />
cảnh “vườn tiên sáng láng”: “ngập tràn ánh sáng”,<br />
“sáng quá”, là nơi “sông Ngân hà trinh bạch<br />
đương đắm chìm các ngôi sao đi lạc đường”,<br />
“…có một vì tiên nữ đang kêu thuyền để quá<br />
giang…”. Đọc thi phẩm, người đọc không còn<br />
cảm giác là người thơ đang tưởng tượng mà ông<br />
như đang mộng du trong thế giới thần tiên đó.<br />
<br />
Tạo nên thế giới hư huyền, ảo diệu như là cõi<br />
Mộng ấy còn có sự hiện diện của yếu tố thời gian.<br />
Chơi giữa mùa trăng cũng như phần lớn những<br />
tác phẩm khác của Hàn Mặc Tử không ghi rõ thời<br />
gian sáng tác, được xuất bản sau khi tác giả đã<br />
qua đời (in lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Ngày<br />
Mới ấn hành; Nhà xuất bản An Tiêm tái bản năm<br />
1969). Theo Thanh Thảo, Hàn Mặc Tử sáng tác<br />
thi phẩm này trước khi ông phát hiện mình bị<br />
bệnh nan y. Còn theo Đào Trường Phúc nó được<br />
sáng tác ở chặng đường cuối, giai đoạn tác giả đã<br />
tìm lại được sự bình tâm, chấp nhận định mệnh,<br />
chấp nhận sự tuyệt vọng.<br />
Chúng tôi cũng không đủ cơ sở để khẳng định đâu<br />
là thời gian chính xác nhưng nếu là sáng tác trước<br />
khi phát bệnh, theo chúng tôi, nó cũng thuộc thời<br />
gian kí ức, thời gian hoài niệm. Vì sao? Trong bài<br />
thơ, nhân vật người chị lúc ấy mười lăm tuổi,<br />
nhân vật tôi sẽ là mười bốn, mười ba hay mười<br />
hai? Theo tác giả Đỗ Lai Thúy, Hàn Mặc Tử bắt<br />
đầu làm thơ từ năm mười bốn tuổi (1926). Cho dù<br />
thế thì về mặt hình thức của tác phẩm – thể thơ<br />
văn xuôi, hơn nữa lại là một bài thơ văn xuôi toàn<br />
bích, thành tựu đáng kể của thể thơ này ở chặng<br />
đường thể nghiệm thì khó có thể được viết từ một<br />
cậu thiếu niên mà sản phẩm đầu tay trong sự<br />
<br />
Không gian ảo còn được gợi lên từ những hình<br />
ảnh được xây bằng ảo giác. Nét thực, cảnh thực<br />
neo vào bờ ý thức của thi nhân thật mỏng manh.<br />
Nó chỉ là điểm xuất phát ban đầu rồi sau đó người<br />
thơ như bị mê hoặc, như bị dẫn dụ, đắm mình<br />
trong những liên tưởng, càng lúc càng đi vào cõi<br />
68<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
nghiệp thơ ca là tập thơ Đường luật! Thơ văn<br />
xuôi, theo như Hữu Đạt - mà cũng có sự đồng tình<br />
của nhiều người, “là đỉnh phát triển cao nhất của<br />
thơ tự do”. Và ngày nay, chúng ta cũng đã thừa<br />
nhận rằng: sự ra đời của thể thơ này không phải là<br />
sự pha trộn, kết hợp ngẫu hứng của thể loại mà<br />
thật sự nó là một nỗ lực tìm kiếm sự cộng hưởng<br />
các khả năng của thơ và văn xuôi để có thể thể<br />
hiện một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất thế giới<br />
tinh thần sâu sắc, phong phú của cái tôi trữ tình.<br />
Như vậy, khó có khả năng thời gian ở đây thuộc<br />
về thì hiện tại. Và như vậy, tác giả đã dùng đôi<br />
mắt của tưởng tượng, đôi mắt của kí ức, tức trở về<br />
tuổi thơ, trở về kỉ niệm những đêm chơi trăng trên<br />
động cát Sa Kì để Chơi giữa mùa trăng? Trực<br />
diện, quan sát bằng lăng kính trong trẻo hay kì ảo<br />
của trẻ thơ để thấy được tất cả sự tinh khôi của vẻ<br />
Đẹp, bộc lộ được hết sự ngỡ ngàng của con người<br />
say cái Đẹp, khát khao cái Đẹp. Phục dựng lại<br />
cảnh đêm trăng bằng cách ấy hỏi sao Chơi giữa<br />
mùa trăng lại không lung linh, kì diệu. Mơ mộng<br />
biết là huyễn tưởng nhưng rõ ràng nó vẫn tồn tại<br />
như một sự bù đắp cho những thiếu vắng, những<br />
hẫng hụt của thực tại. Ở đây, khi người thơ đi vào<br />
xây lầu mộng cho mình, ông cũng vô tình hé mở<br />
cho người đọc bước vào một góc thế giới tinh<br />
thần của ông: Niềm khát khao hướng thượng –<br />
hướng thượng theo nghĩa hướng tới những giá trị<br />
nhân sinh, những vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống<br />
bằng sức mạnh của nghệ thuật. Và với cái thế giới<br />
mà thật ra nó là cõi đời hay cõi mộng không thể<br />
phân định được ấy, phải chăng cũng chính là cõi<br />
trú của Hàn ở những tháng ngày Đau thương?<br />
<br />
trao cho bạn mình lúc còn sống là Trần Thanh<br />
Địch - em Trần Thanh Mại, thì nhà nghiên cứu<br />
này vẫn xem Chơi giữa mùa trăng là một bài văn<br />
xuôi mặc dù ông cũng nhận ra tính chất đặc biệt<br />
của loại văn xuôi này. Đó là “Một bài văn xuôi<br />
mới lạ xưa nay trong văn giới của toàn thể hoàn<br />
cầu cũng chưa ai nghĩ đến nó”. Và, khi nhà xuất<br />
bản An Tiêm tái bản Chơi giữa mùa trăng vào<br />
năm 1969, thì lúc đó vẫn còn ghi: “Chơi giữa mùa<br />
trăng là tập văn di cảo của Hàn Mặc Tử do nhà<br />
xuất bản An Tiêm xuất bản theo sự thỏa thuận của<br />
thi sĩ Quách Tấn”. Hơn nữa, ở vào những năm<br />
1940 này, khái niệm thơ văn xuôi cũng chưa xuất<br />
hiện. Ý thức về hình thức thơ đặc biệt này thì đã<br />
có ở một số cây bút như Xuân Diệu hay Huy Cận<br />
qua những phát biểu cụ thể. Chẳng hạn, Xuân<br />
Diệu trong lời đề tựa cho tập Phấn thông vàng của<br />
mình, ông viết: “Xin đừng tìm trong phấn thông<br />
vàng những truyện có đầu đuôi, có công việc, có<br />
sáng hôm trước và chiều hôm sau. Ở đây chỉ có<br />
một ít đời và rất nhiều tâm hồn, hợp lại thành bao<br />
nghĩ ngợi bâng khuâng, không cốt để giải trí<br />
người ta, mà trái lại để xui trí người ta thêm bận<br />
vẩn vơ, lưởng vưởng”. Ở tập “truyện” này, theo<br />
quan niệm về thơ văn xuôi hiện nay thì có nhiều<br />
bài thuộc về thơ văn xuôi (Đó là thể thơ được<br />
trình bày dưới hình thức văn bản văn xuôi nhưng<br />
mang đậm chất thơ nhờ vào sự âm vang của nhịp<br />
điệu, việc sử dụng những biểu trưng nghệ thuật,<br />
việc hướng vào khai thác chiều sâu thế giới nội<br />
tâm của con người). Cũng vậy, cái tên “Trường<br />
ca” mà ông dùng để gọi tên sáng tác có hình thức<br />
văn xuôi của mình thì, theo chúng tôi, cả 10 văn<br />
bản ấy cũng là thơ văn xuôi nốt. Vậy thì, loại văn<br />
mà “chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn” hay<br />
cái tên gọi trường ca ấy đằng sau nó phải chăng là<br />
ý thức về tính chất đặc biệt của hình thức văn xuôi<br />
mà tác giả đã sáng tác? Nó không còn là loại văn<br />
xuôi bình thường nữa. Với Huy Cận cũng thế, ông<br />
gọi tác phẩm Kinh cầu tự mà ngày nay ta cho là<br />
thơ văn xuôi, là một tập kinh: “Đây là một tập<br />
kinh; Lời kinh chắc cũng có khác lời nói chuyện<br />
đôi ba; - cũng khác lời bàn bạc giữa công chúng”.<br />
Đặc điểm của câu kinh là có sự hài hòa, nhịp<br />
nhàng, cân đối, giàu tính nhạc và hình ảnh ở đó<br />
cũng lung linh, bí ẩn. Cộng thêm với không khí<br />
tôn giáo nó có khả năng mê hoặc, dẫn dụ con<br />
người. Đó cũng là thứ văn xuôi đầy ma lực, một<br />
thứ văn xuôi đặc biệt.<br />
<br />
2.4 Kiến tạo nên cõi mơ huyền diệu của Chơi giữa<br />
mùa trăng cũng không thể không kể đến yếu tố<br />
thể loại của nó. Sở dĩ chúng tôi dùng từ thể loại vì<br />
đây là hình thức thơ có thể xét ở hai cấp độ. Nằm<br />
trong hệ thống thơ trữ tình thì nó là thể thơ văn<br />
xuôi bên cạnh thể thơ luật, thể Thơ mới, hay thể<br />
thơ tự do. Song, thơ văn xuôi lại chứa trong nó hai<br />
yếu tố tự sự và trữ tình, nó là sự giao thoa của hai<br />
thể loại văn xuôi và thơ. Và ở cấp độ này ta có thể<br />
xem nó với tư cách là thể loại. Thi phẩm được in<br />
khi tác giả đã thành người thiên cổ, sự định danh<br />
nó là thơ văn xuôi trong Thơ văn Hàn Mặc Tử<br />
(Phê bình và tưởng niệm) do Phan Cự Đệ biên<br />
soạn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1993, hay trong<br />
Hàn Mặc Tử – Thơ và đời, Nhà xuất bản Văn học,<br />
2004 chắc chắn không phải được ghi từ tác giả.<br />
Vì, Trần Thanh Mại, người đã giới thiệu thơ Hàn<br />
Mặc Tử từ những tư liệu gốc do chính thi nhân<br />
<br />
Hàn Mặc Tử viết rất nhiều về trăng, riêng có Chơi<br />
giữa mùa trăng là có hình thức thơ khác lạ. Đây là<br />
69<br />
<br />