intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn chậu trồng cây

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trồng thêm cây xanh là một cách tuyệt vời để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của bạn và việc lựa chọn loại chậu cây nào cho thật thích hợp với loại cây đó mà vẫn đảm bảo sự hài hòa với quan cảnh xung quanh cũng là một trong những chi tiết quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu cây có hình dạng, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc và vật liệu phong phú để đáp ứng tối đa nhu cầu của các thượng đế....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn chậu trồng cây

  1. Chọn chậu trồng cây Trồng thêm cây xanh là một cách tuyệt vời để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của bạn và việc lựa chọn loại chậu cây nào cho thật thích hợp với loại cây đó mà vẫn đảm bảo sự hài hòa với quan cảnh xung quanh cũng là một trong những chi tiết quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu cây có hình dạng, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc và vật liệu phong phú để đáp ứng tối đa nhu cầu của các thượng đế. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho các vị thượng đế của chúng ta đôi khi khá lúng túng. Vậy làm thế nào để lựa chọn loại chậu cây phù hợp nhất? Trước khi mua chậu, hãy xem xét một số tiêu chí sau: 1. Kích thước. Kích thước của chậu sẽ được xác định bởi các loại cây trồng mà bạn sắp trồng. Nói chung, cây lớn thường cần được trồng trong các chậu lớn. Tuy nhiên, một chậu lớn không có nghĩa là nó sẽ chứa được đủ đất trồng cho rễ cây phát triển nếu như nó chỉ trông có vẻ lớn nhờ chiều cao còn miệng chậu lại quá hẹp. 2. Thoát nước. Tiếp theo, bạn phải xem xét việc thoát nước của chậu như thế nào. Có một số cây trồng sẽ cần đất phải luôn trong trạng thái ẩm ướt, điều đó cũng
  2. có nghĩa là bạn sẽ phải lựa chọn chậu có lỗ thoát nước nhỏ hơn và ít hơn ở phía đáy chậu so với các loại chậu dùng để trồng các loại cây yêu cầu đất phải khô ráo. Ngoài ra, chậu cây nên được bán kèm với đĩa bên dưới chậu. Những chiếc đĩa này sẽ đảm bảo rằng nước dư thừa thoát ra từ chậu sẽ không làm ố vàng nền nhà… 3. Màu sắc. Hãy nhớ rằng màu sắc của chậu phần lớn sẽ xác định giá trị thẩ m mỹ mà nó sẽ mang đến cho ngôi nhà của bạn. 4. Cây trồng. Các loại cây trồng mà bạn đang chăm sóc sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn khi lựa chọn chậu trồng. Chẳng hạn các loại cây có rễ cọc thì sẽ cần các chậu sâu có miệng hẹp trong khi các loại cây có rễ nông thì cần loại chậu nông có miệng rộng. 5. Giá. Việc xem xét cuối cùng mà bạn cần phải nghĩ đến là giá cả. Các loại chậu làm bằng vật liệu đắt tiền và có hình trang trí nổi sẽ đắt hơn các loại chậu bằng nhựa. Ngoài các tiêu chí trên, loại vật liệu làm ra chậu là một tiêu chí quan trọng cần phải cân nhắc tới bởi nó sẽ quyết định đến vẻ đẹp, độ bền, trọng lượng, khả năng thoát hơi nước cũng như các nhu cầu khác của cây trồng. Chậu đất nung: Chậu có các lỗ rỗng nhỏ cho phép độ ẩm và không khí lưu thông dễ dàng.
  3. Hơn nữa, chậu đất nung hoạt động như một chiếc bấc giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong quá trình tưới nước. Vì thế chậu bằng đất nung rất thích hợp với các loại cây cần đất khô và thoát nước tốt như xương rồng, phong lan. Sử dụng chậu đất nung ngoài trời cũng thuận lợi vì chậu có thành dày giúp bảo vệ rễ của cây trước tác động của sự thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, chậu đất nung theo thời gian sẽ được bao phủ thêm một lớp rêu phong ở bên ngoài thành chậu, tạo nên nét hấp dẫn riêng mà các loại chậu khác không có được. Tuy nhiên, chậu đất nung có một điể m yếu là rất dễ vỡ.
  4. Chậu men: Đây là loại chậu trồng cây phổ biến nhất bởi giá cả hợp lý, kiểu dáng phong phú, màu sắc đẹp, kích thước đa dạng. Chậu men thích hợp để trang trí nội thất lẫn ngoại thất. Tuy nhiên, khi lựa chọn chậu, nên lưu ý đến màu sắc của lá, hoa và màu men chậu để chúng không tiệp màu nhau bởi như vậy sẽ không làm cho chậu cây nổi bật mà ngược lại còn làm cho chậu cây trông rất buồn chán. Chậu nhựa: Các loại chậu nhựa có trọng lượng nhẹ, bền, nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng nên có thể đáp ứng tối đa nhu cầu trang trí ngoại thất và nội thất.
  5. Chậu nhựa có thành chậu mỏng hơn so với chậu đất nung nên nó sẽ không có khả năng cách nhiệt tốt. Ngoài ra, các loại chậu nhựa màu đen có khả năng hấp thụ nhiệt cao sẽ có thể làm nóng đất trong chậu - làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây. Điểm yếu của chậu nhựa là sẽ bị nứt và phai màu theo thời gian. Chậu kim loại: Dễ bị gỉ từ các yếu tố bên ngoài và có thể rất nóng. Tuy nhiên các loại chậu này khá thích hợp để trồng cây trong các không gian hiện đại, tối giản. Để bảo vệ chậu khỏi bị rỉ sét, tốt nhất nên trồng cây trong một chiếc chậu nhựa được đặt bên trong chậu kim loại.
  6. Chậu gỗ: Thường được sử dụng để trồng cây ở ngoài bậu cửa sổ hoặc ban công bởi khó có loại chậu nào có độ dài như yêu cầu của các khu vực đó. Vì chậu gỗ cũng dễ bị hoai mục theo thời gian nên trước khi trồng cây, bạn có thể dùng các chậu bằng nhựa để lót bên trong.
  7. Chậu bê tông hoặc chậu đá: Rất thích hợp để đặt ngoài trời và đặc biệt phù hợp để trồng các loại cây lớn. Những chiếc chậu này khá nặng nên rất khó di chuyển nếu cần tuy nhiên, điều này sẽ lại hạn chế tình trạng chậu cây bị trộm đánh cắp.
  8. Tuy có nhiều loại chậu trồng cây là thế nhưng nếu bạn yêu thích sự sáng tạo và thích tái chế thì các vật dụng hàng ngày chẳng hạn như một chiếc giày cũ, ấm trà, giỏ mây, hộp thiếc đựng bánh, lốp xe cũ hay chiếc xe cút kít... cũng có thể trở thành các loại chậu trồng cây độc đáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0