CHỦ ĐỀ 4: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH.<br />
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi có sự gián đoạn trong hệ thống tài chính và sự gián đoạn này làm<br />
cho vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức gia tăng trên các thị trường tài chính, dẫn tới việc chúng<br />
không còn khả năng tạo kênh dẫn vốn có hiệu quả từ người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư vào<br />
sản xuất. Sự bất lực của thị trường tài chính trong việc hoạt động có hiệu quả làm cho hoạt động của nền<br />
kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng.<br />
1. Khủng hoảng tài chính ở nền kinh tế tiên tiến:<br />
Có thể trải qua 2, hoặc 3 giai đoạn sau:<br />
- Giai đoạn 1: Sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng<br />
- Giai đoạn 2: Khủng hoảng hệ thống ngân hàng<br />
- Giai đoạn 3: Giảm phát nợ<br />
Giai đoạn 1: Sự khởi đầu cuộc khủng hoảng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2: Sự khủng hoảng hệ thống ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 3: Giảm phát nợ - Chỉ xảy ra khi hoạt động kinh tế giảm sút tác động làm mức giá<br />
giảm bất ngờ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
1.1. Cuộc đại khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 – 1933:<br />
Giai đoạn 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930<br />
và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng<br />
10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra<br />
toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt,<br />
từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều<br />
nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh<br />
vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau<br />
tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.<br />
Nguyên nhân:<br />
- Theo trường phái Áo, nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ<br />
dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay<br />
trước khi khủng hoảng, đẩy thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá<br />
nhiều, rủi ro quá mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ dây<br />
chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.<br />
- Theo trường phái Keynes, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do không hoạt động được. Dù lãi<br />
suất giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ vọng về tương lai quá bi quan.<br />
- Theo trường phái của kinh tế tiền tệ (monetarist), khủng hoảng là do sự xiết chặt quá mức của cung<br />
tiền năm 1930, và rằng Cục dự trữ Liên Bang đã sử dụng sai chính sách tiền tệ, đáng lẽ phải tăng cung<br />
tiền, thay vì đã giảm cung tiền.<br />
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Deft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra số lượng lớn<br />
với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm<br />
chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá). Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to,<br />
đẩy cả thị trường nợ và tài sản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ.<br />
Khi vỡ nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất và dẫn tới<br />
bẫy đói nghèo.<br />
- Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàu nghèo được Waddill<br />
Catchings và William Trufant Foster cho là nguyên nhân của Đại Khủng Hoảng. Sản xuất ra quá<br />
nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số là người nghèo). Lương tăng chậm hơn so với<br />
mức tăng năng suất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng khoán, mà<br />
không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường chứng khoán tăng nhanh, các doanh nghiệp mở<br />
rộng sản xuất, FED lại để mức lãi suất cho vay rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh<br />
tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với<br />
mức cầu. Như vậy, nguyên nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp<br />
nặng thay vì vào lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạm phát<br />
quá cao.<br />
- Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít, đầu tư quá nhiều<br />
vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối nông nghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá<br />
3<br />
cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trong khi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột<br />
tăng cao thì họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao. Một số nhà kinh tế cho rằng<br />
nguyên nhân có thể là từ Bẫy Thanh khoản (khi các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất và tăng cung<br />
tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế).<br />
- Chế độ bản vị Vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến Thứ nhất áp dụng bản vị vàng (đồng<br />
tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định). Sốc bắt đầu từ vụ Sụp đổ của thị trường chứng khoán<br />
Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị vàng mà khủng hoảng từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới. Chính vì các chính<br />
phủ tiếp tục giữ chế độ bản vị vàng, họ không thể đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng để chữa<br />
khủng hoảng. Những nước nào thoát khỏi bản vị vàng sớm chính là những nước khôi phục kinh tế<br />
sớm.<br />
1.2. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009<br />
Giai đoạn 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính<br />
(tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn<br />
từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng<br />
hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010.<br />
a. Nguyên nhân:<br />
- Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi<br />
trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.<br />
<br />
4<br />
Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài<br />
sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn<br />
về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa<br />
(thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp<br />
như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán<br />
hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục<br />
đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại<br />
những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch. Trong khi đó, mô hình giám<br />
sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này<br />
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy<br />
ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực<br />
hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng;<br />
một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền<br />
gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.<br />
- Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất<br />
lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho<br />
khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS<br />
và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và<br />
CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các<br />
SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả<br />
những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.<br />
Bong bóng thị trường nhà ở: Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện<br />
rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền<br />
kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời<br />
gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5%<br />
xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của<br />
khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường<br />
tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người<br />
nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành<br />
bong bóng nhà ở. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua<br />
chỉ để không. Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV năm<br />
2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vịcủa giá nhà giảm 3,3%. Thời điểm đó, tổng giá trị lũy tích<br />
các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ dollar.<br />
- Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng<br />
cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các<br />
loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết tắt của collateralized debt obligations) và chứng<br />
khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức<br />
tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này<br />
xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng<br />
nhà ở thứ cấp nổ ra.<br />
b. Diễn biến của khủng hoảng:<br />
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm<br />
thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide<br />
Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra<br />
hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín<br />
dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.<br />
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì<br />
người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra.<br />
5<br />
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh<br />
khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công<br />
trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà<br />
ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng<br />
(Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205<br />
tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.<br />
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối<br />
năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng<br />
hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng<br />
giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như<br />
mong đợi.<br />
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. Công<br />
ty này chấp nhận để JP Morgan Chasemua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều<br />
với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ<br />
liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã<br />
khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự<br />
sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.<br />
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất<br />
của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác. Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ<br />
thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ<br />
USD cứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các<br />
chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản.<br />
c. Tác động khủng hoảng:<br />
- Đối với Hoa Kỳ:<br />
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12<br />
năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế<br />
giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa<br />
Kỳ bị mất việc làm.<br />
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã<br />
đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu<br />
vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu<br />
vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại<br />
làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị<br />
phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford<br />
Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ,<br />
nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà<br />
máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh<br />
tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.<br />
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ<br />
biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản<br />
của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.<br />
- Đối với thế giới<br />
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất<br />
khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền<br />
kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế<br />
khác đều tăng trưởng chậm lại.<br />
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính<br />
lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số<br />
6<br />
nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái,<br />
và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy<br />
thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.<br />
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng<br />
tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực<br />
của một cuộc khủng hoảng nợ.<br />
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu<br />
dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng<br />
thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương<br />
thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộckhủng hoảng giá lương<br />
thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm<br />
trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên<br />
Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn<br />
cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp<br />
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm<br />
2008.<br />
d. Phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ<br />
- Cục Dự trữ Liên bang<br />
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất<br />
và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục<br />
Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản<br />
cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6<br />
đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp<br />
tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.<br />
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ<br />
chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế<br />
hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.<br />
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term<br />
Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các<br />
tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay<br />
theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền<br />
tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.<br />
- Chính phủ<br />
Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of<br />
2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu<br />
dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.<br />
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông<br />
qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì<br />
cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế<br />
hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo<br />
người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người<br />
nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng<br />
viện thông qua. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization<br />
Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar<br />
2. Khủng hoảng tài chính ở nền kinh tế mới nổi<br />
Trải qua 3 giai đoạn:<br />
- Giai đoạn 1: Sự khởi đầu cuộc khủng hoảng<br />
- Giai đoạn 2: Khủng hoảng tiền tệ<br />
7<br />
- Giai đoạn 3: Khủng hoảng tài chính chính thức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.1. Khủng hoảng ở Hàn Quốc (1997 – 1998):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 1<br />
8<br />
Giai đoạn 2:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. Nguyên nhân:<br />
- Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém<br />
Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc<br />
đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này<br />
làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường<br />
hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo<br />
lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù<br />
đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn<br />
hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.<br />
- Các dòng vốn nước ngoài kéo vào<br />
Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập<br />
niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung<br />
tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn<br />
đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản<br />
vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã<br />
ồ ạt chảy vào các nước châu Á. (Hiện tượng thong tin bá t can xứng xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và<br />
rủi ro đạo đức.)<br />
- Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt<br />
Nguyên nhân trực tiếp cua khung hoang tà i chí́nh Hà n Quó c năm 1997 là những cuộc tấn công<br />
đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.<br />
<br />
9<br />
Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ<br />
nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các<br />
nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước<br />
ngoài đồng loạt rút vốn ra.<br />
- Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém.<br />
Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi<br />
đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà<br />
nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.<br />
b. Diễn biến cuộc khủng hoảng:<br />
Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Vào thời điểm<br />
khủng hoảng bùng phát, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân<br />
hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy<br />
ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của<br />
Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ<br />
hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp<br />
phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường<br />
chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải<br />
áp dụng các chính sách khắc khổ.<br />
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.<br />
Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5 tỉ USD của<br />
Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại<br />
cho General Motors.<br />
c. Hậu quả<br />
Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị<br />
trường chứng khoán, giảm giá tài sản. Dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo<br />
trong các năm 1997-1998.<br />
Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar<br />
Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này.<br />
Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài<br />
chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng<br />
chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm.<br />
d. Ý nghĩa<br />
Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống<br />
tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng<br />
Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.<br />
Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và<br />
vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó,<br />
nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này.<br />
Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng<br />
hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và<br />
Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á,...<br />
Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về<br />
khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài<br />
chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn<br />
như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc<br />
khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ<br />
<br />
10<br />
e. Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng<br />
Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh<br />
hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực<br />
doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ<br />
mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế.<br />
- Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô<br />
Hàn Quốc, đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ<br />
thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát. Đồng thời, các<br />
nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị<br />
ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378<br />
tỷ USD.<br />
- Cải cách khu vực tài chính<br />
Thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ<br />
xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám<br />
sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4)<br />
Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín<br />
dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc<br />
đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại<br />
các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v...<br />
- Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp<br />
Hà n Quó c đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng cố<br />
các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao<br />
quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông<br />
lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và<br />
sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.<br />
- Cải cách các thị trường<br />
Hà n Quó c đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng<br />
thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng<br />
hơn, giúp xí nghiệp trở nên linh hoạt hơn.<br />
2.2. Khủng hoảng tài chính Argentine (2001 - 2002)<br />
Giai đoạn 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Giai đoạn 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khủng hoảng Argentina khởi đầu từ vấn đề quản lý nợ công yếu kém<br />
Nợ công luôn là vấn đề có tính chất thường trực đối với các nhà nước, do nhu cầu chi tiêu lớn vượt<br />
quá nguồn thu từ nền kinh tế hàng năm. Nợ công sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như các nhà nước kiểm<br />
soát tốt các khoản chi tiêu của mình. Nhưng có thể nó sẽ là vấn đề lớn, thậm chí là nghiêm trọng nếu như<br />
các chính phủ vung tay chi tiêu vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, bất chấp các cảnh báo.<br />
Về nguyên lý, khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, các chính phủ có các giải pháp để tài trợ:<br />
- Tăng thu từ nền kinh tế (thông qua tăng thuế và phí). Đây là cách làm đơn giản, dễ thực thi nhất. Nhưng<br />
cách này ngày nay bị giới hạn do nó làm suy yếu và thu hẹp khu vực kinh tế tư nhân, suy giảm năng lực<br />
cạnh tranh trong hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế. Hơn nữa, nếu như tăng thu thuế và phí từ<br />
các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ vi phạm các qui định của WTO cũng như các qui định trong khuôn khổ<br />
các hiệp định song phương hoặc đa phương khác.<br />
- Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và/hoặc công trái quốc gia. Cách thức này<br />
không làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế và không phát sinh lạm phát trong nền kinh tế. Tuy<br />
nhiên, do chính phủ tăng cường vay tiền trong dân chúng làm thay đổi cung và cầu về vốn trong nền kinh<br />
tế, do vậy, sẽ làm thay đổi lãi suất thị trường. Lãi suất có xu hướng tăng lên sẽ gây khó khăn cho các trung<br />
gian tài chính trong huy động nguồn.<br />
- Vay nước ngoài. Việc vay nước ngoài thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn, như vay qua các<br />
kênh tài trợ chính thức (ODA), vay thương mại (chủ yếu vay các Eurobank), vay thông qua phát hành trái<br />
phiếu chính phủ. Việc vay nợ nước ngoài như vậy về nguyên tắc cũng không làm thay đổi cung tiền nên<br />
không phát sinh lạm phát. Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng trong vấn đề vay nợ nước ngoài bởi mấy lý<br />
do sau: Thứ nhất, việc vay nợ luôn gắn với nghĩa vụ trả nợ và nếu không có chiến lược quản lý nợ quốc<br />
gia phù hợp và khả thi thì áp lực này sẽ ngày càng gia tăng, thậm chí, khó kiểm soát một khi thị trường tài<br />
chính có những diễn biến phức tạp gắn với nghĩa vụ của các đồng tiền đi vay (một số nước chịu rủi ro rất<br />
lớn từ sự biến động của lãi suất hay tỷ giá đồng tiền nước cho vay. Chẳng hạn, Malaysia năm 1999 đã<br />
phải chi thêm trên 1,9 tỷ USD để mua vào lượng JPY để trả gốc và lãi các khoản nợ vay cũ từ nước<br />
Nhật). Thứ hai, việc đi vay bằng đồng ngoại tệ sẽ phải được hấp thụ và điều này cũng đồng nghĩa với việc<br />
12<br />
phải cung ra một lượng nội tệ tương đương để mua chúng (nếu như không muốn tình trạng đô la hóa trong<br />
nền kinh tế diễn biến phức tạp làm suy yếu chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTƯ). Với<br />
việc làm này thì để không tác động xấu đến lạm phát trong nền kinh tế bắt buộc các NHTƯ phải tăng<br />
cường hoạt động trên thị trường mở nhằm hút hết lượng nội tệ đã chi ra để hấp thụ ngoại tệ đi vay. Hoạt<br />
động này chỉ thực sự hiệu quả khi nghiệp vụ thị trường mở là hoàn hảo. Còn nếu không đạt được điều<br />
kiện này thì rất có thể việc tăng cường hoạt động hút tiền nội tệ của NHTƯ sẽ gây sốc cho thị trường và<br />
căng thẳng thanh khoản cục bộ. Thứ ba, cũng tương tự như việc chính phủ vay nợ dân chúng trong nước<br />
thông qua phát hành trái phiếu chính phủ hoặc cổng trái quốc gia, việc vay nợ nước ngoài cũng sẽ gây<br />
hiệu ứng làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ và điều này có thể sẽ gây ra các tác động không mong đợi<br />
đối với hệ thống các trung gian tài chính trong nền kinh tế.<br />
- Yêu cầu NHTƯ phát hành tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ. Đây là cách lựa chọn cuối cùng<br />
một khi các cách làm trên đây không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy vậy, việc chính phủ vay tiền từ các<br />
NHTƯ cũng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về phát hành tiền của NHTƯ. Bởi nếu không như vậy thì<br />
rất có thể cái giá phải trả trong lương lai sẽ là rất lớn. Nguyên tắc phát hành tiền của NHTƯ là phải có bảo<br />
đảm bằng các chứng khoán hoặc vàng để bảo đảm rằng lượng tiền phát hành phù hợp với nhu cầu tiền<br />
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cho dù việc phát hành tiền ra của NHTƯ tuân thủ nguyên tắc phát hành thì<br />
nó đã làm tăng lượng cung tiền và vì thế làm tăng lạm phát.<br />
a. Nguyên nhân khủng hoảng<br />
Chính quyền của Tổng thống Carlos Menem đã thi hành một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm tái<br />
cấu trúc nền kinh tế, như: tư do hóa thương mại, xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh thị trường, hầu<br />
như không có bất cứ sự can thiệp nào từ phía Chính phủ, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và bán<br />
chúng cho các ông chủ nước ngoài...<br />
- Những cải cách như vậy một mặt nó giúp hấp dẫn dòng chảy ngoại tệ vào Argentina ngày một gia<br />
tăng. Đây được xem là một nguồn quan trọng giúp Chính phủ thanh toán các khoản nợ cũ. Nhưng mặt<br />
khác, dòng ngoại tệ chảy vào trong nước mạnh cũng chính là nguồn gốc của sự tiêu xài quá mức của<br />
chính phủ nước này (bằng việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực viễn thông, năng lượng, nước<br />
sinh hoạt..). Đây cũng chính là căn nguyên của tình trạng sau này không trả được các khoản nợ của Chính<br />
phủ.<br />
- Năm 1991, Argentina thông qua Luật Chuyển đổi (có hiệu lực từ 1 /4/1991) trong đó có các qui định:<br />
Thiết lập hệ thống "chuẩn tiền tệ" (currency board); Ban hành đồng tiền mới là Reso thay thế đồng<br />
Austral với tỷ lệ qui đổi 1 Peso = 10.000 Austral; Ấn định tỷ lệ trao đổi giữa ARA (ký hiệu ISO của<br />
Peso) và USD là 1 ARA = 1 USD; Kiểm soát chặt việc in tiền, bảo đảm rằng lượng Peso lưu hành phải<br />
phù hợp với lượng USD lưu hành.<br />
+ Để duy trì được tỷ giá 1 ARA = 1 USD, NHTƯ Argentina phải có lượng dữ trữ ngoại tệ Iớn để<br />
sẵn sàng can thiệp thị trường bất cứ lúc nào và với bất cứ dung lượng nào. Tuy vậy, Argentina lại không<br />
đáp ứng được đòi hỏi tiên quyết này.<br />
+ Việc duy trì tỷ giá 1 ARA = 1 USD mặc dù giúp kiểm soát lạm phát (thông qua khống chế lượng<br />
Peso được phát hành phù hợp với lượng USD giao dịch trên thị trường), nhưng điều này lại khiến cho<br />
ngân sách Chính phủ bị thâm hụt càng nghiêm trọng. Nguyên do là với các qui định trong Luật Chuyển<br />
nhượng thì Chính phủ không được in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.<br />
+ Chính sách "chuẩn tiền tệ" cũng làm cho đồng Peso lên giá, hệ quả là hàng nhập khẩu từ nước<br />
ngoài rẻ hơn đáng kể so với hàng sản xuất trong nước. Sự suy yếu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế<br />
trong nước so với quốc tế, hàng loạt doanh nghiệp trong nước bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh.<br />
+ Việc cho phép dân chúng tự do lựa chọn nắm giữ USD hay ARA đã vô tình khiến tình trạng<br />
"chảy máu ngoại tệ" trong nền kinh tế, do dân chúng tăng cường chuyển từ đồng Peso sang nắm giữ USD<br />
để đi du lịch nước ngoài hay mua sắm các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Điều này đã làm cho dự trữ ngoại tệ<br />
bị sụt giảm nghiêm trọng. Điều này khiến đồng Peso ngày càng bị mất giá so với USD. Xử lý bất cập<br />
<br />
13<br />
nghiêm trọng này buộc Chính phủ phải tăng cường vay nợ nước ngoài để bù đắp đúng lượng ngoại tệ đã<br />
bị chảy ra nước ngoài.<br />
+ Cũng do chính sách "chuẩn tiền tệ" khiến NHTƯ không làm tròn vai của mình khi là "cứu cánh<br />
cuối cùng". Khi hệ thống ngân hàng bị lâm vào khủng hoảng và cần sự giải cứu từ NHTƯ thông qua các<br />
khoản cho vay tái chiết khấu thì lại khống được đáp ứng.<br />
+ Đồng Peso được neo chặt với USD nên về nguyên lý thì lãi suất của ARA phải tương đương với<br />
lãi suất USD. Nếu điều kiện này không được duy trì thì lập tức hoạt động Arbitrage sẽ xảy ra. Điều này<br />
hàm ý rằng, NHTƯ Argentina đã bị mất đi sự chủ động trong sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết kinh<br />
tế vĩ mô (chẳng hạn có thể tăng lãi suất để chống lạm phát hay giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh<br />
tế).<br />
- Thêm vào đó, tình trạng tham nhũng tại nước này diễn biến hết sức phức tạp, hầu như rất khó kiểm soát<br />
và ngăn chặn, nên ngân sách Argentina vốn đã bị thâm thủng lại càng bị làm trầm trọng hơn.<br />
- Năm 1997, xuất hiện cú sốc tài chính tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do cú sốc này có tốc độ lây<br />
lan quá nhanh nên chỉ sau đó 3 tháng, gần như nó đã lan sang khắp các châu lục Á, Âu, và vào tháng<br />
giêng năm 1999, cuộc khủng hoảng này lan sang châu Mỹ với việc NHTƯ Brazil chính thức tuyên bố phá<br />
giá đồng nội tệ của mình 29%. Là một nước lâng giềng cận kề, thì động thái này của Brazil đã gây tổn hại<br />
tới thị trường tài chính Argentina.<br />
- Hơn nữa, cũng trong thời điểm này thì đồng USD lên giá trên các thị trường hối đoái toàn cầu. Với việc<br />
duy cơ chế tỷ giá theo "chuẩn tiền tệ" khiến đồng ARA cũng bị lên giá theo. Hậu quả là xuất khẩu của<br />
Argentina bị tổn thương nghiêm trọng. Sự suy giảm trong xuất khẩu cũng như những khó khăn chung của<br />
nền kinh tế bên trong và bên ngoài đã khiến cho năm 1999 tăng trưởng nước này đạt âm 4% và liên tiếp 3<br />
năm sau đó (từ năm 2000 đến 2002) tăng trưởng của Argentina vẫn bị âm. Cuộc khủng hoảng Argentina<br />
bắt đầu từ đây.<br />
b. Diễn biến:<br />
- Bắt đầu từ năm 1999, đất nước này bộc lộ những dấu hiệu bất ổn về kinh tế với mức tiêu dùng giảm<br />
2,1% và đầu tư giảm 12,8%. Cho đến năm 2001, những bất ổn đạt đến đỉnh cao, với mức tiêu dùng vào<br />
cuối quí 3 giảm sâu tới 5,8% và đầu tư giảm 17,5%, kéo theo tăng trưởng GDP âm và thất nghiệp tăng cao<br />
kỷ lục (18,3%). Tiền gửi ngân hàng liên tục sụt giảm (từ 18,63 tỷ USD ngày 2/7/2001 xuống còn 67,98 tỷ<br />
USD ngày 12/12/2001). Dự trữ ngoại hối (kể cả vàng) giảm từ 25,15 tỷ USD tháng 12/2000 xuống còn<br />
20,56 tỷ USD vào tháng 9/2001. Phát súng đầu tiên báo hiệu cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử<br />
nước này là vào ngày 5/12/2001 khi IMF từ chối giải ngân khoản vay trị giá 1,24 tỷ USD. Số tiền này nằm<br />
trong khuôn khổ khoản vay trọn gói 39,7 tỷ USD (đã được thỏa thuận vào cuối tháng 12/2000), đẩy<br />
Argentina đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản nợ nước ngoài trị giá đến 146 tỷ USD (trong đó,<br />
riêng các khoản nợ Chính phủ đạt tới 132 tỷ USD, chiếm 46% GDP cùng năm của nước này).<br />
- Ngày 24/12/2001, Chính phủ Argentina chính thức tuyên bố đình chỉ các khoản nợ nước ngoài lớn nhất<br />
trong lịch sử. Nếu tính trung bình nợ nước ngoài bình quân/người của Argentina thì mỗi người phải gánh<br />
trên lưng mình tới trên 3.000 USD (kể cả những đứa trẻ mới chào đời).<br />
- Sau hơn một thập kỷ gắn chặt đồng Peso với USD theo tỷ giá qui đổi cố định 1:1, ngày 6/1/2002, Chính<br />
phủ Argentina đã phải phá giá đồng Peso 29% (1,4 Peso đổi 1 USD).<br />
- Năm 2002 tiếp tục là năm bất ổn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở đất nước này với sự tụt dốc của thị<br />
trường chứng khoán.<br />
- Ngày 19/4/2002, NHTƯ Argentina quyết định tạm ngừng vô thời hạn tất cả các giao dịch ngoại hối cho<br />
tới khi Chính phủ có được một chương trình kinh tế ngăn chặn dòng vốn tháo chạy ồ ạt khỏi các ngân<br />
hàng thương mại (NHTM) (trung bình khoảng 100 triệu USD/ ngày). Song, quyết định này cũng không<br />
tồn tại được lâu, bởi ngày 26/4/2002, tức là chỉ 1 tuần sau khi ngưng hoạt động, các NHTM nước này mở<br />
cửa trở lại, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.<br />
- Những bất ổn về chính trị cộng với những sai lầm của Chính phủ trong ứng phó với khủng hoảng (thực<br />
hiện chế độ đa tỷ giá, áp dụng các biện pháp kiểm soát hành chính đối với giá cả, các biện pháp bảo hộ<br />
14<br />
khác.) đã khiến cho tình hình ngày càng trở nên xấu đi trong năm 2002: thị trường chứng khoán suy sụp,<br />
đồng Peso bị mất giá mạnh, lạm phát bùng phát, thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế giảm sút nghiêm<br />
trọng.<br />
c. Bài học rút ra cho các nước khác:<br />
- Bài học về kiểm soát thâm hụt ngân sách<br />
Thâm hụt ngân sách là vấn đề có tính thường trực của hầu hết các Chính phủ, song, nếu không<br />
kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách thì nguy cơ gia tăng nợ công là khó tránh khỏi. Nguyên tắc trong kiểm<br />
soát nợ công là "mỗi đồng nợ công ngày hôm nay phải được bù đắp bằng thặng dư ngân sách ngày<br />
mai". Nếu không đáp ứng được đòi hỏi có tính nguyên tắc này, mà lại để tái diễn tình trạng thâm hụt ngân<br />
sách cao và kéo dài thì sẽ gây nên những áp lực to lớn về nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.<br />
Đồng thời, nó cũng làm dấy lên các quan ngại về tính bất an của môi trường kinh tế vĩ mô và kích<br />
thích các hoạt động đầu cơ thao túng thị trường. Những điều này khiến nguy cơ khủng hoảng nợ công<br />
luôn tiềm ẩn nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường còn yếu kém. Đối với Việt Nam, vấn đế<br />
kiểm soát thâm hụt ngân sách cần được đặt ra nghiêm túc, bởi thâm hụt ngân sách của Việt Nam vẫn là<br />
vấn đề tồn tại cố hữu, thậm chí đã và đang tiếp tục gây những quan ngại nhất định đối với cộng đồng tài<br />
chính quốc tế (Ngày 15/12/2010, Moody's đã quyết định hạ một bậc tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ<br />
Việt Nam từ Ba3 xuống B1. Đầu tháng 8/2011, hãng đánh giá tín dụng công bố duy trì mức tín nhiệm nợ<br />
công của Việt Nam là B+ (đây là mức ngang với Mông Cổ và Venezuela nhưng thua Philipines và<br />
Indonesia). Vì hãng này cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cắt giảm chi tiêu công -<br />
điểm căn bản để xác định nợ công của Việt Nam.<br />
Hãng này cũng cho rằng nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng 50% GDP đang cao hơn mức<br />
trung bình đối với hạng B. Ngày 19/8 hãng Standar & Poor's đã hạ một mức tín nhiệm của Việt Nam từ<br />
BA xuống BB - mức thấp nhất so với các nước Đông Nam Á chỉ ngang bằng với Bangladesh và Mông<br />
cổ), Những chỉ báo về nợ công của Việt nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh những năm gần đây đang đặt<br />
ra những vấn đề rất cấp bách phải tăng cường quản lý nợ công nếu không muốn những hệ quả xấu xảy ra<br />
như của Argentina.<br />
- Bài học về hiệu quả sử dụng vốn vay<br />
Sử dụng vốn vay để đầu tư là con dao hai lưỡi, thể hiện: Nếu như nguồn vốn vay được sử dụng<br />
hiệu quả thì sẽ đem lại những tác động tích cực, bởi đầu tư công thường hướng vào các khu vực kinh tế<br />
then chốt, tạo hiệu ứng lan tỏa, nên sự hiệu quả của các lĩnh vực được đầu tư từ vốn ngân sách, cho dù là<br />
đi vay để đầu tư, thì cũng có tác động kích thích các khu vực kính tế khác trong nền kinh tế quốc dân nâng<br />
cao hiệu quả.<br />
Nhưng ngược lại, nếu như đầu tư từ vốn ngân sách dàn trải, kém hiệu quả, ít hướng vào chi cho đầu<br />
tư phát triển mà chủ yếu hướng vào duy trì và nâng cao đời sống phúc lợi phồn vinh giả tạo, thậm chí lãng<br />
phí, thất thoát xuất phát từ tình trạng tham nhũng, sẽ có những tác động rất tiêu cực kìm hãm sự phát triển<br />
của các khu vực kinh tế khác và dẫn tới hiệu quả kinh tế xã hội sẽ bị suy giảm. Không những thế, các<br />
nghĩa vụ trả nợ sẽ thiếu cơ sở thực thi. Sự việc PMU 18, của Vinashin, Vinalines... gần đây đưa ra các báo<br />
động đỏ về sử dụng vốn vay mà không có sự kiểm soát chặt chẽ khiến vốn bị thất thoát lớn, đồng thời,<br />
cũng góp một phần không nhỏ khiến Việt Nam bị liệt vào nhóm các nền kinh tế "có rủi ro tín dụng cao".<br />
- Bài học về quản lý nợ công<br />
Tất cả các nước lâm vào khủng hoảng nợ công đều có nguyên nhân từ sự quản lý nợ công lỏng lẻo,<br />
thiếu một chiến lược quản lý nợ quốc gia hiệu quả. Thêm vào đó, sự thiếu minh bạch về thông tin kinh tế<br />
xã hội nói chung, trong đó đặc biệt là thông tin về thực trạng nợ công quốc gia sẽ khiến những nguy cơ<br />
tiềm ẩn về khả năng xảy ra khủng hoảng không được phát hiện và cảnh báo kịp thời.<br />
Một thực tế là, một số quốc gia việc thống kê tình hình nợ quốc gia thiếu trung thực, thậm chí che<br />
giấu những thông tin bất lợi để tiếp tục nhận được các khoản trợ giúp của nước ngoài và các tổ chức quốc<br />
tế; hoặc lợi dụng uy tín của quốc gia được nâng cao để tăng cường vay nợ tài trợ cho các khoản chi tiêu để<br />
duy trì đời sống phúc lợi giả tạo. Nếu như các quốc gia không có cơ chế để ngăn chặn những bất cập này<br />
15<br />
thì khủng hoảng nợ trước sau cũng sẽ bùng phát, bởi không có bất cứ cơ sở tài chính nào để các quốc gia<br />
này có thể thực thi được các nghĩa vụ nợ của mình và làm khủng hoảng niềm tin từ các nhà đầu tư nước<br />
ngoài.<br />
- Bài học về kiểm soát năng lực trả nợ của nền kinh tế<br />
Về nguyên lý thì để các quốc gia có thể thanh toán được các khoản nợ gốc thì các món vay công<br />
phải được chính phủ kiểm soát chặt, bảo đảm không có bất cứ sự thất thoát nào. Nghĩa là, nếu như các<br />
khoản vốn vay đem đầu tư mà có sự thất thoát thì sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng thực hiện nghĩa vụ<br />
thanh toán nợ gốc trong tương lai.<br />
Cũng tương tự như vậy, để thanh toán các món lãi phát sinh theo các nghĩa vụ gắn với các khoản<br />
tiền mà chính phủ đã đi vay thì các khoản đầu tư này phải có lãi, bảo đảm rằng khoản lãi thu được từ hoạt<br />
động đầu tư này ít nhất giúp các Chính phủ vay nợ có thể thực hiện được nghĩa vụ trả lãi theo các hợp<br />
đồng vay nợ. Điều này cũng có nghĩa rằng, các khoản tiền vay của Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng và<br />
chắc chắn được quản lý tốt và luôn đạt hiệu quả cao.<br />
Nếu như chưa chắc chắn đáp ứng được các yêu cầu này thì tốt nhất các Chính phủ phải rất thận<br />
trọng, nếu như không muốn vướng vào chiếc bẫy nợ công trong tương lai khiến các quốc gia ít có lối thoát<br />
hữu hiệu mà không bị trả giá đắt. Đối với Việt Nam, nhằm tăng cường quản lý nợ công, ngày 27/7/2012,<br />
Thủ tướng Chính phủ đã công bố Quyết định số 958/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ<br />
nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó qui định: (i) Huy<br />
động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chi tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước<br />
ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; (ii) Chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công,<br />
đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng<br />
huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ; (iii)<br />
Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước<br />
ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn. Các qui định là cần thiết, song, việc kiểm soát tuân thủ vẫn là vấn đề<br />
lớn đặt ra hiện nay, bởi nợ công là con dao hai lưỡi, nó có thể khiến các quốc gia đối mặt với những bất ổn<br />
lớn nếu như không kiểm soát nợ công hiệu quả.<br />
* Câu hỏi thảo luận:<br />
1. Nguyên nhân chính của khủng hoảng tài chính ở Mỹ là gì?<br />
- Nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn là do thông tin bất cân xứng (lý thuyết thông tin bất cân xứng).<br />
- Do sai lầm trong điều hành của chính phủ (lý thuyết về các kênh truyền dẫn của lý thuyết tài chính<br />
tiền tệ).<br />
- Do sự lạc quan thái quá của giới đầu tư (liên quan đến lý thuất tài chính hành vi).<br />
Diễn biến:<br />
- Năm 2001, Để khuyến khích nền kinh tế phát triển, FED hạ lãi suất. Chính phủ Mỹ vừa kỳ vọng sẽ<br />
khuyến khích nền kinh tế phát triển, vừa kỳ vọng kích thích người dân sở hữu nhà (để tạo an sinh xã<br />
hội). Người dân Mỹ đồng loạt đầu tư vào BĐS, làm giá BĐS tăng cao. Tạo nên bong bóng giá nhà<br />
đất. FED sợ nguy cơ khủng hoảng nên tăng lãi suất. Điều này làm cho các bong bóng BĐS vỡ. Từ đó<br />
kéo theo rất nhiều hệ quả phía sau và dẫn đến khủng hoảng tài chính. FED đã không lường hết được<br />
tác động của kênh truyền dẫn lãi suất ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.<br />
- Chứng khoán hóa là quá trình chuyển những khoản nợ có tính thanh khoản thấp thành những chứng<br />
khoán có tính thanh khoản cao.<br />
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Hoa kỳ?<br />
- Có khoảng 84 ngàn người thất nghiệp.Các tập đoàn lớn về tài chính và ngân hàng liên tục gặp khó<br />
khăn và sụp đổ.Tình trạng đói tín dụng kéo dài. Giá chứng khoán giảm mạnh. GDP giảm, cán cân<br />
thương mại mất cân bằng. Đồng USD giảm giá.<br />
- Nguyên nhân khủng hoảng 1 phần là do quá trình cho vay dưới chuẩn của các định chế tài chính tại<br />
Mỹ. Cho vay dưới chuẩn có nghĩa là, luật quy định phải đủ 30 điểm mới được vay, nhưng các định<br />
chế tài chính vẫn cho khách hàng vay miễn là khách hàng chịu lãi suất cao hơn.<br />
16<br />
2. Toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến khủng hoảng tài chính tại thị trường mới nổi?<br />
Toàn cầu hóa làm cho khủng hoảng dễ xảy ra, và nếu có xảy ra thì sẽ trầm trọng hơn. Mức độ lan rộng<br />
khủng hoảng tương thích với sự tự do hóa và hội nhập.<br />
3. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế có giống nhau hay không?<br />
Khủng hoảng tài chính chỉ ảnh hưởng đến các tổ chức và lĩnh vực tài chính.Khủng hoảng kinh tế ảnh<br />
hưởng đến hầu hết các lĩnh vực. Rất khó có sự tách biệt ra